Cho đến thời điểm hiện tại, bị cáo Nguyễn Mạnh Tường đã chấp hành án tù được 5 năm tại trại giam Ninh Khánh (tỉnh Ninh Bình). Ngồi trong song sắt, Tường cho biết 6 năm qua luôn cảm thấy nuối tiếc và hối hận. Ngần ấy thời gian Tường luôn mong muốn gia đình bị hại tha thứ cho lỗi lầm của mình. Nhưng cho đến giờ Tường vẫn không hiểu nổi tại sao khi đó lại hành động như vậy?
Quá khứ kinh hoàng vẫn luôn hiện hữu
Sau thời gian nghị án, HĐXX tại TAND Tối cao TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Mạnh Tường 19 năm tù giam. HĐXX buộc bị cáo bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền hơn 580 triệu đồng. Đồng thời cấp dưỡng cho con nạn nhân 1 triệu đồng mỗi tháng/cháu cho đến khi các cháu tròn 18 tuổi tính từ ngày chị Huyền mất. Bị cáo Tường còn bị cấm hành nghề trong thời hạn 5 năm sau khi mãn hạn tù. Đồng phạm với Nguyễn Mạnh Tường là bị cáo Đào Quang Khánh (bảo vệ thẩm mỹ viện Cát Tường) bị tuyên phạt 33 tháng tù giam và đã được mãn hạn tù năm 2017.
Đang xem: Bác sĩ nguyễn mạnh tường tự sát trong trại giam
Sau những hành động phạm pháp, nhiều người vẫn đổi lỗi, đó là “15 phút trong ngày” hoặc “ma xui quỷ khiến” nhưng Nguyễn Mạnh Tường thì cho rằng, khi đó mình bị bấn loại, mất tri giác, tri thức và đến giờ anh ta vẫn không thể giải thích nổi được hành động của mình. Đến hôm nay, Nguyễn Mạnh Tường đã thụ án được 5 năm tại trại giam Ninh Khánh (tỉnh Ninh Bình) và sắp đến năm thứ 6 đón Tết trong song sắt. Với phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường, 6 kể từ khi vụ án xảy ra là những ngày tháng đầy nuối tiếc và hối hận.
Với tội ác của mình gây ra, Nguyễn Mạnh Tường phải trả giá bằng 19 năm tù giam
Cũng giống như ngày còn hành nghề y, Tường vẫn điềm tĩnh, nói năng dứt khóat và chậm dãi. Trong lần gặp này, anh ta đã cởi mở hơn nhiều so với cuộc gặp cách đầy 4 năm. Không đợi phóng viên “mồi” từng câu một, Tường chủ động tâm sự, trải lòng về cuộc sống trong tù và những ám ảnh quá khứ đeo đẳng mãi không thôi. Trong tâm thức của kẻ gây tội ác Tường cho biết những chuyện đã xảy ra đó như một quá khứ kinh hoàng vẫn luôn hiện hữu. Từ một bác sĩ điềm đạm, có tay nghề, được bệnh nhân yêu quý đến một kẻ sát nhân ranh giới thật rất mỏng manh.
Bao nhiêu ngày ở trong tù là bấy nhiêu ngày phạm nhân này khát khao mong muốn sớm cải tạo thật tốt để chuộc lại lỗi lầm của mình đã gây ra. Để “giết thời gian” và giúp bản thân tốt hơn, trong căn phòng giam lạnh lẽo, Tường luôn tận dụng ánh sáng mặt trời, đèn điện để đọc sách. “Trại giam giam lại tất cả cơ thể, tinh thần của mình suốt thời gian dài. Được ban giám thị quan tâm dần dần tôi cũng quen và mong muốn cải tạo tốt hơn sớm hòa nhập, hoàn thiện bản thân mình. Từ đó tôi thấy cuộc sống bớt đi nỗi buồn khi mà án tù kéo dài 19 năm. Đọc sách giúp tôi hiểu rõ chân lý cơ bản nhất đó là nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn tích cực. Dù sự việc đó xảy ra là tốt hay không tốt thì điểm tích cực sẽ đưa con người tốt hơn”, Tường tâm sự.
Khi phóng viên nhắc lại những chuyện đã qua, Tường cho biết có nhiều điều khiến anh nuối tiếc trong vụ án xảy ra cách đây 6 năm ở thẩm mỹ Viện Cát Tường. Tường nuối tiếc vì mình được đào tạo bài bản thành một bác sĩ cứu người nhưng chính bàn tay đó lại gây ra tội ác trái với lương tâm nghề nghiệp, đi ngược với đạo đức làm người, đó là những điều không thể tha thứ được.
Hướng mắt nhìn xa xăm Tường nhớ lại: “Khi tôi làm bác sĩ trong đầu chưa từng có ý nghĩa gây tổn thương đến bất kỳ ai. Tôi luôn tâm niệm mình là bác sĩ mình phải cứu giúp bệnh nhân hoặc có hành động giúp đỡ người khác. Sự việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường hôm đó là một bất ngờ. Tôi bất ngờ vì không ý thức, không suy nghĩ gì và rồi làm theo vô thức mà đến bây giờ không lý giải tại sao mình lại làm như vậy? Tự đặt nhiều câu hỏi cho mình nhưng rốt cuộc cũng không trả lời được tại sao mình lại làm như thế? Nghĩ ra việc phi tang bệnh nhân hoàn toàn vô thức”.
Câu nói này của Tường nhắc nhớ chúng tôi lại cuộc phỏng vấn trước Tết Nguyên đán năm 2016 (Tết trong tù đầu tiên của Tường), khi đó anh cũng nói: “Không hiểu sao lúc đó tội lại có hành động như thế. Rõ ràng bây giờ có thời gian bình tâm lại, tôi nghĩ rằng, ngay thời điểm đó, sự việc chị Huyền tử vong có quá nhiều nhân viên trong trung tâm thẩm mĩ biết, mà một khi bí mật có người thứ hai biết thì không còn là bí mật nữa rồi. Vậy mà tôi vẫn hành động như vậy, chính tôi cũng không giải thích được tại sao”.
Phân bua một chút cho mình Tường nói, nếu khi đó nếu đủ bình tĩnh thì sẽ không xử lý như vậy. Tường sẽ làm những điều tốt nhất, đưa chị Huyền đến cơ sở y tế với hy vọng cứu sống được bệnh nhân. Thật ra lúc đó Tường đã cùng đối tượng Khánh đưa xác nạn nhân lên ô tô chở đến cổng bệnh viện Bưu Điện. Nhưng đến nơi thấy nhiều người quá, Tường lại sợ hãi, thay đổi ý kiến không đưa chị Huyền vào nữa. Đúng lúc loay hoay tìm phương án giải quyết thì Khánh đề xuất: “Hay ném xác xuống sông”. Vậy là cả hai hành động như một câu chuyện chỉ tồn tại trên phim ảnh.
Xem thêm: Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế Ngày 28/11, : Các Bố Buôn Thúng Bán Mẹt Khiến Chợ Náo Loạn
Ngày hôm sau Tường không đi làm, Tường đánh thẳng xe về nhà chào mẹ. Người đàn bà chân lấm tay bùn đấy chưa biết chuyện gì đang xảy ra vẫn động viên cậu con trai lên Hà Nội làm việc lượng sức tránh để lao lực, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều ngày sau Tường nghĩ, hoàn tất ca trực cuối trong đời bác sĩ sẽ ra Công an đầu thú. Thế nhưng, ca trực cuối chưa kịp bàn giao cho bác sĩ khác thì Công an đã đến mời anh về cơ quan làm việc… Cả gia đình Tường bàng hoàng khi biết tin chồng, cha, con mình bị bắt tạm giam để điều tra.
“Từ tận đáy lòng, tôi xin lỗi gia đình Huyền…”
Lục lại ký ức về cái Tết đầu tiên trong tù, phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường nói: “Chưa từng va chạm với cuộc sống tù tội, đương nhiên có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ có ngày mình lại nằm cùng buồng với toàn đám lưu manh, lục lâm, thảo khấu, ăn cơm đúng giờ quy định. Đêm giao thừa đầu tiên trong trại giam Công an Hà Nội, anh em trong buồng ngồi quây quần bên nhau, nhưng chẳng ai ăn được gì, dù gia đình gửi vào đầy đủ bánh chưng, giò, bánh kẹo. Có nhiều người nằm lặng lẽ khóc, có người kể chuyện tếu táo để xua tan không khí buồn, nhớ nhà. Còn tôi khi ấy thì không còn nước mắt mà khóc nữa. Những ngày Tết trong trại giam tôi vẫn theo dõi vụ án của mình, có bài báo nói tôi là con quỷ, nói rằng tôi đã tiêm một chất gì đó vào xác nạn nhân khiến xác không nổi lên được. Nhưng thử hỏi xem, khoa học có chất gì tiêm vào người mà không nổi được không. Hoặc giả có tiêm chất gì đó thì làm sao phát huy tác dụng trong môi trường nước”.
Những ngày cuối năm đang ập đến nhanh một cách kinh khủng giống như cái thời điểm Tường chưa kịp trực xong ca trực cuối của đời bác sĩ đã bị Công an đến mời về trụ sở làm việc. Nhưng ngày này, tâm trạng của Tường trĩu nặng, không biết ở quê bố mẹ đã chuẩn bị Tết ra sao, không biết vợ con ở nhà năm nay đã có cái Tết yên ấm chưa hay vẫn bị xã hội dè bỉu, khinh thường vì những tội lỗi của Tường.
Tường nói: “Tôi biết, sau những gì tôi làm đã khiến cho gia đình, vợ con phải chịu nhiều áp lực. Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi luôn cố gắng động viên vợ con vượt qua và vợ con cũng động viên tôi làm sao vượt qua khó khăn như bây giờ. Khi xảy ra chuyện, con tôi còn rất bé, nó chưa nhận thức được chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết con thường hay hỏi mẹ ‘tại sao bố đi mãi không về’. Tôi biết con nhớ mình và tôi cũng thế, nhớ con rất nhiều. Khi được gặp con, mới đầu con nói ‘A bố’. Lúc đó tôi lặng người đi không biết nói gì chỉ nhìn con, chỉ đủ can đảm nói với con rằng bố sắp về rồi, bố đi làm sẽ sớm về với con. Chính vì con, vì những hành động đó của con giúp tôi có động lực phấn đấu sớm vượt qua tội lỗi, cải tạo thật tốt để sớm về với con với gia đình”.
Cũng trong 6 năm này, Tường kể, bản thân hối hận vô cùng, mong muốn lớn nhất là gia đình chị Lê Thị Thanh Huyền thông cảm, tha thứ cho lẫm lầm của mình. “Con người quý nhất đó là gia đình, sự mất mát này không ai mong muốn. Tôi rất hối hận, tiếc nuối, mong gia đình bị hại thông cảm tha thứ cho lỗi lầm đó của tôi. Đây là lời xin lỗi xuất phát từ trái tim, tôi chỉ hy vọng nhận được sự tha thứ của gia đình bị hại dù chỉ một chút thôi. Tôi mong gia đình bị hại cũng như vợ con thông cảm và tha thứ những lỗi lầm tôi đã gây ra cho cả hai bên”, Tường ân hận.
Đối với xã hội, ngành y là một trong những ngành nghề cao quý. Tường được tiếp nghề của bố và cho biết chính bản thân cũng rất trân trọng và lấy làm tự hào với ngành của mình. Trong thời gian làm việc Tường kể đã cố gắng làm thật tốt. “Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc thế này tôi không biết nói thế nào để bào chữa cho mình. Tôi chỉ biết xin lỗi toàn bộ ngành y, xin lỗi rất chân thành cái nghề cái nghiệp của mình”, Tường nói thêm.
Được trải lòng với phóng viên trong những ngày cuối cùng của năm cũ có lẽ tâm trạng của Tường được thoải mái hơn đôi chút. Tin rằng, ám ảnh về quá khứ tội lỗi vẫn sẽ đeo bám Tường trong những năm tháng tiếp theo nhưng đó cũng trở thành một động lực giúp anh cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, sửa chữa lỗi sai của mình. Sau buổi gặp gỡ, Tường chầm chậm bước từng bước về phân trại của mình. Chắc Tường đang đợi người thân đến thăm trong dịp cuối năm này…