Cách nêm gia vị chuẩn đầu bếp cho các món ăn không khó. Vậy đâu là bí quyết, việc nêm gia vị đúng cách chính là một trong những bí quyết để nấu ăn ngon. Trong ẩm thực, nếu ví nguyên liệu như bộ khung xương thì chắc chắn gia vị chính là linh hồn. Cho dù bạn có thịt, cá, rau củ tươi ngon đến cỡ nào. Nhưng nếu bạn không biết cách nêm gia vị sao cho phù hợp thì món ăn cũng sẽ bị thất bại. Vì thế, hôm nay Trí Việt Phát sẽ hướng dẫn cho bạn cách nêm gia vị chuẩn như đầu bếp.

Đang xem: Hướng Dẫn 2 Cách Nêm Gia Vị Chuẩn Đầu Bếp

Nhắc đến gia vị không chỉ đơn thuần là mắm, muối, đường, bột ngọt, tiêu… Đó chỉ là các loại gia vị cơ bản nhất trong bếp ăn hằng ngày. Gia vị trong nền ẩm thực Việt Nam và Thế Giới rất phong phú và đa dạng. Mỗi món ăn của từng vùng miền, từng Quốc gia lại có các loại gia vị đặc trưng khác nhau. Có thể kế đến như: Bún hay phở lại có thêm gia vị hồi, quế, thảo quả, đinh hương….Cà ri gà có thêm gia vị cà ri, nước cốt dừa béo ngậy …. Mỗi loại gia vị đều mang một chức năng khác nhau. Vì vậy để học cách nêm gia vị chuẩn thì chúng ta cũng cần hiểu rõ về bản chất của từng loại gia vị.

Mục lục:

1 Cách 1: Cách nêm gia vị chuẩn theo trình tự và phối hợp2 Cách 2: Cách nêm gia vị chuẩn theo đặc tính cơ bản của gia vị đơn2.1 Gia vị cơ bản:2.2 Các sử dụng và cách nêm gia vị chuẩn đối với gia vị thảo mộc

Cách 1: Cách nêm gia vị chuẩn theo trình tự và phối hợp

Các gia vị cơ bản

Gia vị mặn: muối, hạt nêm, nước mắm…Gia vị ngọt: đường, mật ong, bột ngọt,…Gia vị thơm: tỏi băm, hành tím, tiêu, rượu, mè, đặc biệt là các loại lá thơm…Gia vị cay: sa tế, ớt…Một số loại gia vị khác như: trứng hoặc bột mì, đây là các loại “gia vị” khá đặc biệt, bạn nên cho vào cuối cùng.Gia vị chua: Me, chanh, giấm, cải chua, kim chi…

Cách nêm gia vị chuẩn cho món ăn không có vị chua

Bạn nên nêm gia vị theo trình tự mặn – ngọt – thơm – cayTrước tiên bạn nên nêm vị mặn trước, tiếp sau vị mặn là vị ngọt, sau đó nêm các gia vị có mùi thơm. Vì các gia vị có mùi thơm rất dễ mất mùi và nhạy cảm với nhiệt trong chế biến. Nên để giúp thực phẩm giữ được mùi vị thơm ngon hài hòa thì chúng ta không nên cho gia vị có mùi thơm vào sớm quá. Trong một số gia vị thơm cũng có vị cay, nóng ấm như: tiêu, quế. Nên vị cay phải được nêm sau cùng để tránh món ăn quá cay cũng không ngon. Cách này còn giúp chúng ta không bị quên cho vào một loại gia vị nào.

Cách nêm gia vị chuẩn theo trình tự cho các món có vị chua.

Các món có vị chua: Canh chua cá, Canh chua cải chua, Thịt nhúng Giấm, Salad,Trình tự cách nêm chuẩn trong các món ăn có vị chua có khác và theo trình tự sau: chua-ngọt-mặn-thơm-cayTrước tiên ta nêm vị chua trước theo cảm nhận vừa ăn chỉ riêng với vị chuaSau đó tiếp tục nêm vị ngọt để hài hòa cân bằng với vị chua. Sao cho tuy món ăn chua nhưng không thấy chua vì đã có vị ngọt kết hợp và hỗ trợ.Sau khi vị chua ngọt đã hài hòa chúng ta mới nêm tiếp vị mặn.Ví dụ: như canh chua thì nêm me vào nước, sau đó mới nêm đường rồi đến nước mắm hoặc muối…Hoặc khi nêm nước mắm chua ngọt chúng ta cũng nêm chanh, đường rồi đến nước mắm.Tiếp theo là nêm các gia vị thơmCuối cùng là nêm vị cay

Cách 2: Cách nêm gia vị chuẩn theo đặc tính cơ bản của gia vị đơn

Gia vị cơ bản:

Cách nêm gia vị đườngĐường là loại gia vị góp phần tạo độ ngọt cho món ăn. Tuy nhiên tùy thuộc vào cách chế biến các món canh, kho, xào, nướng mà cách nêm gia vị này cũng khác nhau. Cũng tùy vào món ăn mà thời điểm để cho đường vào món ăn cũng khác nhau. Nếu tùy ý cho đường vào sẽ dễ dẫn đến đường bị cháy khét. Dưới đây là một số cách nêm gia vị đường phù hợp nhất mà bạn nên tham khảoĐối với món canh: Nên nêm đường vào thời điểm món ăn chuẩn bị chín và tắt bếp.Đối với món kho: Có thể thêm đường vào công đoạn ướp nguyên liệu. Tuy nhiên khi ướp chúng ta nên nêm vừa. Sau đó nêm nếm lại khi gần tắt bếp để đảm bảo món ăn tròn vị hơn.Đối với các món nướng: Hạn chế cho đường hoặc không cho đường vào gia đoạn ướp. Vì khi nướng đường dễ bị cháy khét. Thay vào đó chúng ta có thể nêm đường vào phần xốt. Sau đó quét phần sốt lên mặt thịt hoặc cá khi gần chín. Cách làm này vẫn giúp cho món ăn có được mùi vị đậm đà mà mà lại không lo bị cháy khét.

*

Cách nêm gia vị muốiMuối được cho là nguyên liệu khó chiều trong việc nêm nếm vào thức ăn. Nếu nêm không đúng thời điểm sẽ làm cho món ăn của bạn bị sẵn, cứng. Khi đó món ăn của bạn khó lòng cứu được. Vì thế cách nêm gia vị muối vào đúng thời điểm cũng vô cùng quan trọng.Đối với món canh, luộc, xào: Nên cho muối ở gia đoạn nước bắt đầu sôi, thực phẩm chuẩn bị chín.Đối với món kho nướng: Để muối thấm vào thịt, cá thì cho muối vào gia đoạn ướp gia vị. Khi ấy gia vị của món ăn sẽ hòa quyện vào nhau hơn.

Xem thêm: Nhà 100 Triệu Đồng Đã Đến Được Tay Công Nhân Được Mua Nhà Với Giá 100 Triệu Đồng

*

Cách nêm bột ngọt (MSG)

*

Cách nêm gia vị chuẩn như: gia vị tiêu?Tiêu là loại gia vị góp phần tăng mùi thơm và vị cay nồng cho món ăn. Tuy nhiên, dưới tác dụng nhiệt trong thời gian lâu mùi thơm của tiêu dễ biến mất và sẽ có vị nhẫn đắng. Vì thế chúng ta nên nêm tiêu ở gia đoạn cuối của quá trình nấu nướng. Để món ăn vừa có độ cay nồng nhưng vẫn giữ được mùi thơm của tiêu.

*

Các sử dụng và cách nêm gia vị chuẩn đối với gia vị thảo mộc

Ngoài những gia vị cơ bản thì các loại thảo mộc như: quế, hồi, thảo quả, đinh hương,… Được xem là món quà mà thiên nhiên ban tặng, là một phần không thể thiếu trong các món ăn đặc trưng vùng miền. Chúng chính là điểm nhấn cũng như là linh hồn của món ăn. Gia vị thảo mộc góp phần tạo nên nét đặc trưng mà chỉ khi ngửi thấy người ta đã biết đó là món ăn gì. Ngoài ra cách nêm gia vị thảo mộc cũng có những bí quyết riêng cho từng loại.

Cách nêm gia vị Quế

Quế có vị cay, ngọt và mùi thơm nồng. Vì thế không chỉ sử dụng làm tinh dầu, làm trà mà quế còn được dùng làm gia vị làm bánh hoặc nấu bún, phở. Thông thường quế bột được sử dụng để làm bánh. Còn nếu để nấu gia vị bún, phở thì ta sử dụng quế cây. Quế cây trước tiên được rang lên, sau đó được hầm trong nước dùng để có thể tiết ra tinh dầu trong vỏ để tạo hương vị đậm đà cho món ăn.

*

Cách nêm gia vị Hồi

Hồi có thể xem là một loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng cường sức đề kháng. Hồi và quế có thể xem là đôi bạn thân vì thường đồng hành cùng nhau trong các món ăn. Vì thế cách sử dụng của chúng cũng tương tự nhau. Hồi được sử dụng nhiều khi nấu nước dùng các món bún, phở, cà ri, …

*

Cách nêm gia vị Đinh hương

Đã được xếp vào nhóm thảo mộc chắc chắn đinh hương cũng là loại gia vị có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, nó còn mang lại nhiều tác dụng vô cùng hữu ích như: giàu khoáng, chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng diệt khuẩn cao. Trong chế biến thực phẩm, đinh hương dùng làm gia vị hầm nước dùng cho các món bún, phở, cà ri,…

Ở một số nước phương Tây, đinh hương còn dùng trong các món salad, bánh, tăng mùi thơm cho cà phê,… Một điểm lưu ý là không nên kết hợp đinh hương với nghệ vì chúng sẽ dễ gây ra tác dụng phụ.

*

Cách nêm gia vị Thảo quả

Thảo quả được xem là nữ hoàng gia vị. Vì loại thảo dược này hội tụ cả 3 đặc tính là cay, ngọt và thơm. Cũng giống như các loại gia vị thảo mộc trên, thảo quả cũng là người bạn đồng hành trong các món hầm hoặc ninh. Khi cho vào nước dùng, chúng ta nên đập dập, rang thơm rồi hãy cho vào hầm hoặc ninh để phát huy tối đa công dụng của chúng nhé.

Xem thêm: Kết Quả Môn Toán Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Tp, Đáp Án Đề Thi Lớp 10 Môn Toán Năm 2020 Của Hà Nội

*

Gia vị nói chung và gia vị Việt nói riêng quả thật rất đa dạng và phong phú. Chúng đã góp phần rất lớn trong việc đem đến một nền ẩm thực phong phú trên khắp Thế giới. Vì vậy cách nêm gia vị chuẩn giúp cho chúng ta tự tin trong nấu ăn và cung có thể biến hóa và sáng tạo. Tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau mà có cách phối hợp các loại gia vị khác nhau. Trí Việt Phát hi vọng những chia sẽ trên giúp bạn phần nào hiểu hơn về gia vị và sử dụng chúng một cách hữu ích trong việc nấu nướng nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *