Bài viết giới thiệu toàn văn và link tải các Bộ luật dân sự theo các thời kỳ. Quan trọng nhất là giới thiệu toàn văn và link tải về Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 – Bộ luật dân sự 2022 hiện đang áp dụng.

Đang xem: Các Bộ Luật Dân Sự Bản Mới Nhất

Tham khảo các Bộ luật dân sự cũ hơn (Đã hết hiệu lực thi hành) theo các link dẫn dưới đây:

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

*
*
*

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

* Những quy định pháp luật được bổ sung, chi tiết trong Bộ luật dân sự 2015

a. Về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Để bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, Bộ luật dân sự 2015 quy định 8 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tạo hành lang pháp lý bảo đảm tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cụ thể, cụm từ “các bên” thành “cá nhân, pháp nhân”. Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này:

Nguyên tắc bình đẳng

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

(Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…)

Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

(Trước đây, mọi cam kết, thỏa thuận này có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại Bộ luật dân sự 2015).

Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Bãi bỏ quy định “Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định pháp luật”.

Đồng thời, 02 nguyên tắc sau đây được chuyển thành chính sách Nhà nước đối với quan hệ dân sự:

Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Xem thêm: Cuộc Sống Của Dàn Sao &Apos; Gia Đình Phép Thuật Fc, Gia Đình Phép Thuật Fc

Nguyên tắc hòa giải

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật được khuyến khích.

(Điều 3 và Điều 7 Bộ luật dân sự 2015).

b. Bộ luật dân sự khẳng định quyền dân sự phải được tôn trọng, bảo vệ

Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, Điêu 2 Bộ luật dân sự 2015 nhấn mạnh khẳng định:

“Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Đồng thời, quy định rõ trường hợp hạn chế quyền dân sự:

“Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

c. Quy định cụ thể Tập quán quốc tế và việc áp dụng tập quán quốc tế, áp dụng tương tự pháp luật.

Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tập quán là gì: Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Đồng thời, hướng dẫn áp dụng tập quán: Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật đã nêu trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (Điều 6 Bộ luật dân sự 2015).

d. Về giám hộ

So với “Bộ luật dân sự 2015”, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể hơn về người giám hộ.

Việc giám hộ không chỉ được thực hiện bởi cá nhân: “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.” (Điều 48 Bộ luật dân sự 2015)

Theo đó, Điều 50 Bộ luật dân sự 2015 quy định Pháp nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:

– Có NLPL dân sự phù hợp với việc giám hộ.

– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

e. Bổ sung quy định về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Xem thêm: Suti: Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế Ngày 7/11/2015 : Các Bố Đạp Xích Lô

Bộ luật dân sự 2015 bổ sung quy định về: Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Điều 23). Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *