Mấy ngày hôm nay vẫn còn lộn xộn vì đổi giờ nên mọi việc với tớ vẫn cứ chẳng đâu vào đâu. Mà kể ra chỉ có xê dịch đi 1 tiếng đồng hồ nhanh lên mà tớ cứ cảm giác cả thế giới chậm lại. Con thì hôm ngủ muộn, ngủ sớm, ngày thì 5h đã tối mịt (chưa kể trời cực kì u ám mà cứ ẩm ướt, nóng không ra nóng, lạnh không ra lạnh)… Cái cảm giác về một mùa thu nó không như tớ mong ước ý huhu…
Trưa nay là lần đầu tiên tớ một buổi “dating” với một mẹ khác ở bên này (đặc biệt từ khi chuyển tới chỗ mới). Nói thật ra, khi nghe hỏi “Do you want to go and have lunch with us?” (Bạn muốn đi ăn trưa không?”… Tớ cứ có cảm giác lạ lùng nhưng mà có lẽ đã đến lúc… Và đúng như dự định, bọn tớ chia sẻ được với nhau nhiều điều hơn bất cứ ai có thể hiểu. Bởi vì hoàn cảnh khá là giống nhau và đặc biệt bọn tớ có thể chia sẻ những điều mà dường như nếu không ở trong hoàn cảnh, bạn khó có thể chia sẻ (kể cả là chồng mình)… Có con ở Việt Nam tớ thấy nhiều mẹ than thở lắm, nhưng có con ở nước ngoài thì không thấy có mẹ nào nói nhiều vì nói thật nếu kể ra sẽ chỉ biết tắm mình trong tủi thân và có khi là cả… nước mắt. Nhưng vì con, các bà mẹ stay home như tớ vẫn cứ muốn mạnh mẽ, cứng cỏi nhất… Nhưng nói thật ra, đôi khi được xì khói một tí cũng thấy thú vị hihi…
Than thở một tí vì tớ muốn ghi lại vài dòng cảm giác của hôm nay khi lần đầu tiên đi “dating” ăn trưa với một mẹ và tất nhiên là 2 mẹ vẫn phải lo cho các con không ngừng mệt mỏi rồi… Nói vậy thôi, nhưng đôi khi nếu bạn cảm thấy bế tắc, hãy tìm ai đó (bất cứ ai có thể) để chút được chút nỗi lòng, tớ tin bạn sẽ cảm thấy thật tốt… Và nếu ai đó đang có tâm sự gì mà không biết kể cùng ai thì có thể viết cho tớ vài dòng nhé 😉 Tớ luôn muốn đón nhận và chia sẻ cùng mọi người lắm lắm :X
Còn bây giờ tớ vào ngay chủ đề vì tớ biết đây sẽ lại là một bài viết dài về cách làm và những kinh nghiệm chia sẻ. Đó là công thức tự làm bún ở nhà… Trước khi nói kĩ hơn về những lần làm bún và thử nghiệm của tớ, tớ muốn chia sẻ với cả nhà về cảm xúc khi ăn bún khô và bún tươi của tớ. Sau không biết bao nhiêu năm, lần đầu tiên ăn bún tươi tự làm ra tớ có cảm giác bún tươi ăn lạ, có lẽ nó giống cảm giác của ai mới đi nước ngoài mà đang được ăn bún tươi quen thì phải chuyển qua ăn bún khô. Tớ ăn bún khô lâu quá rồi nên cũng quen với cái kiểu bún dai và không có vị chua… Nói chung là khác hẳn nhau.
Đang xem: Cách Làm Bún Thủ Công Thức Truyền Thống
Bún tươi tự làm tại nhà – vừa lạ vừa quen
Lần đầu tiên tớ thử tự làm bún thì cái giác cắn vào sợi bún nó lạ lùng, cầm sợi bún lên cũng là lùng vì nó quá ư là “mềm yếu” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dễ đứt, cắn cũng mềm… Lúc đầu tớ không có dụng cụ làm bún nên tớ sử dụng đồ làm khoai tây nghiền (potato ricer) (đi garage sales mua với già 25 cent lol)… Tớ làm không dưới 10 lần mà bún vẫn không dài. Lúc đầu, bún có thể dài lúc vừa mới ép (dài chừng bằng 2/3 chiều dài của đũa) nhưng tới khi luộc hoặc luộc xong thì bún đứt chỉ còn khoảng vài đốt ngón tay :-s… Tớ đọc và tìm hiểu rất nhiều, thử rất nhiều cách nhưng vẫn không ăn thua…
Sau đó tớ thử thêm vài lần nữa và tớ đưa ra được kết luận: đồ làm khoai tây nghiền (potato ricer) không thích hợp để làm bún. Có thể giờ tớ hơi đi sau thời đại vì có nhiều loại máy làm bún ra đời rồi nhưng tớ vẫn muốn thử khi chưa có điều kiện nên cuối cùng tớ quyết định đầu tư mua một bộ làm mỳ pasta (pasta maker). Giá thành của dụng cụ làm mỳ pasta này không quá đắt nhưng sau một hồi đọc comment tớ hơi sợ vì họ bảo là bị gỉ, rồi sẽ không làm ra được sợi mỳ và đặc biệt tớ thấy mỳ spagetti sợ cũng không dài như bún. Nhưng rồi bụng bảo dạ, tớ cũng chỉ mơ ước sợi bún của tớ dài bằng sợi spaggetti (giống bún khô) và tớ sẽ phải chăm chỉ rửa, rồi bôi dầu và lau khô dụng cụ đó để chống gỉ. Thêm nữa, có một comment họ nói, cái này không làm được pasta mà thích hợp làm mấy loại mỳ của châu Á (đọc xong mừng rơn và càng quyết tâm thử)…
Thành quả của sau rất nhiều lần thử là đĩa Bún tươi ngon :X
Rồi, sau khi đổ lỗi cho việc không có đúng dụng cụ và còn note trong sổ để ghi lại là: “ Không làm được bún sợi dài vì không có đúng dụng cụ”, tớ đón chào em pasta maker về với tâm trạng phấn khởi tự tin vô cùng. Nghe thấy đã có một sự “đổ tội” cho lý do khách quan rồi hehe … Nhưng đời không như mơ, và sau lần đầu tiên thử với dụng cụ mới, tin chắc mình sẽ thành công tớ quyết định không nên viết câu note kia để viết cho cả nhà nghe vì thật ra mỗi một dụng cụ thì cách pha chế bột và các làm lại phải khác nhau. Khi làm bún cùng với potato ricer tớ phải làm bột khô hơn một chút, còn làm với pasta maker bột phải mềm hơn một chút. Ngoài ra, sau nhiều lần thất bại nữa tớ mới lại rút ra được kết luận: “Khâu luộc bún và xử lý bún sau khi luộc mới là quan trọng quyết định tới sự thành bại của sợ bún dài chứ không phải là tại dụng cụ làm bún”. Thật ra thì dụng cụ làm bún mới pasta maker đúng là làm sợi bún dài dễ dàng hơn rất nhiều nhưng nếu thiếu đi kinh nghiệm luộc bún và xử lý sau khi luộc thì bún vẫn đứt đừn đựt huhu…
Một phần lý do tớ phát hiện ra do cách luộc bún bị lâu quá là do tớ quen với bún khô, lúc nào luộc cũng phải lâu mãi mới nhừ. Chưa kể bún khô hình như thành phần làm họ cho nhiều bột năng làm dai bún hơn rất nhiều. Ăn bún tự làm thấy mềm và khác lạ nhưng khiến tớ nhớ ngay tới mùi vị bún tươi ngon ở nhà.
Dài dòng lý sự vậy với cả nhà để cả nhà hiểu thêm về cách tự làm bún ở nhà, chứ thật ra tự làm bún ở nhà cũng không hề khó. Quan trọng nhất là nên đầu tư luôn một em “pasta maker” thay vì dùng “potato ricer” (mà ai chưa có cả hai thì cứ tiến luôn tới em “pasta maker” cho dễ nhé :D). Thứ hai nữa là nên để ý lúc luộc bún và cách xử lý bún sau khi luộc thôi 😉 Còn lại, tớ thấy chỉ cần độ khoảng 15’ là có ngay một mẻ bún và cộng thêm thời gian ráo bún nữa thì cũng chẳng phải làm gì. Đơn giản đủ để cả nhà muốn thử chưa 😉
Ai muốn ăn thử bún tươi tự làm không nào 😀
Nguyên liệu:1 cup nước1 Tablespoon dầu ăn1 teaspoon dấm1 chút xíu muốiDụng cụ cần:1 cái chảo không dính1 nồi nước để luộc bún to và rộng (tớ thấy dùng nồi sau thì rất khó vớt và bún có thể dễ dính vào nhau)1 bát nước đá to (để vớt bún ngay khi luộc xong vào)
Lưu ý: Ai không có cup thì cứ dùng bát con đong theo tỉ lệ bột và nước là được nhé. Ngần này nguyên liệu tớ làm ra được khoảng 0.68 kg (khoảng 700 grams) bún tươi.
Cách làm:Cho bột gạo, nước, dầu ăn, dấm và muối vào một cái bát rồi đảo đều. Nếu có thời gian có thể để bột nghỉ độ 30’. Bình thường gấp gáp tớ làm bún luôn cũng thấy ok.
Pha bột rồi để bột nghỉ
Trong lúc đấy, cũng chuẩn bị sẵn một nồi nước rồi đun sôi hoặc để liu riu. Đong nước đầy khoảng 2/3 nồi nước là được.Rắc bột năng lên bột khi bột đã nguội đủ để nhào (ấm ấm chứ không nguội hẳn nhé cả nhà. Nếu sợ nóng có thể dùng đũa hoặc thìa nhào trước). Nhào bột cho tới khi bột không dính tay nữa mà mềm mượt là được. Sẽ có giác bột hơi nhão một chút nhưng bột như vậy thì bún mới không bị khô.
Xem thêm: Giá Xe Lăn Cho Người Già Được Ưa Chuộng Nhất, Xe Lăn Cho Người Tàn Tật, Người Già Ốm
Rắc bột năng lên rồi nhào bột cho mềm mượt
Ngắt bột ra làm đôi rồi nhồi bột vào dụng cụ làm bún pasta maker. Nhồi cho phẳng 1 đầu thì lắp nắp có khuôn bún vào. Đầu còn lại lắp phần xoáy và để ép bún vào.
Kiểm tra nồi nước để lửa liu riu (không để sôi bùng vì sôi mạnh quá sẽ làm cho bún gãy). Cho khoảng 1-2 Tablespoons dấm vào. Từ từ vặn phần ép bún thì bún sẽ ra rất nhẹ nhàng và sợi dài. Làm hết đợt bột đầu tiên thì tiếp tục cho bột vào và lại ép bún luôn vào nồi nước đấy.
Quan trọng là điều chỉnh lửa để nước sôi liu riu (nước nguội thì bún sẽ dính vào nhau còn nước sôi bùng lên thì bún sẽ bị nát gãy). Chỉ cần luộc khoảng 1-2 phút hoặc khi thấy bún nổi là được. Không cần luộc lâu quá vì luộc lâu quá bún sẽ nhão và bở. Bản thân khi khuấy bột, bột đã chín nên khi luộc cũng chỉ cần luộc rất nhanh là đảm bảo bún chín.Khi vớt thì sử dụng vợt vớt được hết bún lên cùng lúc là tốt nhất (vì nếu vớt bún nhiều lần sẽ làm bún nát gãy). Vớt ngay bún vừa luộc vào bát nước đá để cho sợi bún không bị gãy. Để một lúc, sờ vào sợi bún sẽ thấy mềm nhưng nhấc tay không bị gãy nữa.
Sau đó, đổ toàn bộ bún ra một cái rổ rồi để ráo là được (ít nhất 1 tiếng). Không cần dội thêm nước hay làm thêm gì cả vì bún này mềm như bún tươi (mà là bún tươi mà :D).
Để bún ra đĩa khi đã ráo nhìn cũng ngon mắt và trắng trẻo như bún tươi ý nhỉ 😉 Bún làm kiểu này thì chưa có vị chua chua thật của bún tươi ở Việt Nam nhưng được cái ăn mềm như bún tươi. Khi lấy bún ra từ rổ đã ráo thì cứ úp nguyên cả tảng ra và nếu cần thì lấy kéo cắt. Tất cả những bước này thú thật mấy lần đầu làm bún tớ quên sạch vì toàn ăn bún khô quá quen. Ngày xưa ở nhà mua bún về họ cũng bán theo cân và người làm bún họ lấy theo cuốn, lúc về mình ăn bao nhiêu thì cắt bún ra chứ không có màn kiểu tráng qua nước lạnh sau khi luộc, vò giặt mãi chả nát gì cả hehe…
Nói tới đây hi vọng cả nhà hiểu được cảm giác khi ăn lại bún tươi tự làm của tớ. Nếu ai nhớ lần đầu ăn bún khô khi mới từ Việt Nam qua thì cái cảm giác lần đầu ăn bún tươi tự làm của tớ y như vậy. Nhưng ăn một lần rồi lại nhớ mãi cái mùi vị bún tươi mà khó có thể có được. Bún tươi tự làm này khi cho tủ lạnh không bị dai và khô lại như bún khô mà vẫn rất mềm. Nhưng tớ nghĩ đã gọi là bún tươi thì cứ hôm nào làm xong ăn hết hôm đó là ngon nhất.
Hì hụi và với rất nhiều lần thất bại nhưng công thức tự làm bún này khiến tớ khá thoả mãn. Thoả mãn nhất là mình đi từ việc đổ tội hết cho việc tại cái potato ricer, tới khi thay thành đồ ép bún pasta maker vẫn không làm ra được sợi bún dài. Hoá ra, tất cả là do bản thân mình mà thôi. Đôi khi làm gì đúng là cũng nên xem xét lại và sẽ thấy mình cần phải chỉnh sửa và để ý tới phương pháp làm nữa. Dụng cụ là phương tiện nhưng cũng không thể là tất cả để quyết định tới sự thành bại phải không cả nhà 😉 Chúc cả nhà thành công và cho tớ biết thêm kết quả làm bún nhé!!!
Bài này tớ xin dành tặng đặc biệt Helen, người đã cho tớ ý tưởng tự làm bún đầu tiên và cũng xin lỗi Helen cho tới giờ tớ mới có thể chia sẻ cùng Helen và mọi người cách làm bún được. Mong Helen vẫn nhận được bài viết và đọc được những dòng này nhé :X