Như chúng ta đã biết, trẻ em 3 tuổi sẽ tập trung phát triển về kỹ năng ngôn từ. Chúng sẽ có khả năng làm theo hướng dẫn và bày tỏ nhu cầu cũng như suy nghĩ của mình tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ trẻ mới biết đi sang trẻ mẫu giáo thường có thể hơi gập ghềnh. Mong đợi sự chia sẻ công bằng giữa những cơn buồn phiền và giận dữ, nhưng hãy biết rằng những điều đó đi đôi với sự im lặng và tinh thần sáng tạo.

Đang xem: Cách dạy con ngoan 3 tuoi

Để con được phát triển tốt nhất trong giai đoạn này, bố mẹ cần có những phương pháp dành riêng cho việc dạy trẻ 3 tuổi. Sau đây là bài viết đầy đủ nhất về cách dạy trẻ 3 tuổi đúng cách để trẻ thông minh và nghe lời.

Mời bạn nghe giọng đọc nếu như không có thời gian đọc bài viết
Tóm tắt nhanh những nội dung cần nhớ về cách dạy trẻ 3 tuổi
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 tuổiBố mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi học những gì ?Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy trẻ 3 tuổiMột số câu hỏi thường gặp liên quan đến trẻ em 3 tuổi

Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 tuổi

Chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn trung bình của trẻ 3 tuổi

*

Trẻ em 3 tuổi cần đạt được chiều cao và cân nặng đạt tiêu chuẩn

Trước khi bước vào tìm hiểu về sự thay đổi tâm lý, tính cách của con bạn, chúng ta cần phải biết rằng con mình có đang phát triển tốt về mặt thể chất hay chưa trước. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng của bé trai/bé gái 3 tuổi cần phải đạt được theo chuẩn WHO

Chiều cao Cân nặng
Bé trai Trung bình khoảng 96.1 cm Trung bình khoảng 14.3 kg
Bé gái Trung bình khoảng 95.1 cm Trung bình khoảng 13.9 kg

Bảng đo chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 3 tuổi cần đạt được

Nếu bé trai nặng dưới 11.3 kg và trên 18.3 kg thì có khả năng bé đang bị còi xương hoặc béo phì. Cao dưới 88.7 cm thì có thể bé đang bị lùn, chậm phát triển về chiều cao, thiếu hụt canxi.

Nếu bé gái nặng dưới 10.8 kg và trên 18.1 kg thì bé có thể đang bị còi xương hoặc béo phì. Cao dưới 87.4 cm là đang bị thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn ở độ tuổi của bé, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và canxi vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Tâm lý của trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi sẽ trở nên hiếu động, lém lỉnh hơn nhưng đôi khi chúng sẽ đòi hỏi, đưa ra nhiều yêu sách với bố mẹ và thỉnh thoảng sẽ có những hành động bộc phát khiến cho bố mẹ không thể chấp nhận được. Vì vậy con đường dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời và ngoan ngoãn là không hề dễ dàng.

Đây là lúc tâm lý của con bắt đầu thay đổi khi chuyển giai đoạn từ lúc chập chững biết đi và sống trong vòng tay của ông bà, bố mẹ đến lúc bắt đầu đi mẫu giáo được gặp gỡ, làm quen với biết bao nhiêu bạn mới, người chăm sóc mới cùng hoạt động vui chơi trong môi trường mới.

“Cái tôi” của trẻ được hình thành

Trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu hình thành nên ý thức về cái tôi của bản thân mình. Chúng có khả năng biết cơ thể mỗi người là riêng biệt, phân biệt được giữa con trai và con gái, phân biệt được giữa bản thân mình và thế giới xung quanh.

Khi này, bé đã nảy sinh ra suy nghĩ phân biệt giữa bản thân mình và người khác, đã hình thành nên những suy nghĩ so sánh nhất định. Trẻ sẽ rất hứng thú với những lời nhận xét của người khác về mình, và điều tất nhiên rằng trẻ con đều thích được nhận lời khen từ người lớn.

*

Khi lên 3 tuổi, con muốn được tự quyết định những công việc hàng ngày con làm

“Cái tôi” ở bên trong của bé sẽ liên tục thúc đẩy bé tự làm mọi việc hằng ngày, chúng sẽ muốn làm mọi việc bằng chính bản thân mình và muốn kiểm soát được tất cả đồ vật bên trong nhà như một người lớn thật sự. Chúng không cần ai can thiệp vào cuộc sống hay những hoạt động của riêng mình. Được sống một cách độc lập, tự do là động lực thúc đẩy “cái tôi” của trẻ lên 3.

Bé quan tâm nhiều đến thế giới xung quanh mình

Nếu bố mẹ chịu khó quan sát đến con, ta sẽ thấy bé nhận thức được thế giới mình đang sống và trở nên nhạy cảm hơn với nó. Bé sẵn sàng tương tác trực tiếp với mọi người xung quanh, biết xếp hàng để chờ đợi đến lượt mình và biết chia sẻ đồ chơi với những bạn mà bé yêu quý.

Khi lên 3 tuổi, điều gì xảy đến cũng làm bé tò mò, chúng muốn khám phá bản chất sâu xa của sự vật, sự việc. Dần dần, bé biến đồ chơi của mình thành các môn luyện tập kỹ năng đơn giản và biết dùng các đồ chơi đó làm nên các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ.

Trẻ sẽ để ý hơn đến các vật dụng xung quanh ngôi nhà, chăm chú hơn với các hiện tượng bên ngoài cửa sổ, từng cử chỉ hay việc làm của người lớn cũng được bé để ý hết sức. Trẻ sẽ thích nghịch nước theo những cách khác nhau hay đá bóng, ném bóng cũng là những điều mà bé muốn biết. Hãy để con bạn khám phá thế giới theo cách riêng của chúng.

Thể hiện cảm xúc rõ rệt giữa yêu và ghét

*

Con đã tự ý thức được về cảm xúc của mình, thể hiện tình cảm đối với những người mình thân yêu

Trẻ 3 tuổi đã mạnh dạn hơn rất nhiều, không còn bẽn lẽn, rụt rè với mọi người nữa. Bé tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, mức độ thể hiện được đến đâu sẽ phụ thuộc vào tính cách của từng trẻ khác nhau.

Lúc này, trẻ cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé cũng biết bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân yêu. Nếu bị người lớn quở trách hoặc lên án, bé đã biết xấu hổ, buồn bã và hoảng sợ. Hay khi được bố mẹ khen thưởng, bé sẽ ôm chầm lấy bố mẹ và sự vui vẻ hiện rõ lên khuôn mặt đáng yêu. Giờ đây, bé cũng sẽ có một nhóm các bạn chơi thân mà bé quý mến.

Trẻ 3 tuổi biết làm những gì ?

Cho dù ở bất cứ độ tuổi nào, chúng ta cũng sẽ có những thước đo trình độ nhất định để biết được những kỹ năng tối thiểu mà trẻ cần đạt được trong độ tuổi đó, khi có mục tiêu như vậy, bố mẹ mới có thể cùng con phát triển tốt những khả năng vận động và dạy trẻ 3 tuổi đi đúng hướng phát triển.

Phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Khi lên 3 tuổi, con bạn đã có khả năng nói được tên và tuổi của chúng nếu được bố mẹ dạy và thường xuyên hỏi đến. Con cũng đã trả lời được những câu hỏi đơn giản của người khác, hơn nữa còn nói được những câu có khoảng 5-6 từ, đủ để mọi người hiểu được ý bé đang muốn nói gì.

Ngoài ra, con có thể nhớ được 10 đồ vật quen thuộc và lặp lại các vần điệu đơn giản. Nhờ khả năng ghi nhớ này, bố mẹ hãy kể chuyện cho con nghe thường xuyên, con sẽ kể lại được câu chuyện theo ý hiểu bằng cả những câu nói ngắn và diễn tả qua hành động.

Phát triển kỹ năng nhận thức

Ở độ tuổi này, em bé của bạn sẽ liên tục đặt ra các câu hỏi hiển nhiên mà bé thấy được như: “Mẹ ơi, tại sao bầu trời màu xanh?” hay “Bố ơi, tại sao con chim lại có thể bay được?”,…và hàng đống những câu hỏi khác nữa mà bé tò mò muốn biết. Khi này, bố mẹ đừng tỏ vẻ cáu gắt hay nghĩ rằng điều đó là phiền phức và phớt lờ đi những câu hỏi đó. Bởi chính việc đặt ra những câu hỏi này mới là dấu hiệu cho bạn thấy rằng con đang phát triển rất bình thường.

*

Trẻ 3 tuổi rất tò mò về thế giới xung quanh, vì vậy bố mẹ phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận những câu hỏi “Tại sao…?” từ con

Hãy lắng nghe và tận dụng cơ hội này để kích thích trí thông minh của trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo vào những gợi ý sau đây để biết rằng trong quá trình dạy trẻ 3 tuổi, con mình sẽ nhận thức được những gì và dựa vào đó để hỗ trợ con phát triển trí tuệ tốt hơn.

Gọi tên chính xác các màu quen thuộcHiểu ý nghĩa giống và khác nhau, bắt đầu so sánh các kích thước của đồ vật với nhauTưởng tượng đồ vật theo một cách sáng tạo hơnLàm theo các lệnh bố mẹ đưa ra (thường gồm ba phần)Nhớ các phần của một câu chuyệnHiểu thời gian hơn (ví dụ: sáng, chiều, đêm)Đếm và hiểu khái niệm đếmSắp xếp các đối tượng theo hình dạng và màu sắcHoàn thành các câu đố phù hợp với lứa tuổiNhận biết và xác định các đồ vật và tranh ảnh thông thường

Phát triển khả năng vận động

*

Khi lên 3 tuổi, con đã có những bước chạy tự tin, vững chắc hơn

Giai đoạn này, trẻ vận động tay chân nhiều hơn nên rất cần sự giám sát của người lớn để tránh những tai nạn xảy ra. Chúng sẽ bận rộn di chuyển liên tục. Từ 3 đến 4 tuổi con bạn có thể:

*

Phát triển thể chất ở trẻ 3 tuổi
Đi bộ lên và xuống cầu thang, luân phiên các chân – mỗi bước một chânĐá, ném và bắt bóngLeo tốtChạy tự tin hơn và đi xe ba bánhNhảy và đứng trên một chân trong tối đa năm giâyTiến và lùi dễ dàngCúi xuống mà không bị ngãMặc và cởi quần áo

Biểu đạt cảm xúc và kỹ năng xã hội

Trẻ em càng lớn thì sẽ có nhiều cảm xúc đa dạng hơn, biết quan tâm đến những người xung quanh nếu nhìn thấy bạn khóc hay việc nhìn thấy nét mặt bố mẹ buồn, trẻ biết ra vỗ về và an ủi bạn.

Đây cũng là khoảng thời gian để trẻ 3 tuổi hình thành nên tính cách và cảm xúc cá nhân rõ ràng nhất, bố mẹ hãy để cho con phát triển một cách tự nhiên, tránh nói những điều ảnh hưởng đến cảm xúc hay hành động của bé. Nếu khi này, bố mẹ làm cho bé xấu hổ thì con có thể sẽ bị mất đi khả năng giao tiếp tự tin trước mọi người và trở nên rụt rè, xa cách.

Nếu bố mẹ lỡ thất hứa điều gì với trẻ hoặc đón con muộn giờ tan học, hãy nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu và xin lỗi chúng, các con sẽ hiểu và yêu thương bố mẹ nhiều hơn.

Kỹ năng sử dụng ngón tay

Ở tuổi lên 3, bé có thể sử dụng một số hoạt động khéo léo bằng các ngón tay như:

Cởi và cài cúc áoCầm bút màu và tập vẽ (trẻ có thể vẽ những hình ảnh con vật ít chi tiết)Sử dụng kéo (nhựa) để cắt giấyVặn và tháo chính xác

Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con theo phương pháp Montessori: Hướng dẫn chi tiết

Bố mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi học những gì ?

Ngày nay, bố mẹ đầu tư cho con mình học những kỹ năng mềm từ rất sớm nhưng việc học cái gì là phù hợp khi bé lên 3 tuổi và dạy trẻ 3 tuổi theo phương pháp gì thì bố mẹ nhất định phải biết để nắm được những kiến thức con thu nạp từ các cô giáo có hiệu quả hay không. Sau đây là một số gợi ý về cách dạy trẻ 3 tuổi học và học những gì theo lời khuyên của chuyên gia.

Dạy trẻ 3 tuổi nhận biết màu sắc

*

Trẻ 3 tuổi cần phân biệt được những màu sắc cơ bản

Dù bố mẹ có đang dạy con theo nguyên tắc nào đi chăng nữa thì đừng quên rằng, hãy dạy con biết những màu chính trước (vàng, đỏ, xanh lam), màu phụ sau (cam, xanh lục, tím). Dạy cho bé nhận biết rõ từng màu thật chậm rãi và liên tục nhắc lại để bé không bị lãng quên.

Dạy trẻ 3 tuổi nhận biết màu sắc qua các trò chơi

Việc chơi các trò chơi sẽ làm bé thêm hứng thú và vui nhộn hơn rất nhiều. Đây được coi là cách hiệu quả nhất để dạy con về bài học màu sắc. Hãy trộn những hình khối nhiều màu với nhau rồi cùng con thi xem ai tìm được màu yêu cầu nhanh nhất hoặc trong đống đồ chơi của bé, hãy thi tìm ra những đồ chơi cùng màu, ai tìm được nhiều thứ hơn người đó thắng cuộc.

Bố mẹ đừng quên hỏi lại con tên của những màu đó nhé. Như vậy, bằng việc tổ chức các trò chơi năng động, bé sẽ dễ dàng nhớ những màu sắc hơn.

Nhận diện và nhắc lại

Ở bất cứ nơi đâu, cho dù đang đi trên đường, trong công viên hay đang chơi trong chính căn nhà của mình, bố mẹ hãy chỉ vào các đồ vật, đọc tên màu sắc và yêu cầu bé lặp lại. Từ đó khái niệm về màu sắc sẽ dần hiện ra trong đầu bé rõ hơn.

Chọn thức ăn qua màu sắc

Bằng cách này, bạn có thể dạy bé biết được loại trái cây này tên gì, có màu sắc như thế nào. Các loại màu sắc bắt mắt của trái cây, rau củ sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ, khi con chọn quả dưa hấu, bạn hãy nói rằng quả dưa hấu có ruột màu đỏ, vỏ màu xanh lá.

Dạy trẻ 3 tuổi tô màu trong quyển tập tô

Bạn nên dành một chút thời gian để tô màu cùng con dù có bận rộn đến đâu. Hãy chọn những hình vẽ có chi tiết đơn giản, và nói to tên gọi của màu mà bé dùng để tô vào từng phần trong hình vẽ.

So sánh các đối tượng giống nhau nhưng màu sắc khác nhau

Cách tốt nhất để dạy trẻ 3 tuổi phân biệt màu sắc và sự khác nhau giữa chúng là giới thiệu cho con các loại đồ dùng tuy hình dạng giống nhau nhưng có nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ, quả bóng có màu đỏ, nhưng có những quả bóng khác có màu xanh, màu vàng,… Quan sát sự khác biệt về màu sắc có thể giúp con bạn xác định rõ hơn về vật thể và tên gọi của chúng.

Cách dạy trẻ 3 tuổi học Toán

Như chúng ta đã biết, môn Toán là môn học rất quan trọng trong việc phát triển về trí thông minh, tư duy và logic. Đây là môn học cơ bản nhất để trẻ có thể tiếp cận những môn học khác dễ dàng hơn. Vì vậy, ngay từ khi con lên 3 tuổi, bố mẹ nên cho con làm quen dần với những con số, hình dạng và một số khái niệm cơ bản liên quan đến môn toán.

Bố mẹ hãy tham khảo một số cách dạy trẻ 3 tuổi học Toán dưới đây:

Dạy trẻ 3 tuổi học đếm số

*

Đây là giai đoạn con có khả năng hiểu những con số từ 1 đến 10

Đây là bài học đầu tiên khi con bắt đầu bước vào thế giới Toán học. Trẻ em nhanh quên nhưng nếu bạn rèn cho con thói quen luyện tập đếm số hằng ngày thì chúng sẽ nhớ được rất lâu.

Bước đầu, bạn nên dạy trẻ 3 tuổi đếm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10, bạn vừa đếm vừa chỉ vào 10 đầu ngón tay để minh hoa cho bé. Cứ như vậy mỗi ngày làm đi làm lại nhiều lần những động tác đó, bé sẽ dần nhớ và khắc ghi trong đầu. Sau khi thành thạo đếm từ 1 đến 10, bạn hãy dạy bé đếm những chữ số hàng chục.

Thường xuyên kiểm tra con bằng cách nhờ bé lấy đồ vật trong nhà giúp bạn kèm theo số lượng bao nhiêu, ví dụ: “Con cho mẹ mượn 2 thứ đồ chơi nhé!”

Bạn cũng có thể dạy bé biết thế nào là tổng số đếm bằng cách bạn nhờ bé đếm các viên kẹo trong đĩa rồi hỏi con rằng “Vậy trong đĩa có tất cả bao nhiêu viên kẹo nhỉ?”, nếu con bạn lúng túng, hãy trả lời giúp con, điều này sẽ giúp bé sớm biết được tổng số đếm là như thế nào.

Ngoài việc hỏi con thường xuyên, bố mẹ cũng có thể cùng con tô màu vào các con số. Việc này giúp con củng cố lại kiến thức về màu sắc tốt hơn và cũng giúp con ghi nhớ được mặt số lâu hơn.

Dạy trẻ 3 tuổi nhận biết hình khối

Khi trẻ 3 tuổi, chúng đã có khả năng nhận biết có hình khối cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật,… Bố mẹ nên chuẩn bị cho con bộ hình khối hoặc mua bộ lắp ráp có thể ghép thành những hình khối khác nhau và bắt đầu giới thiệu cho bé cách nhận diện hình học.

*

Khi dạy con về hình khối, bố mẹ hãy đồng thời giới thiệu cho con về mối quan hệ trong không gian

Các cách luyện tập khả năng như bé vẫn tương tự như học đếm số, bố mẹ nên thường xuyên gợi hỏi con, chơi cùng con, nhờ con lấy 1 hình khối theo yêu cầu của bố mẹ.

Trong khi học xếp các hình khối, bố mẹ hãy đồng thời dạy con xác định được hình dạng cụ thể và giới thiệu về mối quan hệ trong không gian. Khơi gợi cho con sự sáng tạo bằng cách dạy con ghép những hình khác nhau để tạo ra một hình mới. Ví dụ, 2 hình vuông xếp cạnh nhau sẽ tạo ra hình chữ nhật.

Để con nhớ mặt có hình khối lâu hơn, bố mẹ hãy sáng tạo ra một số trò chơi liên quan đến hình khối như: trộn các hình khối lẫn lộn lại với nhau rồi thi xem ai tìm được nhiều hình khối theo yêu cầu nhất thì người đó sẽ thắng cuộc hay dùng đất nặn để nặn ra những hình dạng tương tự với từng loại hình khối khác nhau.

Dạy trẻ 3 tuổi học về kích thước, phân loại

Trẻ 3 tuổi đã có khả năng nhận biết được kích thước đồ vật cũng như việc phân loại được chúng. Mẹ hãy dạy con cách so sánh các đồ vật có kích thước khác nhau như: quần áo của bố mẹ rộng hơn quần áo của con, bát to dùng để đựng canh và bát nhỏ dùng để ăn cơm hoặc trong số đồ chơi của con thì cái nào lớn hơn so với cái nào,…

Con cũng có thể sắp xếp các hạng mục lớn, nhỏ, các đồ có cùng màu sắc giống nhau và cũng phân loại được ra các đôi tất cùng màu xếp với nhau. Nhờ đó, khả năng logic của trẻ cũng được phát triển hơn qua các cách so sánh, phân biệt đồ này.

Dạy trẻ 3 tuổi học chữ

Khả năng của trẻ được phát triển mạnh nhất trong giai đoạn trẻ 3 tuổi. Để thành công trong việc dạy con thuộc bảng chữ cái, tính kiên nhẫn của bố mẹ là điều quan trọng nhất.

*

Bố mẹ hãy kích thích sự yêu sách của con bằng cách cho con tiếp xúc với những quyển sách có nhiều màu sắc

Bước đầu tiên để giúp con tò mò với chữ cái, bố mẹ hãy kể chuyện cho con nghe và cho con tiếp xúc với những quyển sách dạy chữ cái có nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh minh họa. Bố mẹ không nên sử dụng luôn những thẻ cứng chỉ có chữ cái đơn điệu hoặc nghe âm thanh của từng chữ cái vì điều đó sẽ gây cho con tính học thụ động và không hứng thú.

Dưới đây là một số cách dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái:

Dạy trẻ 3 tuổi học chữ cái có trong tên của bé

Bố mẹ hãy viết rõ những chữ cái có trong tên của con vào từng mảnh giấy riêng rẽ rồi ghép chúng lại thành tên hoàn chỉnh, vừa chỉ vừa đọc rõ từng chữ cái. Lâu dần, bé sẽ nhận ra rằng những chữ cái này khi đặt gần nhau sẽ được tên của mình. Khi con biết được điều này rồi, bố mẹ hãy gắn bảng tên bé trên những đồ vật cá nhân của con, nhờ đó con đã biết được những thứ gì thuộc về mình.

Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe

Như đã nói bên trên, thói quen kể chuyện cho con nghe là việc rất quan trọng để khởi đầu cho việc dạy trẻ 3 tuổi bắt đầu làm quen với con chữ. Khi được nghe những câu chuyện và những cuốn sách hay, con sẽ nghĩ ra nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung đó để hỏi bố mẹ và đưa ra thảo luận đóng góp, đó thực sự là những dấu hiệu tốt, chúng giúp trẻ xây dựng và phát triển ngôn ngữ nói.

Mỗi một quyển sách sẽ mang đến cho con những suy nghĩ, quan điểm riêng về nó. Lời văn được viết trong sách là những câu từ có nhịp điệu, vì vậy mẹ hãy đọc với âm giọng đặc biệt, phong cách đọc riêng để giúp con phần nào hiểu được những hình ảnh minh họa trong đó nói lên điều gì.

Thời gian trẻ 3 tuổi được hoạt động với sách càng nhiều, thì con sẽ càng yêu sách khi con lớn lên. Sách mang lại cho con những câu trả lời về tất cả mọi điều mà con tò mò xung quanh, nó mang lại rất nhiều điều hữu ích trong cuộc sống hiện tại và sau này của con.

Việc học phải đi đôi với thực hành

Khi dạy trẻ 3 tuổi học chữ, bố mẹ không nên chỉ dạy con cách đọc, phải chỉ ra từng mặt chữ cho con biết và dạy con đọc chính xác chữ đó. Nếu cứ để con học vẹt theo thứ tự bảng chữ cái, con sẽ hình thành thói quen khuôn mẫu, khi tiếp xúc với những chữ ngẫu nhiên, con cần phải dò lại bảng chữ cái xem chữ đó là gì. Từ đó, kỹ năng phản xạ của bé bị giảm sút, mất thời gian và trẻ sẽ mất đi tính linh hoạt trong học tập.

*

Bố mẹ đừng quá khắt khe trong việc dạy con học chữ, hãy cho bé thời gian chuẩn bị đón nhận những kiến thức mới

Trong quá trình dạy trẻ 3 tuổi học bảng chữ cái, bố mẹ cần lưu ý rằng, đây là độ tuổi rất nhạy cảm nên bố mẹ đừng quá khắt khe về việc phát âm chuẩn ngôn ngữ, hãy cho bé thời gian để rèn luyện, con có đến 2 năm để học thành thạo bảng chữ cái trước khi bước vào lớp 1. Vì vậy, bố mẹ cần tạo cho con một môi trường học thật thoải mái để con thật tự tin trong việc học tập về sau.

Bố mẹ hãy luôn là tấm gương sáng để con noi theo và con có thể hoàn thiện bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Những hành động giao tiếp, ứng xử của bố mẹ hằng ngày cũng là thứ mà con sẽ học hỏi được và quyết định tính cách sau này của con.

Dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh

Đây là giai đoạn phù hợp để dạy trẻ 3 tuổi bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Bố mẹ đừng lo lắng việc con sẽ nhầm lẫn giữa 2 ngôn ngữ khác nhau vì con có khả năng phản xạ rất nhanh, con có thể tiếp thu kiến thức và phân biệt được giữa 2 loại ngôn ngữ này. Việc học tiếng Anh tạo nền tảng cho khả năng về ngoại ngữ của con sau này.

Dưới đây là một số gợi ý cách dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh bố mẹ có thể tham khảo:

Học tiếng Anh từ những đồ vật quen thuộc hằng ngày

Bố mẹ hãy dạy con các từ vựng về đồ vật quanh nhà trước tiên, sau đó thường xuyên chỉ vào đồ vật và đố con, việc này giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ và phản xạ tốt. Một thời gian khi bé dần quen với việc đọc, bố mẹ hãy gắn các thẻ tên viết bằng tiếng Anh lên những đồ vật đó để con dần hình dung ra được cách viết của những từ đó.

Dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh qua tranh vẽ, hình ảnh

*

Bố mẹ hãy nghĩ ra những trò chơi để con cảm thấy hứng thú hơn khi học tiếng Anh

Những hình ảnh với nhiều màu sắc luôn làm cho trẻ em hứng thú hơn. Nếu những đồ vật trong nhà không đủ sức hấp dẫn đối với con, bố mẹ nên mua những cuốn sách thiếu nhi có hình ảnh bắt mắt theo nhiều chủ đề như: đồ vật, màu sắc, rau củ quả, con vật,… Như vậy, bé có thể tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả và còn hứng thú hơn với việc khám phá thế giới xung quanh mình.

Xem thêm: Con Gái Yêu Bằng Tai Con Trai Yêu Bằng Mắt, 2 Bí Kíp Để Nàng Lung Lay

Dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh qua các bài hát

Những bài hát có giai điệu vui nhộn với từ vựng đơn giản cũng sẽ giúp bé tiếp thu được lượng từ vựng đáng kể.

Việc dạy trẻ 3 tuổi học tiếng Anh là rất tốt nhưng bố mẹ cần lưu ý rằng chỉ dạy con khi con thực sự muốn học, tránh gây ra những hành động mang tính chất ép buộc vì như vậy sẽ làm con sợ học môn tiếng Anh hơn. Bố mẹ chỉ nên dạy con học tiếng Anh trong khoảng 5-10 phút cho mỗi lần học.

Đừng đưa ra quá nhiều từ vựng trong cùng một lúc làm con khó nhớ, ta chỉ nên giới thiệu cho bé 3 từ trong 1 lần học để bé kịp ghi nhớ. Hãy đặt ra thời gian tổng ôn lại các từ bé đã được học, ví dụ 2 ngày bố mẹ sẽ kiểm tra 1 lần các từ bé đã học từ đầu đến hôm đó hoặc ôn theo tuần, theo tháng.

Có thể bạn quan tâm: Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Cách giúp bé vượt qua

Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi nửa đêm dậy khóc

Giấc ngủ là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ vì nó cho phép não bộ xử lý thông tin mới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ chất lượng có thể hỗ trợ phát triển cả nhận thức và cảm xúc. Vì lý do này, việc giải quyết vấn đề về giấc ngủ là hết sức cần thiết.

*

Vấn đề khóc đêm của trẻ thường xuất hiện khi trẻ lên 3

Nguyên nhân gây ra việc khóc đêm ở trẻ 3 tuổi

Thứ nhất: Ban ngày trẻ hoạt động quá nhiều làm cho não bộ lúc nào cũng ở trạng thái hưng phấn. Trong khi đó, ở giai đoạn này, hệ thống thần kinh trong não bộ của bé chưa phát triển hoàn thiện làm cho giấc ngủ của bé không sâu, dễ bị giật mình khi đang ngủ,… Cùng với đó là do quá nghịch ngợm nên bé thường nghĩ nhiều về những trò chơi ban ngày chơi rồi ngủ mê. Từ đó gây ra tình trạng thiếu ngủ, thức giữa đêm và khóc.

Thứ hai: Do biếng ăn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, còi xương. Sự phát triển thiếu hụt về thể chất làm cho thể lực của bé bị suy giảm, từ đó làm giảm chất lượng của giấc ngủ.

Thứ ba: Ảnh hưởng về tâm lý. Khi con bạn thức đêm và khóc, có thể bé đang chịu ảnh hưởng về tâm lý. Ví dụ như: bạn ngày bé bị ai đó dọa nạt, chứng kiến cảnh tượng người lớn xô xát nhau/ đánh nhau,… điều đó khiến thần kinh của trẻ bị căng thẳng và gây ra ám ảnh.

Thứ tư: Bé quấy đêm khi bị ốm, sốt. Khi bị ốm, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong người, con khó khăn trong từng nhịp thở và khó chìm vào giấc ngủ sâu. Vì vậy, việc quấy khóc vào ban đêm khi trẻ bị ốm là hiện tượng hết sức bình thường.

Phương pháp giúp trẻ 3 tuổi xóa bỏ tình trạng bật dậy khóc nửa đêm

Khi bé ngủ, bố mẹ nên tạo cho con một môi trường thoải mái nhất để giấc ngủ được đảm bảo. Điều cơ bản nhất là bố mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo thật mềm mại, rộng rãi, thấm hút mồ hôi để con dễ dàng chuyển tư thế khi ngủ.

Trước khi trẻ ngủ, mẹ nên tạo ra không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn và ánh sáng của tivi, điện thoại. Để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn mẹ nên bật những bản nhạc không lời có giai điệu nhẹ nhàng để giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ.

Quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của con cũng là một điều bố mẹ cần chú ý. Bố mẹ nên tâm sự về những việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của con và đưa ra những lời khuyên chân thành nhất để con cảm thấy yên tâm trong lòng. Giữ tâm lý thoải mái cũng là nền tảng cho con phát triển tốt những kỹ năng về sau này.

Ngoài ra, mẹ cũng cần xây dựng khẩu phần ăn cho con hợp lý khi trẻ 3 tuổi, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết trong thực đơn ăn hằng ngày của con như: Canxi, vitamin D3, MK7, FOS, DHA, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin E, protein, chất khoáng,… để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giảm thiểu ốm vặt và tăng cường trí tuệ.

Trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

*

Trẻ 3 tuổi bướng bỉnh và không muốn bị áp đặt

Chắc hẳn, bố mẹ sẽ rất đau đầu khi con của bạn trở nên ngang bướng, ương ngạnh hơn thời điểm trước đó rõ rệt. Có thể nói, ở giai đoạn 3 tuổi, tâm lý của trẻ đang thay đổi, bé muốn tự lập hơn và đưa ra các ý kiến của riêng mình. Vì vậy, để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này là điều không dễ dàng đối với ba mẹ.

Nguyên nhân

Thứ nhất: Mâu thuẫn trong cách dạy con

Đây là mối mâu thuẫn giữa cách dạy con giữa bố với mẹ hoặc giữa bố mẹ và ông bà. Nếu những người lớn trong nhà không đồng nhất quan điểm dạy con với nhau, con không biết nên nghe ý kiến của ai. Từ đó, bé sẽ lấy đó làm cơ hội để đòi hỏi, làm nũng và mè nheo người lớn trong gia đình.

Thứ hai: Bố mẹ chưa hoàn thành trách nhiệm là tấm gương tốt cho con học hỏi

Chúng ta không thể đòi hỏi con mình phải cư xử tốt, có thái độ tốt khi mà ngay cả bố mẹ chúng còn không thể dung hòa được mối quan hệ của họ với nhau hoặc với những người khác. Trẻ con thường bắt chước các hành vi của người lớn rất nhanh, vì vậy bố mẹ hãy chủ động tạo cho con một môi trường tốt nhất để phát triển về tư duy cũng như cách ứng xử.

Thứ ba: Bố mẹ gây áp lực cho con

Khi bố mẹ cứ đòi hỏi bé 3 tuổi phải làm tốt mọi việc bố mẹ mong muốn, nếu con không làm được con sẽ phá hỏng nó và làm trái ý lời bố mẹ. Tệ hơn nữa, điều đó làm bố mẹ tức giận và xử lý con bằng đòn roi, mắng mỏ. Tất cả những điều này sẽ tạo ra những hình ảnh xấu của bố mẹ trong tâm trí con, con sẽ trở nên bất mãn và quay ra phản kháng.

Thứ tư: Trẻ bị tác động xấu bởi những hoạt động không lành mạnh

Môi trường học tập và vui chơi sẽ quyết định nên phần lớn tính cách của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy để ý tới những điều mà con thường tiếp xúc hàng ngày nhé.

Phương pháp

Thứ nhất: Khuyến khích và khen ngợi trẻ

Bố mẹ nên thường xuyên dành cho con những lời khen ngợi mỗi khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ gì, cho dù sản phẩm của con tuy chưa được xuất sắc và đẹp đẽ nhưng bố mẹ hãy khen ngợi con và động viên con cố gắng phát huy tốt hơn trong những lần sau.

Thứ hai: Đặt ra kỷ luật và nhất quán chúng

Những thành viên trong gia đình có trẻ em nhỏ, tất cả những người lớn phải thống nhất quan điểm nuôi dạy con cái theo một hướng nhất định và áp dụng một cách rõ ràng, không được thay đổi nó. Dần dần, trẻ sẽ quen với những quy định đó và tạo thành thói quen cho bé. Thêm nữa, bố mẹ hãy đặt ra hình phạt nếu trẻ làm sai nhé.

Thứ ba: Giữ bình tĩnh khi con bạn không nghe lời

Không phải con bạn lúc nào cũng nghe lời người lớn. Khi đó, bạn hãy giữ bình tĩnh, không được nóng giận, quát mắng con. Hãy cho con thời gian suy nghĩ và giải thích cho bé hiểu dần dần.

Thứ tư: Trẻ em cần được tôn trọng

Ai cũng có quyền được người khác tôn trọng và trẻ em cũng không ngoại lệ. Bố mẹ hãy đóng vai trò như một người bạn của con, bày tỏ sự tôn trọng nhất định đối với bé. Nhờ vậy, bé cũng sẽ giữ sự tôn trọng như vậy khi cư xử với người lớn hơn.

Thứ năm: Tạo cho con quyền được lựa chọn

Trẻ con không thích bị người lớp ép buộc phải làm cái này, phải làm cái kia, và phải làm những thứ mà chúng không thích. Vì vậy, hãy đưa ra cho con nhiều sự lựa chọn trong cách xử lý một vấn đề. Ví dụ: Hãy để cho con tự quyết định những bộ quần áo con muốn mặc, con muốn ăn gì vào bữa trưa/bữa tối,.. Nhưng bố mẹ đừng quên góp ý vào những ý kiến của bé nhé.

Thứ sáu: Dành cho con tình yêu thương

Tình yêu của bố mẹ đối với trẻ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng. Bố mẹ hãy tương tác, giúp đỡ con thật nhẹ nhàng, chu đáo để con có thể cảm nhận được là bé đang được sống trong sự quan tâm của bố mẹ. Con sẽ cảm thấy yên tâm và cố gắng làm những việc cho bố mẹ cảm thấy hài lòng và vui vẻ một cách tự nguyện.

Bé 3 tuổi bị rối loạn lo âu

*

Khi trẻ lên 3 tuổi, có nhiều vấn đề xảy đến làm con chưa kịp thích ứng nổi và xảy ra tình trạng rối loạn lo âu

3 tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu đến trường mẫu giáo, bé sẽ không còn được ở bên cạnh mẹ 24/24 nữa. Bỗng nhiên, bé bị xa người đã luôn bên cạnh mình từ khi mình sinh ra cùng với đó là môi trường ở trường mầm non cũng rất khác so với ở nhà. Vì vậy, con có cảm giác lo lắng, không an toàn mỗi khi không có mẹ ở bên.

Biểu hiện

Luôn tỏ ra lo lắng và khóc đòi trước khi xa ông bà, bố mẹTrẻ không chịu đi học, khó hòa nhập với cô giáo, bạn bè, chỉ muốn gần gũi với người thân hay chăm sóc béRối loạn giấc ngủ: cần phải có bố mẹ ngủ bên cạnh, sợ bóng tối, hay gặp ác mộng, mặt buồn bãDễ cảm thấy choáng váng, nghẹt thở, không thoải mái khi có đông người lạ

Nguyên nhân

Trẻ em có thể cảm thấy lo lắng về những điều khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. Hiện tượng lo âu khi bé lên 3 tuổi là cũng đóng góp một phần trong quá trình phát triển của trẻ.

Từ khoảng 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ nhỏ rất thường có cảm giác lo lắng về sự chia ly. Chúng có thể trở nên đeo bám và khóc khi bị tách khỏi bố mẹ hoặc người chăm sóc của chúng. Trẻ em thường khó nắm bắt sự thay đổi môi trường sống và có thể trở nên lo lắng sau khi chuyển nhà hoặc khi bắt đầu một trường học mới.

Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo cũng thường phát triển những nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh cụ thể. Những nỗi sợ hãi phổ biến trong thời thơ ấu bao gồm động vật, côn trùng, bão, độ cao, nước, máu và bóng tối. Những nỗi sợ hãi này thường sẽ tự biến mất dần dần khi bé lớn hơn.

Trẻ cũng có thể suy nghĩ và hành xử bằng cách lo lắng bằng nếu được quan sát người khác, hoặc chính bản thân bé từng trải qua những trải nghiệm đáng sợ. Trẻ cũng bị ám ảnh khi chứng kiến những cuộc tranh cãi và xung đột trong gia đình, điều đó khiến trẻ cảm thấy bất an và lo lắng.

Phương pháp

Bố mẹ là người chăm sóc tốt nhất để cho con vượt qua thời kỳ rối loạn âu lo khi trẻ lên 3 tuổi, bạn đóng vai trò như người bạn thân của trẻ, luôn đồng hành, tâm sự với con về tất cả mọi thứ trong thế giới bé nhỏ của con.

Đầu tiên và quan trọng nhất là phải nói chuyện với con bạn về sự lo lắng của chúng. Hãy trấn an con và cho con cảm thấy rằng bạn hiểu con đang cảm thấy thế nào. Bạn giải thích cho bé biết lo lắng là gì và những tác động xấu mà nó gây ra đối với cơ thể chúng ta. Bạn có thể mô tả sự lo lắng giống như một làn sóng tích tụ rồi lại biến mất.

Bố mẹ nên dạy con cách nhận biết các dấu hiệu lo lắng ở bản thân, khuyến khích con bạn kiểm soát sự lo lắng của chúng và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trẻ em ở mọi lứa tuổi cảm thấy yên tâm hơn khi mọi việc được diễn ra theo thói quen, vì vậy hãy cố gắng tuân thủ các thói quen hàng ngày đều đặn.

Nếu con bạn đang lo lắng vì những sự kiện đau buồn, chẳng hạn như mất mát hoặc chia ly, hãy tìm những cuốn sách hoặc bộ phim có thể giúp chúng hiểu được cảm xúc của mình. Nếu bạn biết sắp có thay đổi, chẳng hạn như chuyển nhà, hãy chuẩn bị cho con bạn bằng cách nói chuyện với chúng về những gì sắp xảy ra và tại sao.

Thử thực hành các kỹ thuật thư giãn đơn giản với con bạn, chẳng hạn như hít thở sâu 3 nhịp (thở chậm, hít vào đếm đến 3 và thở ra và giữ 3 giây).

Sự phân tâm có thể hữu ích cho trẻ nhỏ. Ví dụ, nếu chúng lo lắng về việc đi học mẫu giáo, hãy cùng bé chơi các trò chơi trên đường đến trường, chẳng hạn như xem ai có thể phát hiện ra nhiều ô tô màu đỏ nhất.

Hãy biến hộp khăn giấy rỗng thành hộp chưa đựng “lo lắng”. Yêu cầu con bạn viết về hoặc vẽ ra những lo lắng của chúng và “bỏ” chúng vào hộp. Sau đó, bạn có thể sắp xếp các hộp cùng nhau vào cuối ngày hoặc tuần.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến trẻ em 3 tuổi

Về chữ sốNếu bạn thử hỏi những đứa trẻ 3 tuổi về số tuổi của chúng, chúng sẽ tự hào giơ đúng số ngón tay bằng số tuổi của mình. Con bạn bắt đầu nhận ra rằng những ngón tay mà nó đang giơ lên tương ứng với một con số có ý nghĩa thực tế. Đừng ngạc nhiên nếu “ba” là con số yêu thích của anh ấy – và câu trả lời cho mọi câu hỏi “Bao nhiêu?” trong khoảng thời gian đó.Hầu hết trẻ 3 tuổi có thể đếm đến ba và biết tên chính xác của một vài số trong khoảng từ số một đến số mười. Con bạn cũng đang bắt đầu nhận biết được các số từ một đến chín.

Về chữ cáiTrẻ em có thể nhận ra khoảng một nửa số chữ cái trong bảng chữ cái và bắt đầu biết kết nối giữa các chữ cái với âm thanh của chúng. (Giống như chữ “s” tạo ra âm / s /.)

Vấn đề này đã được Nghiên cứu bởi Khoa Tâm lý học thuộc trường Đại học Washington (Mỹ). Kết quả cho thấy nguyên nhân của việc này là do não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Trẻ có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình trước mặt mẹ, chúng luôn nghĩ rằng mình phải cố tỏ ra ngoan ngoãn và cư xử tốt trước mặt người lạ. Vì vậy, khi con thấy mẹ, con lập tức bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài luôn. 

Một số nguyên nhân khác:Con muốn thu hút sự chú ý của mẹKhi con cảm thấy mẹ không chú ý đến mình, con sẽ khóc lên. Có thể do mẹ đã chia sự quan tâm của mình cho anh chị em, những người khác trong nhà hay cho công việc của mẹ. Vì không thể nói lên cảm xúc của mình hay giải thích cho mẹ hiểu nên con đã thay lời kêu gọi ấy bằng việc “khóc”. Lúc ấy, ít nhất con cũng đã được mẹ quay ra nói với con vài câu cho dù đôi khi đó là những lời trách phạt.

Con muốn kiểm tra tình cảm mẹ dành cho mìnhCó thể bố mẹ thấy điều này là vô lý nhưng khi bên mẹ, con cảm thấy mình có thể bộc lộ hết tính cách riêng của bản thân như: ngỗ ngược, không nghe lời, đi quá giới hạn,… Điều này không đồng nghĩa với việc con bạn cố tình hư, mà đó chỉ là sự phát triển tâm lý bình thường giúp con xác định ranh giới trong mối quan hệ giữa mẹ và con. Bên cạnh đó, con cũng sẽ có điểm dừng nếu như mẹ nói “Không được”.

Con đang muốn ở mẹ một điều gì đóKhi trẻ đang muốn đòi hỏi một điều gì đó mà không được, thay vì thuyết phục bố mẹ thì trẻ lại la hét và khóc. Chắc chắn với kinh nghiệm làm mẹ của mình, bạn sẽ biết được mục đích sau đó của con là gì và nếu bạn không đồng ý với điều con muốn, hãy kiên định và giữ vững quyết định của mình đến cùng để làm gương cho những lần sau.

Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thỏa mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.

Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.

Tự tiện: là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó.

Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.

Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ đang nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

Chuyên quyền: ở những gia đình có duy nhất một trẻ sẽ dễ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.

Để có một giấc ngủ ngon và sâu là một trong những điều quan trọng nhất tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ sẽ hình thành được thói quen ngủ của mình cho cả sau này. Trẻ nên ngủ khoảng từ 10-12 tiếng mỗi ngày, lên giường ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối và dậy khoảng từ 6-8 giờ sáng. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt hơn cho trẻ. 

Tự kỷ là tên của một dạng hội chứng khi trẻ bị thiếu hụt kỹ năng trong phong cách giao tiếp. Nếu trẻ mắc bệnh tự kỷ dạng nhẹ, quá trình tương tác với mọi người sẽ khó khăn hơn, trẻ khó kiểm soát ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi của mình. Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời, tình trạng sẽ dần xấu đi và trẻ trở nên cách ly với mọi người, luôn nhốt mình trong phòng, sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh. 

Trẻ em tự kỷ dạng nhẹ bố mẹ sẽ khó phát hiện ra vì con vẫn có trí tuệ bình thường. Con vẫn có mối quan hệ thân thiết với bố mẹ, anh chị và người thân nhưng không thường kết bạn đồng trang lứa và khó hòa nhập với các bạn. Với biểu hiện như vậy, bố mẹ sẽ nghĩ đó là do tính cách riêng của bé. Về ngôn ngữ, con vẫn nói được những câu đơn giản, khuôn mẫu nhưng khả năng đối thoại rất kém, câu thoại sơ sài. 

Nếu khi bố mẹ hay người khác gọi tên bé mà con không thường đáp lại ngay, hoặc trẻ luôn làm theo ý mình, ít khoe sở thích, ít hợp tác chia sẻ với bạn bè, không biết chơi những trò chơi tưởng tượng,… Trẻ thường giảm tập trung khi bố mẹ nói, phớt lờ đi ý kiến của bố mẹ, kết hợp với nhiều biểu hiện đó nhưng ở mức độ nhẹ thì bố mẹ cần chú ý có khả năng con đang mắc chứng tự kỷ nhẹ và cần đưa đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời. 

ADHD (Attention-deficit/hyperactivity disorder) là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất khi trẻ còn nhỏ. Nó thường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời thơ ấu và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ ADHD có thể gặp khó khăn khi chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không suy nghĩ về kết quả sẽ ra sao) hoặc hoạt động quá mức.

Nhiều triệu chứng ADHD, chẳng hạn như mức độ hoạt động với mức độ cao, khó nằm yên trong thời gian dài và khả năng chú ý hạn chế, thường xảy ra với trẻ nhỏ nói chung. Sự khác biệt ở trẻ ADHD là sự hiếu động và kém chú ý của chúng là quá mức so với tuổi và gây ra tình trạng phiền muộn và các vấn đề hoạt động ở nhà, ở trường hoặc với bạn bè.

Dấu hiệu:Không thể ngồi yên trong khoảng thời gian nhất địnhNói quá nhiều, luôn làm ồn, làm phiền mọi ngườiGặp khó khăn khi xếp hàng chờ đến lượtLuôn leo trèo, chạy nhảy khi đến những nơi lạ, di chuyển như cơ thể được gắn “động cơ”Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí yên tĩnhKhông tuân theo hướng dẫn và không hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ bố mẹ đặt raLàm gián đoạn hoặc tự tiện xâm nhập đồ của người khác (ví dụ: cắt ngang cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động hoặc bắt đầu sử dụng những thứ của người khác mà không được phép).

Cô giáo yêu trẻ con, đam mê học hỏi và ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào quá trình đồng hành cùng con trẻ.Tôi mong muốn tất cả các ba mẹ đều trở thành những người đồng hành hạnh phúc bên con, hỗ trợ con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Kinh nghiệm làm việc:- Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF;- Cố vấn chuyên môn mở trường, chuyển đổi sang phương pháp Montessori (Bill Gates Thái Bình, Helios Montessori Preschool, PNN Preschool…);- Phụ trách chuyên môn chương trình giáo dục tại gia đình POH Acti;- Nguyên hiệu phó chuyên môn trường mầm non Casa Dei Picconi (CS NNKT);- Cựu đồng sáng lập công ty cổ phần giáo dục Kidstime.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Xem thêm: Chữ Cái Tiếng Anh Nào Mà Nhiều Người Thích Nghe Nhất? Giải Brain Out

Δ

Tác giả Hương Nguyễn Montessori

*

Cô giáo yêu trẻ con, đam mê học hỏi và ứng dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến vào quá trình đồng hành cùng con trẻ.Tôi mong muốn tất cả các ba mẹ đều trở thành những người đồng hành hạnh phúc bên con, hỗ trợ con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.Kinh nghiệm làm việc:- Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF;- Cố vấn chuyên môn mở trường, chuyển đổi sang phương pháp Montessori (Bill Gates Thái Bình, Helios Montessori Preschool, PNN Preschool…);- Phụ trách chuyên môn chương trình giáo dục tại gia đình POH Acti;- Nguyên hiệu phó chuyên môn trường mầm non Casa Dei Picconi (CS NNKT);- Cựu đồng sáng lập công ty cổ phần giáo dục Kidstime. Đọc thêm…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *