Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.66 KB, 6 trang )

Đang xem: Bé hiểu biết hơn về thế giới xung quanh chỉ nhờ các loại đồ chơi này

ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ VỀ THẾ GIỚI XUNG QUANH1. Đặc điểm chung1.1. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanhNhu cầu nhận thức (theo N.X.Leiitex) là nhu cầu “động não”, nhu cầu về sự thoả mãn suynghĩ,niềm vui nhận thức.Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Nó xuất hiện từ khi đứatrẻ mới sinh ra và thể hiện mạnh mẽ vào cuối tuổi nhà trẻ và ở tuổi mẫu giáo.Mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức ở trẻ là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bênngoài. Đó là mức độ đầu tiên, có thể coi đó là nền tảng của những nỗ lực nhận thức. Tiền đề sinhhọc của nhu cầu này là phản xạ định hướng, hay như cách gọi của I.I.Paplov thì đó là phản xạ”Cái gì đấy”. Dưới ảnh hưởng của phản xạ này trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất củasự vật, tạo mối liên hệ giữa chúng.Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đặc biệt thích tiếp xúc, thích chơi, giao tiếp và khám pháthiênnhiên, thế giới người lớn và bạn bè, bản thân mình và các đồ dùng, đồ chơi, các hiện tượng xảyra xung quanh. Càng ngày sự tiếp xúc cá nhân và tiếp xúc nhận thức càng chiếm vị trí đáng kể.Chính thông qua những tiếp xúc này trẻ thu thập kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn, chính xác hoákinh nghiệm cá nhân.Nhu cầu có những ấn tượng dần dần chuyển thành tính ham hiểu biết. Đây có thể coi là mứcđộthứ hai của nhu cầu nhận thức. Tính ham hiểu biết thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Nội dungcủa những câu hỏi rất đa dạng, không có một lĩnh vực kiến thức nào mà trẻ không hỏi, trẻ hỏi vềbản thân, về cây cối, về trái đất, chiến tranh, bệnh dịch HIV v.v… Nội dung và tính chất của câuhỏi phụ thuộc vào lứa tuổi: Trẻ 2 đến 3 tuổi thường hỏi tên, đặc điểm, tính chất của đồ vật: Cáigì? Ai? Ở đâu? Như thế nào? Trẻ 4 đến 5 tuổi thường hỏi về mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vậtvà hiện tượng thực tiễn, về hệ thống biểu tượng, về sự giống và khác nhau, v.v… Những câu hỏi:Tại sao? Để làm gì? thường xuyên được trẻ đưa ra. Trong những câu hỏi đó trẻ thể hiện mongmuốn không chỉ biết mà còn tư duy, không đơn giản là để thu được thông tin mà còn tạo côngviệc cho tư duy. Trẻ 5 đến 6 tuổi thường đưa ra hàng loạt câu hỏi về một sự vật, hiện tượng cụthể nào đó. Ví dụ: Có bao nhiêu loại khủng long? Tại sao chúng khác nhau? Tại sao khủng long
lại tuyệt chủng? Khủng long trên tivi là thật hay giả? Ở mức độ cao của tính ham hiểu biết làhứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức thể hiện ở mong muốn của trẻ biết cái mới, làm rõ cáichưa hiểu về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh, ham muốn đi sâu vào bảnchất, tìm ra mối quan hệ giữa chúng (T.A. Kulikova) Dưới ảnh hưởng của hứng thú nhận thức trẻtỏ ra có năng lực đối với sự tập trung chú ý bền vững, thể hiện tính độc lập trong giải quyếtnhiệm vụ trí tuệ và thực hành. Trẻ trải nghiệm những xúc cảm tích cực: ngạc nhiên, vui sướngvới kết quả nhận thức, tự tin vào bản thân mình. Hứng thú nhận thức của trẻ thể hiện trong tròchơi, trong hoạt động tạo hình, kể chuyện và các hoạt động khác.Từ những biểu hiện của nhu cầu nhận thức nêu trên có thể rút ra một số kết luận sưphạm như sau:- Gia đình, trường mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với thiênnhiên, người lớn, bạn bè và thế giới đồ vật.- Cần có “Nghệ thuật” trả lời các câu hỏi của trẻ:Thứ nhất, cần có thái độ tôn trọng đối với các câu hỏi của trẻ.Thứ hai, câu trả lời cần ngắn gọn và rõ ràng để không dập tắt khát vọng hiểu biết của trẻ màphải tạo ra tiền đề cho những suy nghĩ, tưởng tượng, hoài nghi của trẻ. Cũng cần phải tính đếnmức độ phát triển trí tuệ và vốn kinh nghiệm của trẻ.Thứ ba, không nên vội vàng có câu trả lời ngay, có thể cùng với trẻ tìm câu trả lời trong sáchvở,gợi ý để trẻ hỏi ở người lớn có kinh nghiệm hơn, hoặc tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm,khámphá.- Gia đình, trường mầm non cần tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm kích thíchhứng thú nhận thức cho trẻ.1.2. Nhận thức của trẻ mang tính trực quan- Ở trẻ tuổi mầm non, trong quá trình tiếp xúc với các sự vật của thế giới khách quan bướcđầu đã có sự nhận thức nhưng sự nhận thức của trẻ nhỏ thường chỉ mang tính nhận mặt. Trẻ cóthể gọi đúng tên sự vật, biết nó là cái gì, của ai nhưng không lý giải được vì sao lại như thế, nói
cách khác trẻ chưa biết tách các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Khi có sự hướng dẫncủa người lớn ở trẻ có sự nhận biết nhưng trẻ thường chỉ nhận biết được các dấu hiệu bên ngoàicủa sự vật, hiện tượng, còn các dấu hiệu bên trong thuộc về bản chất thì trẻ chưa nhận biết được.Ví dụ: Trẻ biết trên tivi có hình ảnh, có âm thanh nhưng vì sao lại có thì trẻ chưa hiểu và chưagiải thích được. Trong một số trường hợp, khi các dấu hiệu bên trong được thể hiện ra bằng cácdấu hiệu bên ngoài thì trẻ có thể nhận biết được. Ví dụ: trẻ biết quả chuối chín vì nó có màuvàng, nắn thấy chuối mềm và ngửi thấy mùi thơm hoặc trẻ biết con gà trống vì có mào đỏ, to,chân cao, có cựa, đuôi dài và cong.- Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện sự vật, hiện tượng lạ, hấp dẫn, ngộ nghĩnh.Khả năng chú ý, ghi nhớ và tái hiện của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực hành động vớiđối tượng.- Trẻ chỉ có thể nhận biết chính xác các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi được hành độngtrực tiếp với đối tượng, nói cách khác là trẻ được trải nghiệm. Ví dụ: trẻ biết chanh chua khiđược nếm; biết hoa hồng thơm khi được ngửi; biết không thể dùng tay bóc vỏ quả dứa khi đượctrực tiếp “bóc” vỏ, v.v…Kết luận sư phạm cho những biểu hiện này như sau:- Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh việc cung cấp tri thức chỉ dừngở mức biểu tượng và khái niệm sơ đẳng.- Cần tăng cường các yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn, đặc biệt phải tổ chức các hoạtđộng tích cực trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.- Việc cho trẻ nhận biết các dấu hiệu đặc trưng, các thuộc tính của đối tượng phải thông quacáctrải nghiệm, các hoạt động trực tiếp của trẻ với đối tượng.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi− Trẻ từ 0 đến 6 tuổi là đối tượng giáo dục của nhiều lĩnh vực văn hoá trong đó có làmquen với môi trường xung quanh.Ở lứa tuổi này tốc độ và nội dung phát triển của trẻ diễn ra rất nhanh và đa dạng. Để có thể
đưa ra các yêu cầu, nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mộtcách hợp lý cần phải nắm được đặc điểm nhận thức ở từng độ tuổi. Trong tâm lý học trẻ emcó rất nhiều cách tiếp cận vấn đề phân chia các giai đoạn lứa tuổi. Một số tác giả tiêu biểu cóthể kể đến như: P.P.Blonxki phân chia các giai đoạn lứa tuổi theo sự xuất hiện và thay răng;L.X.Vugotxki phân chia theo các giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi; J.Piaget thì phân chia dựavào sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý. Tuy cách phân chia có khác nhau songcác tác giả đều thống nhất quan điểm coi sự phát triển là quá trình tự vận động không ngừng,đặc trưng của nó ở mỗi giai đoạn là liên tục xuất hiện và tạo thành cái mới, cái chưa có ở giaiđoạn trước.Từ kết quả nghiên cứu của tâm lý học, trong giáo dục học trẻ em giai đoạn từ 0 đến 6 tuổiđược phân thành hai thời kỳ lớn, đó là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi gọi là lứa tuổi nhà trẻ và giaiđoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn mẫu giáo. Mỗi giai đoạn trên lại được phân chia thành cácgiai đoạn nhỏ hơn. Mỗi giai đoạn đều được đặc trưng bởi các đặc điểm phát triển nhất định.• Lứa tuổi nhà trẻ (0 đến 3 tuổi)Trẻ lứa tuổi nhà trẻ được đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh về mặt thể chất và tâm lý. Sựphát triển thể chất có quan hệ và ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ lứa tuổi nhàtrẻ nhận thức thế giới thông qua cảm giác và tri giác, hai quá trình này tạo điều kiện cho sự pháttriển nhận cảm ở trẻ. Giáo dục nhận cảm là cơ sở cho giáo dục trí tuệ vì thông qua cảm giác vàtri giác trẻ biết về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh. Trước khi biết nói trẻ đã biết chỉtay vào đối tượng để trả lời câu hỏi của người lớn. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ và sựphát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển tư duy. Những biểu hiện đầu tiên của tư duy xuấthiện vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai khi đứa trẻ lĩnh hội các hành động thực hành,định hướng vào việc làm rõ mối quan hệ giữa các đối tượng. Đây là tư duy trực quan hành động.Cũng ở giai đoạn này ở trẻ đã phát triển các quá trình tâm lý khác như: trí nhớ, chú ý. Chúngđảm bảo cho trẻ nhận thức thế giới đầy đủ và chính xác hơn. Giữa năm thứ hai trẻ có thể đưa ramột vài kết luận đơn giản, thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Để có đượcđiều này trẻ phải có sự giúp đỡ của người lớn (chỉ cho trẻ, nhắc nhở và hành động cùng trẻ). Ởtuổi này (cuối năm thứ ba) trẻ đã có thể phân biệt âm thanh theo độ cao, cường độ và nhịp điệu,
biết gọi tên một số màu sắc. Nghiên cứu của L.A.Venger và các cộng sự cho thấy trẻ 2 đến 3 tuổicó thể phân biệt các hình cơ bản và các hình dạng gần gũi, các màu trong quang phổ và nhữngsắc thái của chúng. Ở tuổi này, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó, trẻ lĩnhhội cách sử dụng các công cụ và phương tiện vật chất. Cùng với giao tiếp, hoạt động với đồ vậtlàm cơ sở cho sự xuất hiện trò chơi sáng tạo ở tuổi mẫu giáo. Trẻ nhà trẻ cũng đã tích luỹ đượcnhững kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Ở trẻ hình thành những thói quen hành vi. Nhu cầu tiếp xúccá nhân với người lớn ngày càng tăng, điều đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình.• Lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi)- Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi):Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giớicủachính con người và dần dần khám phá ra các mối quan hệ đa dạng giữa người với người. Trẻ đãnhận biết được vị trí của mình trong gia đình và trong trường, lớp mẫu giáo. Lứa tuổi mẫu giáobé cũng là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thứccủa trẻ còn mang đậm đặc điểm duy kỷ. Trẻ mới chỉ nhận biết được một số quy định đơn giảntrong sinh hoạt, giao tiếp ở gia đình và trường mẫu giáo.Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hìnhtượng và biểu tượng của trẻ còn gắn liền với hành động, vì vậy cần giúp trẻ tích luỹ nhiều biểutượng thông qua quan sát, tiếp xúc với thế giới xung quanh để cho thế giới biểu tượng ngày càngphong phú. Trẻ lứa tuổi này đã biết phân biệt các sự vật, hiện tượng bằng dấu hiệu bên ngoài tiêubiểu, nhận ra sự khác nhau rõ nét giữa hai đối tượng. Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm vàý muốn chủ quan. Trẻ hay đặt câu hỏi “Tại sao?” là vì tư duy của trẻ chưa cho phép tìm ra nhữngnguyên nhân khách quan. Đối với trẻ mọi vật đều có hồn, có tính tình và ý thích.Trẻ mẫu giáo bé chưa biết phân tích, tổng hợp. Cách nhìn nhận sự vật của trẻ là theo lối trực giáctoàn bộ. Khi nhìn một sự vật trẻ không bao quát được sự vật đó là gồm nhiều chi tiết phức tạpmà chỉ để tâm lần lượt đến từng chi tiết một và không liên kết các chi tiết ấy lại với nhau thànhmột tổng thể. Theo L.X. Vugotxki, sau 3 tuổi tư duy của trẻ đã sẵn sàng hiểu biết các mối quanhệ nhân quả và sự phụ thuộc nếu như chúng thể hiện ở hình thức trực quan hình tượng. Tư duy
của trẻ sẽ cụ thể nếu như chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể rời rạc, đứt đoạn vàriêng lẻ. Nếu chúng ta cung cấp kiến thức về các mối liên hệ đơn giản và sự phụ thuộc thì trẻkhông chỉ tiếp thu được mà còn lập luận, suy luận về chúng. Trẻ mẫu giáo bé rất thích thú khiquan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, thích bắt chước những vận động, hoạt động ngộnghĩnh, mới lạ.- Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi):Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ emcó nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng để giải bài toán nhậnthức ngày càng đa dạng và phức tạp. Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng đã có khả năng suy luận mặc dùnhững kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Trẻ chưa có khả năng tư duy trừu tượng, trẻthường chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận nhữngvấn đề mới, nhưng chúng thường chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi sâu vàobản chất bên trong. Trẻ dễ lẫn lộn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiệntượng, vì vậy cần phải tiếp tục cung cấp những biểu tượng một cách phong phú, đa dạng, hệthống hoá và chính xác hoá dần các biểu tượng về thế giới khách quan.Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của hai đối tượng. Tronggiao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lời nói của mình. Trẻ biết thực hiện nghĩa vụ bảnthan và tuân thủ những quy định về nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt ở giađình cũng như ở trường mầm non. Tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất mãnh liệt, trẻ thường biểulộ tình cảm với người thân, những nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi vàcác hiện tượng trong thiên nhiên. Trẻ biết rung cảm rất nhạy bén với những cái đẹp trong thế giớixung quanh. Đối với trẻ cái đẹp, cái tốt chỉ là một, vì vậy để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻcần sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, sinh động và hấp dẫn.- Trẻ mẫu giáo lớn (5 đến 6 tuổi):Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi,điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đãđược xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với những người khác. Trẻ đã hiểu được giớitính của mình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ đã có thể lĩnh hội các
khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ. Chú ý của trẻ mẫugiáo lớn đã tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ động nhiều hơn. Trẻ mẫugiáo lớn đã có khả năng tổng hợp và khái quát hoá đơn giản những dấu hiệu tiêu biểubên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhómcác đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét. Ở trẻ mẫu giáo lớn, kiểu tư duy trực quan hìnhtượng vẫn mạnh mẽ, vào cuối tuổi mẫu giáo lớn đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nócho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy bảnchất của sự vật, hiện tượng, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ khái quát cao nhưng vẫn nằmtrong phạm vi của tư duy trực quan hình tượng nói chung. Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trựcquan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là quá trình hình thành các biểu tượng về không gian vớihai thao tác trí tuệ là sơ đồ hoá (mã hoá), tức là sắp xếp vị trí của các sự vật trong không gianthật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong một hệ quy chiếu nhấtđịnh bằng các ký hiệu đã được quy ước, và đọc hiểu sơ đồ (giải mã), tức là từ một sơ đồ khônggian 2 chiều trẻ có thể xác định vị trí của các vật tồn tại trong không gian thật (3chiều) theo hướng và mốc định hướng nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ là kiểu trung gian quáđộ để chuyển từ kiểu tư duy trực quan hình tượng lên kiểu tư duy mới khác về chất, đó là tư duylogic (tư duy trừu tượng). Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ biết sử dụng thànhthạo các vật thay thế. Khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức, trẻ bắt đầu hiểu rằng cóthể biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng những từ ngữ hay những ký hiệu khác.Ở trẻ 5 tuổi, theo L.X.Vugotxki diễn ra “Sự trí tuệ hoá cảm xúc”. Trẻ có khả năng ý thức, hiểu vàgiải thích những tình cảm của riêng mình và trạng thái xúc cảm của bạn bè, làm thay đổi mộtcách cơ bản quan hệ của trẻ với bạn bè. Trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợptác trong học tập và vui chơi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, xuất hiện tình bạn.Ở lứa tuổi này, kinh nghiệm xã hội của trẻ rất nhiều. Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ củamình, hiểu được ý nghĩa của lao động đối với con người. Có ý thức đối với hành động văn hoávà hành vi văn minh trong cuộc sống.Kết luận sư phạm: Nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh phảiphù hợp với đặc điểm nhận thức ở từng lứa tuổi.

Xem thêm: Review Top 8 Địa Chỉ Cắt Tóc Nữ Đẹp Ở Hà Nội, Top 7 Salon Cắt Tóc Nữ Đẹp Nhất Ở Hà Nội

*

Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế hòa phát 5 557 0

*

Tài liệu TIỂU LUẬN:ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TOÁN PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÁN THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA BLOOM VỀ CHỦ ĐỀ QUAN HỆ SONG SONG doc 14 845 0

*

Tài liệu Báo cáo “Quá trình nhận thức của Đảng về đổi mới tổ chức toà án nhân dân ” pot 4 616 0

*

Tài liệu Báo cáo ” Một số đặc điểm nhân cách của trẻ có phong cách nhận thức độc lập và phong cách nhận thức phụ thuộc” doc 4 576 1

*

Tài liệu Báo cáo “Nhận thức của trẻ tự kỷ ” pdf 8 402 4

*

Báo cáo “Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học và vai trò của cha mẹ trong việc phát triển nhận thức cuả con cái ở lứa tuổi này ” potx 5 2 27

*

Báo cáo “Đặc điểm nhân cách của lao động trẻ nước ta hiện nay- kết quả từ trắc nghiệm Neopi-r ” docx 10 493 2

Xem thêm: 12 Con Giáp 2015: Hoài Lâm Giả Hà Thị Cầu Hát Xẩm Hà Thi Cầu

*

Giáo trình hướng dẫn đặc điểm nhận dạng của tệp polyline và chamfer trong quá trình vẽ đối tượng phân khúc phần 1 ppt 10 349 0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *