Nếu nghĩ rằng cá mập trắng khổng lồ là kẻ săn mồi đáng sợ nhất biển cả, thì có lẽ bạn đã quên mất cá voi sát thủ.

Đang xem: Cá voi sát thủ và cá mập trắng: ai mới là hung thần biển cả?

Theo Sciencealert, vào năm 2019, có một nghiên cứu chỉ ra rằng cá voi sát thủ rất giỏi trong việc xua đuổi những con vật săn mồi đáng sợ bậc nhất trên biển. Điển hình trong số đó phải kể đến cá mập trắng lớn, chúng được mệnh danh là tay săn mồi đỉnh cao của đại dương nhưng hiện tại ngôi vị đó đã thuộc về cá voi sát thủ.

*

Cá voi sát thủ linh hoạt, nhanh nhẹn và là một loài động vật ăn thịt thông minh

Minh chứng rõ hơn cho việc này là khi một nhóm các nhà khoa học biển phát hiện ra cá mập trắng lớn đã giảm mạnh về số lượng xuống mức khan hiếm ở những nơi có sự xuất hiện của cá voi sát thủ.

Từ 2006 đến 2013, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về lộ trình di chuyển của 165 con cá mập trắng lớn được gắn định vị GPS. Thêm vào đó, họ cũng có được dữ liệu do tổ chức Point Blue Conservation Science thu thập tại Đảo Đông Nam Farallon, ngoài khơi bờ biển San Francisco về số lượng cá thể cá voi sát thủ, cá mập và hải cẩu trong vòng 27 năm qua.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn ghi lại được bốn cuộc đụng độ giữa cá mập trắng lớn và cá voi sát thủ tại Khu bảo tồn biển quốc gia Greater Farallones.

Một trong những kết luận đáng giá mà họ rút ra là bất cứ khi nào cá voi sát thủ xuất hiện, cá mập trắng lớn sẽ “án binh bất động” trong vòng vài phút. Sau đó chúng đều nhanh chóng rời khỏi khu vực săn mồi, và chỉ quay lại khi đến mùa săn tiếp theo.

Nhà sinh thái biển Salvador Jorgensen làm việc tại công viên thủy cung Monterey Bay, California, mô tả về điều này: “Khi chạm trán với cá voi sát thủ, cá mập trắng lớn sẽ lập tức rời khỏi bãi săn ưa thích của chúng và sẽ không quay trở lại trong vòng một năm, mặc dù những con cá voi sát thủ chỉ vô tình đi ngang” .

Và có một loài động vật rất “biết ơn” cá voi sát thủ đó chính là hải cẩu voi, sinh vật sống ở vùng ven biển và là con mồi yêu thích của cá mập trắng.

Xem thêm: Người Có Chỉ Số Iq Cao Nhất Mọi Thời Đại, Top 10 Người Có Chỉ Số Iq Cao Nhất Thế Giới

Jorgensen chia sẻ: “Trung bình mỗi mùa săn chúng tôi ghi nhận được khoảng 40 vụ cá mập trắng lớn ăn thịt hải cẩu voi tại đảo Đông Nam Farallon. Nhưng từ sau khi cá voi sát thủ xuất hiện, chúng tôi không còn thấy con cá mập trắng lớn nào bén mảng tới đây, đồng thời không có thêm bất kỳ vụ giết hại hải cẩu nào nữa.Mặc dù những con cá voi sát thủ cũng có thể ăn hải cẩu voi, nhưng chúng chỉ ghé thăm khu vực này một vài lần, và thức ăn chính của chúng thường là cá”.

Những con cá voi sát thủ ít khi đơn độc khi săn mồi

Việc cá mập trắng lớn e ngại cá voi sát thủ như vậy phần lớn đến từ hai yếu tố là kích thước vượt trội và thói quen đi săn theo bầy của cá voi sát thủ.

Về kích thước, cá mập trắng lớn đực khi trưởng thành đạt chiều dài 3,5 đến 4,0 m, nặng 522 đến 771 kg. Cá cái lớn hơn khi dài 4,5 đến 5 m và nặng từ 680 kg đến 1,1 tấn. Trong khi đó về phía cá voi sát thủ, con đực thông thường dài từ 6 đến 8 m, nặng khoảng 5,9 đến 6,5 tấn. Con cái nhỏ hơn, thường dài 5 đến 7 m, nặng khoảng 3 đến 4 tấn.

Không những thắng thế về ngoại hình, cá voi sát thủ còn có đồng minh đi cùng khi săn mồi nên dễ dàng hiểu vì sao chúng thường xuyên săn đuổi và ăn thịt những con cá mập trắng lớn mỗi khi chúng “đi lạc” vào khu vực của cá voi sát thủ.

Trong quá khứ, từng có nhiều sự kiện về việc cá voi sát thủ biến kẻ săn mồi hàng đầu là cá mập trắng lớn trở thành con mồi của mình. Theo Wikipedia, vào ngày 4 tháng 10 năm 1997, tại quần đảo Farallon ngoài khơi California, Mỹ, một con cá voi sát thủ đã tấn công một con cá mập trắng lớn. Nó đã giết chết cá mập và sau đó tiến hành ăn gan của kẻ xấu số này.

*

Xác con cá mập trắng lớn bị cá voi sát thủ giết chết ngoài khơi quần đảo Farallon năm 1997

Ngoài ra vào năm 2017, dọc theo bờ biển Nam Phi, người ta đã tìm thấy xác bốn con cá mập trắng lớn bị cuốn vào bờ với gan của chúng đã bị ăn mất, và thủ phạm là cá voi sát thủ. Từ hai sự kiện trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng gan cá mập là một thức ăn ưa thích của cá voi sát thủ.

Xem thêm:

Jorgensen nhận định: “Tôi nghĩ điều này chứng tỏ lưới thức ăn không phải lúc nào cũng đúng. Chuyện các kẻ săn mồi hàng đầu chạm trán nhau trên đất liền không phải là gì lạ vì rất dễ để ghi lại những khoảnh khắc đó, trái ngược với các loài săn mồi dưới đại dương, việc bắt gặp chúng chạm trán nhau khó như mò kim đáy bể”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *