Với nhiều thế hệ độc giả Thủy Hử, nhân vật Hoàng đế nhà Bắc Tống – trong danh tác của Thi Nại Am có lẽ là một trong những nhân vật đáng giận nhất. Bởi nếu ông thực sự là một đấng minh quân, thì kết cục của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc đã không bi đát đến vậy.

Đang xem: Các nhân vật trong thủy hử

Bạn đang xem: Các nhân vật trong thủy hử

Trong Thuỷ Hử, Thi Nại Am không nêu rõ kết cục sau này của vị Hoàng đế này ra sao. Tuy nhiên, lịch sử lại ghi chép tường tận về số phận của nhân vật này, làm bài học cho hậu thế.

Nhân vật Hoàng đế trong Thủy Hử

Nhân vật “Thiên tử” được nhắc tới nhiều trong 50 hồi sau của Thủy Hử (phần Tục Thủy Hử) qua nỗ lực được triều đình chiêu an của Tống Giang, ở cuộc hội ngộ với Yến Thanh ở nhà của Lý Sư Sư; các quyết định dung nạp nghĩa quân Lương Sơn; chuyện truyền lệnh đánh Liêu, dẹp Điền Hổ, Vương Khánh, bình Phương Lạp…

“Thiên tử” của Thủy Hử hiện lên với hình ảnh là một vị Hoàng đế có Tâm nhưng không có Tầm. “Thiên tử” ấy cũng có những cảm xúc, suy tư nhân tình thế thái nhưng lại thiếu hoàn toàn các quyết sách, hành động để làm vững mạnh triều cương, vì dân vì nước. Đúng như lời Lý Sư Sư từng nói: “Bệ hạ tuy là đấng thánh minh, ở ngôi cửu trùng nhưng bị bọn gian thần rào đường rấp lối, ngăn cản người hiền, biết làm sao được?”.

Trước kết cục của những hảo hán Lương Sơn sống sót trở về sau trận chiến Phương Lạp, nhậm chức làm quan rồi bị bè lũ gian thần (Sái Kinh, Đồng Quán, Dương Tiễn, Cao Cầu) lập mưu hại chết, rõ ràng “Thiên tử” phải chịu trách nhiệm không nhỏ. Một vị vua mà sau khi được Tống Giang báo mộng về cái chết oan khuất của mình cũng như các huynh đệ hảo hán khác chỉ biết “buồn rầu thương xót khôn nguôi”.

*

Nhiều anh hùng Lương Sơn Bạc phải chịu kết cục đau đớn vì bị gian thần hãm hại, gián tiếp xuất phát từ sự nhu nhược, u mê của Hoàng đế (Poster phim Thuỷ Hử 1998).

Lời nói cuối cùng của “Thiên tử” trong danh tác Thủy Hử của Thi Nại Am là câu quát mắng bọn “Tứ đại ác nhân” đứng sau cái chết của Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa: “Các ngươi là gian thần hại nước, làm hư nát cả thiên hạ của trẫm!”. Nhưng sau đó thì sao? “Hoàng đế bị bốn tên gian thần quanh co che giấu nên không bắt tội được chúng, chỉ quát đuổi bọn Cao Cầu, Dương Tiễn ra ngoài”.

Tống Huy Tông trong lịch sử

Với những chi tiết và nhân vật lịch sử được Thi Nại Am nhắc tới, thì “Thiên tử” của Thủy Hử chính là Tống Huy Tông, Hoàng đế thứ 8 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Huy Tông, tên thật Triệu Cát, trị vì từ năm 1100 đến năm 1126 thì nhường ngôi, trở thành Thái thượng hoàng. Sử gia nổi tiếng thời nhà Nguyên – Thoát Thoát bình luận về Huy Tông thế này: “Tống Huy Tông mọi sự đều có khả năng, chỉ riêng việc làm vua thì vô năng”.

Đó là một bình luận tuy ngắn gọn nhưng hoàn toàn chính xác về Huy Tông: một Hoàng đế có tài năng xuất chúng về nghệ thuật nhưng về mặt chính trị lại u mê, trọng dụng gian thần, chỉ thích hưởng lạc, tiêu pha vô độ, khiến triều đình hủ bại, lòng dân oán thán.

Tống Huy Tông là một Hoàng đế có tài năng xuất chúng về nghệ thuật. Trong ảnh là bức thư hoạ “Thính cầm đồ” (聽琴圖) của Tống Huy Tông. Ảnh: Wikipedia.

Thời gian trị vì của Huy Tông gắn liền với rất nhiều quyết định thiếu chính xác. Huy Tông sinh hoạt xa xỉ, dùng nhọc sức triều đình để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Huy Tông bỏ trung dùng gian, để cho tham quan lộng hành dẫn tới khởi nghĩa nông dân trong nước suốt mười mấy năm, khiến triều cương bị lũng đoạn, đất nước rối ren và suy yếu. Sự kết thúc thời kỳ trị vì của Huy Tông, quanh sự kiện Tĩnh Khang, đánh dấu một giai đoạn đầy thảm họa cho nhà Tống.

Phong trào Diệt Phật

Một trong những chính sách sai lầm cũng như tội ác lớn nhất của Tống Huy Tông chính là phá hoại và tiêu diệt Phật giáo. Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo, cũng cho xây mấy đạo quán, nhưng lại xem thường chính sách Phật giáo. Sau mấy năm đăng ngôi hoàng đế, vào năm Tuyên Hòa 1119, Huy Tông lấy danh nghĩa cải cách Phật giáo rồi biến tướng thành bức hại.

Cụ thể, ông ta dùng các danh hiệu trong Đạo giáo mà gọi thay cho các danh hiệu trong Phật giáo, như gọi Phật là Đại Giác Kim Tiên, gọi Bồ Tát là Đại sỹ, tăng là Đức sỹ, ni là nữ Đức sỹ… ngoài ra còn bãi bỏ các giới luật như cạo tóc đi tu. Các tăng ni bị bắt phải học kinh sách của Đạo giáo. Ngoài ra, những nhà sư đã tinh thông kinh sách Đạo giáo còn được đãi ngộ như quan viên trong triều.

Không giống như một số hoàng đế như Chu Vũ Đế của triều đại Bắc Chu công khai đàn áp Phật giáo và phá hủy đền chùa, những gì Huy Tông làm là khó nhận biết và cực kỳ ác độc, lấy áp lực bên ngoài, lấy danh lợi mà mê hoặc các nhân sỹ trong Phật giáo, còn làm hỗn tạp Phật giáo và Đạo giáo, từ đó làm biến tướng và hủy diệt Phật giáo. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi người chân chính tu luyện đều hiểu rằng tu luyện phải chuyên nhất; dù là Phật giáo hay Đạo giáo đều không được trộn lẫn mà tu. Bức bách, mê hoặc người tu luyện Phật giáo hỗn tạp với những điều của Đạo giáo, thực chất chính là phá hoại việc tu hành của họ.

Những nhà sư chân tu đương nhiên không đồng ý. Một nhóm tăng nhân đề xuất biện luận về chiếu cải cách Phật giáo của Tống Huy Tông, kết quả là bảy vị tăng nhân, đứng đầu là Đại sư Nhật Hoa Nghiêm và Minh Giác, đã bị đánh bằng trượng, bị chôn sống đến chết. Đại sư Vĩnh Đạo bị đày đến Đạo Châu (thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay). Một số nhà sư vì sợ hãi mà bề ngoài đã phụng chỉ, công khai tán thành tội loạn pháp của Tống Huy Tông.

Một kết cục bi thảm

Không lâu sau khi Tống Huy Tông ra lệnh diệt Phật, bao nhiêu thảm họa lớn đã xảy ra và triều đại Bắc Tống đã kết thúc thảm hại. Năm 1126, quân Kim ở phía Bắc xâm lược và chiếm được kinh thành Biện Kinh (nay thuộc Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Không chỉ Tống Huy Tông cùng con trai của ông ta là Khâm Tông, mà rất nhiều người trong hoàng thất – tổng cộng hơn vạn người, đa số là nữ – đều bị quân Kim bắt làm nô lệ, có người còn bị ép làm kỹ nữ. Một con trai khác của Tống Huy Tông là Cao Tông đã chạy đến Lâm An (thuộc Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang ngày nay) và thành lập triều đại Nam Tống. Thảm họa này được gọi là loạn Tĩnh Khang.

*

Sự kiện Tĩnh Khang và kết cục thảm hại của Hoàng đế vô năng Tống Huy Tông. Ảnh: History Bjinovate.

Sau khi bị bắt, Tống Huy Tông và con trai Khâm Tông bị giam giữ tại thành Ngũ Quốc (nay thuộc huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang), ông ta bị dằn vặt tinh thần, đã viết lại rất nhiều bài thơ thể hiện sự hối hận, ai oán, thê lương. Thế nhưng, sự hối hận đó chỉ là để đổ lỗi cho quan viên trong triều về sự ô nhục này, nói rằng “xã tắc sơn hà đều vì đại thần kém cỏi”, mà không nhận ra bản thân vì tội khinh nhờn Phật Đạo Thần, hãm hại Phật giáo, làm xằng bậy mà đưa đến kết quả này.

Có lần, cha con Tống Huy Tông gặp một ông lão đến từ thành Biện Kinh. Hồi tưởng lại chuyện cũ, ba người họ ôm nhau khóc rống, bị thống lĩnh quân Kim nhìn thấy, ra lệnh cho quân lính quật cho hai cha con mỗi người 50 roi. Đêm đó, Tống Huy Tông cắt quần áo thành dải, làm dây chuẩn bị tự sát. Khâm Tông thấy thế, bèn lao ra đỡ cha từ xà nhà xuống, xong hai cha con lại ôm nhau mà khóc.

Xem thêm: Đọc Truyện Đẻ Mướn Tác Giả Nguyễn Hằng My Phần 2, Nguyễn Hằng My

Khi Khâm Tông phát hiện ra thi thể của cha mình, nó đã lạnh cứng như đá. Quân Kim đem thi thể Tống Huy Tông dựng vào hố đá mà thiêu. Được nửa chừng, họ đổ nước vào hố để dập lửa, rồi đưa thi thể cháy dở vào cái hố khác chứa đầy nước. Họ cho rằng nước ngâm xác chết cháy có thể dùng để chế dầu đốt đèn. Quá đau buồn, Khâm Tông cũng định nhảy xuống hố nước để tự kết liễu đời mình. Quân Kim đã ngăn lại, nói rằng người sống nhảy xuống nước thì không dùng làm dầu đốt đèn được.

Lịch sử Trung Quốc có nhiều quan lại và hoàng đế hủ bại, nhưng rất ít người gặp phải số phận bi thảm như Huy Tông. Song không có gì quá ngạc nhiên, vì đàn áp tôn giáo là một trong những tội ác lớn nhất và Huy Tông đã cố ý tiêu diệt Phật giáo ở Trung Quốc.

Lịch sử đang lặp lại?

Đáng tiếc là, ngày nay nhà cầm quyền Trung Quốc lại không rút ra bài học xương máu từ cuộc đời Tống Huy Tông. Cuộc bức hại tín ngưỡng đã đạt đến mức độ chưa từng có sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949. Từ Chiến dịch chống cánh hữu vào năm 1950 nhắm vào giới trí thức, đến Cách mạng Văn hóa xóa bỏ các giá trị truyền thống vào những năm 1960, ĐCSTQ đã không ngừng bức hại công dân của chính nó. Vào tháng 7 năm 1999, nó phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Kể từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 100 triệu học viên trên khắp Trung Quốc và từ các quốc gia khác. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hoàn toàn đối lập với bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ. Chính vì vậy, vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công bằng các chiến dịch phỉ báng quy mô lớn cùng với sự tham gia của hệ thống cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án.

*

Vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ảnh dẫn qua Tinh Hoa Net.

Mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công là do Phòng 610, một tổ chức ngoài pháp luật, và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), nhưng ĐCSTQ đã huy động toàn xã hội bức hại các học viên vô tội. Chẳng hạn như Hiệp hội Luật sư Trung Quốc, một cơ quan chính phủ, giữ vai trò một hội hàn lâm.

Ngày 20 tháng 3 năm 2019, Vương Thần đã thay Vương Nhạc Tuyền làm giám đốc Hiệp hội Luật sư Trung Quốc. Vương Thần là ủy viên của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định tối cao của ĐCSTQ. Trong vòng một tháng, Vương Thần đã lên kế hoạch đào tạo chuyên sâu nhằm tăng cường cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Theo một tài liệu bị rò rỉ có tên “Hồ sơ đào tạo Hiệp hội Luật sư Trung Quốc năm 2019 số 17”, chỉ riêng trong năm 2019, cơ quan này đã tổ chức tám khóa đào tạo. Các diễn giả gồm những người từ Hiệp hội Chống Tà giáo Trung Quốc, Bộ Công an, Trường Đảng Trung ương (còn gọi là Học viện Quản trị Quốc gia), các chi nhánh địa phương của Trường Đảng và các cơ sở giáo dục đại học.

Các học viên là giám đốc và các quan chức chủ chốt từ các chi nhánh của PLAC, các chi nhánh địa phương của Hiệp hội Chống Giáo phái, cũng như hệ thống cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án. Cũng gồm có các quan chức từ hệ thống Phòng 610. Người ta nói rằng ĐCSTQ đã lên kế hoạch leo thang cuộc bức hại Pháp Luân Công vào đầu năm 2020 sau các khóa huấn luyện năm 2019 này. Kế hoạch này đã bị gián đoạn bởi đại dịch virus corona và sau khi tình hình một số nơi ở Trung Quốc được cải thiện, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch xóa sổ trên quy mô lớn, một nỗ lực phối hợp nhằm buộc mọi học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với PLAC và Phòng 610 ở tất cả các cấp, mục tiêu của Hiệp hội Luật sư Trung Quốc là tiêu diệt Pháp Luân Công.

Sự tham gia của Vương Thần trong cuộc bức hại bắt đầu ngay cả trước khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999. Từ Quang Xuân, thuộc hạ của Giang, sau đó là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền vào thời điểm đó, đã triệu tập một cuộc họp với tổng biên tập của 10 tờ báo hàng đầu ở Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1996. Ông ta thẳng thừng yêu cầu các cơ quan truyền thông này đăng các bài báo chống Pháp Luân Công. Vương Thần khi đó là tổng biên tập của Quang Minh Nhật báo, đã tuân thủ chặt chẽ lệnh này và đăng các bài báo vu khống Pháp Luân Công trên trang nhất. Sự việc này khiến công chúng bị mắc lừa và mở đường cho cuộc bức hại sau này.

Sau khi xem những bài viết trên Quang Minh Nhật báo, một số học viên đã đến tòa soạn để gửi tài liệu giải thích sự thật về Pháp Luân Công nhằm làm sáng tỏ những điểm sai lầm trong bài báo. Vương Thần từ chối gặp họ và lệnh cho thư ký ghi lại thông tin liên lạc của các học viên. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Vương Thần đã cung cấp thông tin cho cảnh sát để trả đũa.

Với tư cách là chủ tịch tờ Quang Minh Nhật báo năm 2002 và Thứ trưởng năm 2008, Vương tiếp tục chỉ thị tờ báo này và các phương tiện truyền thông khác bôi nhọ Pháp Luân Công.

Ác giả ác báo

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) thông báo rằng họ sẽ trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền, trong đó có Vương Thần và 13 phó chủ tịch khác của Ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc (NPCSC).

Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông Mike Pompeo tuyên bố rằng các quan chức này không tuân thủ Tuyên bố chung và Luật Cơ bản về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông, khiến người dân Hồng Kông bị tước quyền bầu cử. Ông giải thích, “Việc Bắc Kinh không ngừng tấn công vào các quy trình dân chủ của Hồng Kông đã phá hủy Hội đồng Lập pháp của họ, khiến cơ quan này trở thành bù nhìn, không dám đưa ra phản đối có ý nghĩa nào”.

Ba ngày sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa đã công bố lệnh trừng phạt 17 quan chức Trung Quốc và các quan chức nước ngoài khác vì tội vi phạm nhân quyền. Ông Pompeo cho biết, một trong số đó là Hoàng Nguyên Hùng, cảnh sát trưởng của Phòng Cảnh sát Hạ Môn thuộc Sở Cảnh sát Ngô Thôn, tỉnh Phúc Kiến.

Ông Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng Hoàng bị trừng phạt vì dính líu đến “trắng trợn vi phạm nhân quyền” đối với các học viên Pháp Luân Công.

Xem thêm: Lời Bài Hát Tieu Ngao Giang Ho Che, Hợp Âm Người Tình Mùa Đông

Người Hoa có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Giống như những gì đã xảy ra trong lịch sử với Hoàng đế Tống Huy Tông, một ngày nào đó, những kẻ hãm hại các học viên Pháp Luân Công và ức hiếp những người vô tội khác sẽ phải lãnh hậu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *