Tiết kiệm tiền là một hành động, cũng là một thói quen tốt mà bất cứ đối tượng nào cũng cần phải học hỏi. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là chi li, keo kiệt mà nhằm thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai cũng như phòng trừ những bất trắc trong cuộc sống. Nội dung bài viết ngay dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài cách tiết kiệm tiền cho học sinh, du học sinh, sinh viên đơn giản, hiệu quả nhất.
Đang xem: Cách để dành tiền hiệu quả cho hoc sinh
Các cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc dạy học sinh tiết kiệm tiền từ khi còn nhỏ là quá sớm. Tuy nhiên, không có gì là quá sớm khi chúng ta càng dạy con em từ nhỏ thì sẽ giúp các em hiểu sớm hơn, biết cách sử dụng tiền, trân trọng giá trị đồng tiền được làm ra như thế nào, tạo được thói quen tốt để xây dựng nền tảng tương lai.
Việc giáo dục cho con em cách tiết kiệm tiền từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tạo tiền đề vững chắc, xây dựng được thói quen và giúp học sinh hiểu được giá trị của đồng tiền. Bên cạnh đó, chính bản thân học sinh khi tiết kiệm tiền cũng sẽ tự tạo ra được một nguồn kinh tế riêng của bản thân, giảm áp lực, gánh nặng cho bố mẹ sau này.
Tiết kiệm tiền là thói quen tốt cần được phụ huynh giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vậy làm gì để tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh? Hãy tham khảo những cách dưới đây:
Tận dụng sách giáo khoa hay đồ dùng học tập cũ vẫn dùng được
Việc mua những bộ sách giáo khoa mới thường khá tốn kém chi phí. Do vậy, bạn có thể mua lại những bộ sách giáo khoa của các anh chị đi trước, mua lại tại các cửa hàng sách cũ, hoặc đổi sách cũ lấy sách mới.
Bên cạnh đó, một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 nữa là hãy tận dụng triệt để giá trị sử dụng của những đồ dùng học tập. Bạn có thể sử dụng lại chiếc cặp sách từ năm trước cho đến khi không còn sử dụng được nữa thì thôi. Hay mua cây gọt bút chì để gọt lại cây bút chì vẫn còn dùng được. Thay vì mua một cây bút mới khi hết mực thì bạn có thể mua ngòi bút để thay vào cây bút cũ. Những loại thước nhựa cứng rất dễ bị gãy, bạn sẽ phải mua mới thường xuyên, để tiết kiệm tiền và sử dụng lâu dài, hãy mua những loại thước dẻo,…
Tiết kiệm tiền bằng cách hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt, các hoạt động giải trí
Học sinh thì làm sao có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ các loại đồ ăn vặt như trà sữa, gà rán, phô mai, khoai tây chiên,… Tuy nhiên, đây chính là “thủ phạm” khiến tiền trong túi của bạn cứ thế mà bay. Do vậy, hãy chỉ nên tự thưởng cho bản thân mình những món đồ ăn đó 1 – 2 lần mỗi tuần là được rồi. Mà những loại đồ ăn nhanh thường không tốt cho sức khỏe, nên hạn chế được tối đa các tốt nhé các teen-er!
Hạn chế mua những món ăn nhanh là cách giúp học sinh tiết kiệm tiền hiệu quả.
Ngoài ra, không ít học sinh còn sẵn sàng bỏ tiền của mình ra để “nuôi” thần tượng như mua vé xem show, mua đĩa,… rồi các hoạt động xem phim, hát hò khác. Những hoạt động này tốn không ít chi phí. Do vậy, nếu có đam mê hãy tận dụng những ưu đãi giảm giá cho học sinh để tiết kiệm được chút nào hay chút đó.
Sử dụng sách miễn phí tại thư viện
Những loại sách tham khảo, truyện, sách giáo khoa, từ điển,… nếu mua ở ngoài thì khá tốn kém. Chính vì thế, nếu trường học của bạn có thư viện, hãy mượn những loại sách này để học. Hầu như các thư viện đều cho học sinh của mình mượn miễn phí chỉ cần có thẻ học sinh và là thành viên của trường đó.
Sử dụng các phương tiện công cộng
Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay được phụ huynh mua xe máy điện hoặc xe đạp điện để làm phương tiện đến trường. Đồng nghĩa sẽ có những khoản tiền phát sinh như tiền điện sạc pin, tiền sửa chữa khi xe hỏng hóc,… Do vậy, cách tiết kiệm tiền cho học sinh là hãy sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt hay xe đưa đón của nhà trường.
Sử dụng phương tiện công cộng vừa an toàn, vừa tiết kiệm tiền hiệu quả
Nuôi ống heo để tiết kiệm tiền
Việc nuôi ống heo tiết kiệm đã không còn quá xa lạ gì với học sinh. Ai trong chúng ta cũng đã từng năn nỉ bố mẹ mua một ống heo để mỗi ngày cho chúng “ăn”, hay bỏ tất cả số tiền lì xì vào đấy. Đây cũng là một cách tiết kiệm rất hay mà các bạn học sinh có thể áp dụng. Tuy nhiên, đừng vội “bí” quá mà lấy nhíp gắp ra từng đồng một nhé! Thế thì không gọi là tiết kiệm nữa đâu.
Bỏ ống heo đất là cách tiết kiệm tiền phổ biến của học sinh
Làm thêm part–time vào các kỳ nghỉ hè
Học sinh trải qua kì nghỉ hè khá dài, kéo dài từ 2 – 3 tháng. Bạn có thể tranh thủ khoảng thời gian này để làm những công việc part-time như bán hàng, làm đồ hand-made, gia sư,… Vừa có khoản tiết kiệm cho bản thân, lại vừa có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mà đôi khi kiến thức học trên trường không có.
Các cách tiết kiệm tiền cho sinh viên
Hầu hết, sinh viên đều rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để tiết kiệm chi tiêu khi sống trên thành phố? Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên từ quê lên học tập thì các bạn phải thuê nhà trọ, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào số tiền mà gia đình phụ cấp hàng tháng. Hai chữ “tiết kiệm” với nhiều bạn sinh viên không hề dễ dàng nhưng không phải không có cách. Hãy tham khảo ngay một vào kinh nghiệm tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên, kể cả sinh viên mới ra trường:
Lựa chọn nhà trọ hợp lý
Đối với các bạn sinh viên tỉnh lẻ, tiền nhà trọ là một khoản chi phí lớn mà các bạn phải bỏ ra hàng tháng. Do đó, bạn phải lựa chọn chỗ ở kỹ càng, giá thuê hợp lý với số tiền mình có. Để tiết kiệm, bạn có thể lựa chọn phương án ở ghép để giảm áp lực tiền phòng mỗi tháng.
Lựa chọn chỗ ở phù hợp với kinh tế của bản thân
Tận dụng tối đa lợi thế của thẻ sinh viên
Đối với sinh viên, thẻ sinh viên như một “lá bài’ quyền lực, một tấm thẻ giảm giá hấp dẫn. Sử dụng thẻ sinh viên, bạn có thể đăng kí vé tháng đi xe buýt chỉ với số tiền bỏ ra giảm một nửa. Hay bạn đi xem phim, tới bất kì danh lam thắng cảnh nào đều cũng được giảm giá ưu đãi hấp dẫn.
Sử dụng xe buýt để di chuyển
Sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt cũng chính là một cách tiết kiệm tiền đơn giản cho sinh viên. Xe buýt là phương tiện phổ biến tại các thành phố lớn. Sử dụng xe buýt góp phần giảm tải áp lực giao thông, hạn chế khói bụi, chất thải ra không khí. Ngoài ra, sử dụng xe buýt còn giúp bạn tiết kiệm tiền bởi vé rất rẻ chỉ từ 7.000đ – 10.000đ/vé/tuyến. Đặc biệt, các bạn học sinh, sinh viên đăng kí vé tháng còn được giảm giá rất ưu đãi chỉ khoảng 100.000đ – 130.000đ/tháng đi thoải mái luôn. Với những bạn khoảng cách xa từ nhà trọ tới trường thì việc đi bằng xe buýt tiết kiệm hơn nhiều so với đi xe máy, đặc biệt đứng trước giá xăng dầu biến động mạnh như hiện nay.
Xem thêm: Xem Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi Full, Cô Gái Năm Ấy Chúng Tôi Cùng Theo Đuổi Full
Hạn chế ăn ngoài
Đa số các bạn sinh viên đều tự kiếm một công việc làm thêm nào đó để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Chính vì thế, các bạn sẽ vừa đi học, sau đó đi làm và ăn ngoài luôn cho tiện. Tuy nhiên, việc ăn ngoài không hề rẻ một chút nào. Vậy nên, bạn hãy dành chút thời gian tự nấu ăn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể mua sẵn nguyên liệu cho một tuần để tiết kiệm thời gian đi chợ. Đồ ăn tự nấu bao giờ cũng rẻ và đảm bảo sức khỏe hơn.
Dành thời gian vào bếp là cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho sinh viên
Chọn một công việc làm thêm
Các cách tiết kiệm tiền của sinh viên hiệu quả không thể bỏ qua nữa đó chính là hãy tìm kiếm một việc làm thêm cho bản thân.
Thời gian học của sinh viên đa số không quá dày đặc. Bạn có thể dành khoảng thời gian nghỉ không phải đến trường để chọn một công việc làm thêm. Không chỉ mang đến cho bạn một số tiền tiết kiệm nhỏ, mà còn rèn cho bạn nhiều kỹ năng ngoài đời sống rất bổ ích.
Mua sách cũ và thanh lý sách không sử dụng đến
Tương tự như học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3, sinh viên có thể áp dụng cách này để tiết kiệm tiền hàng tháng. Mua giáo trình trên đại học thường rất tốn kém, thậm chí đắt hơn so với mua sách giáo khoa thời học trung học. Do vậy, bạn có thể mua lại giáo trình cũ từ anh chị khóa trên. Sau một khóa có thể thanh lý lại cho các em khóa dưới. Đây cũng là một cách chi tiêu tiết kiệm tiền cho sinh viên không thể bỏ qua.
Học tập chăm chỉ, đừng để rớt môn
Nhiều bạn sinh viên khi lên đại học dễ bị lôi kéo từ những yếu tố bên ngoài nên dễ dẫn đến việc bỏ bê học hành.
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều áp dụng phương pháp học tín chỉ. Nếu bạn thi rớt môn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thi lại, thậm chí học lại và phải đóng tiền cho nhà trường. Nhiều trường còn áp dụng quy chế sinh viên thi lại, học lại sẽ phải đóng số tiền gấp 1,2 – 2 lần so với lần học ban đầu. Chính vì thế, hãy chăm chú hơn tới việc học, thi qua môn từ lần đầu tiên. Đặc biệt, chương trình học trên đại học không quá khó và phức tạp như nhiều bạn nghĩ. Chỉ cần chăm chỉ là bạn đã dễ dàng săn học bổng.
Học tập chăm chỉ để lấy học bổng sẽ giúp sinh viên có thêm một khoản tiền tiết kiệm
Các cách tiết kiệm tiền cho du học sinh
Sống xa nhà, xa gia đình, bạn bè, người thân tại một miền đất xa xôi là những khó khăn mà nhiều du học sinh phải đối mặt. Cuộc sống tại nước ngoài thường rất tốn kém và đắt đỏ. Do vậy, hãy tạo cho mình những thói quen nhỏ nhất giúp bạn tiết kiệm tiền được hiệu quả hơn, bằng cách:
Lựa chọn nhà ở phù hợp
Chi phí thuê nhà ở khi đi du học còn phụ thuộc vào loại hình nhà ở bạn chọn là nhà riêng hay ký túc xá tại trường. Các bạn du học sinh muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể lựa chọn ký túc xá hoặc ở ghép với bạn nếu chọn nhà riêng.
Gia tăng thu nhập bằng công việc làm thêm
Học – làm thêm là những hoạt động quen thuộc của sinh viên, du học sinh. Lựa chọn một công việc làm thêm như gia sư, bán hàng, tạp vụ,… vừa giúp bạn trau dồi ngoại ngữ, văn hóa bản địa, vừa giúp bạn có thêm khoản thu nhập không nhỏ.
Du học sinh có thể tìm một công việc làm thêm thích hợp để có thêm tiền tiết kiệm
Tận dụng tối đa thẻ thư viện
Hầu hết các trường học ở nước ngoài đều có thư viện. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều loại sách khác nhau. Do đó, bạn có thể đến thư viện để mượn sách miễn phí thay vì mua bên ngoài hiệu sách.
Dành thời gian tự nấu ăn tại nhà
Không phải quốc gia nào thức ăn, đồ uống cũng rẻ như tại Việt Nam. Một số quốc gia như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản,… bạn sẽ phải trả chi phí khoảng 5 USD – 10 USD/1 bữa, tức khoảng 150 USD – 300 USD/tháng. Đây là một khoản chi phí không hề nhỏ khi bạn còn phải chi trả thêm một “tá” các khoản phát sinh khác như tiền nhà ở, điện nước, học phí, xăng xe,… Chính vì thế, hãy tiết kiệm bằng cách tự nấu ăn tại nhà, lên kế hoạch nấu ăn một tuần để mua sẵn nguyên liệu.
Sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí
Skype, Facebook Messenger, Zalo,… đều là những ứng dụng gọi điện miễn phí chỉ cần bạn có kết nối internet. Cước gọi quốc tế không hề rẻ chút nào, hãy tận dụng những ứng dụng trên để gọi điện về cho người thân, bạn bè.
Săn “sale” khi mua hàng
Số tiền bỏ ra để mua sắm bên nước ngoài là không hề nhỏ. Do vậy, bạn hãy tập thói quen mua sắm thông minh. Hay thường xuyên cập nhật những trang bán hàng online để tìm kiếm các chương trình giảm giá, khuyến mại. Những dịp như Tết dương, Noel, hay Black Friday sẽ là thời điểm bạn có thể sẽ mua được những món đồ “hời” nhất.
Du học sinh có thể học cách tiết kiệm tiền bằng cách săn các món đồ giảm giá trong những dịp đầu năm mới hoặc Giáng sinh.
Xem thêm: Xem Phim Gửi Thời Đẹp Đẽ Đơn Thuần Của Chúng Ta Tập 3 Vietsub
Bạn là ai? Học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3? Sinh viên? Du học sinh? Việc tiết kiệm tiền là thói quen tốt mà bạn nên tự trang bị cho bản thân mình. Hãy tham khảo các cách tiết kiệm tiền mà Đồng phục Hải Anh chia sẻ bên trên để có một cuộc sống tương lai ổn định nhất.