Cây cẩm cù hay cây lan cẩm cù, cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào có tên khoa học: Hoya carnosa.

Cây cẩm cù là cây thân thảo bò lan, hoa mọc thành cụm hình cầu. Cây cẩm cù có 2 loại: cẩm cù lá hình tim và cẩm cù lá đốm. Cây lan cẩm cù có thể trồng chậu treo, trồng giàn, trồng leo tường để trang trí.

Đang xem: Cách trồng hoa lan cẩm cù

*

Cách trồng cây cẩm cù:

Nhân giống cây cẩm cù bằng cách: trồng bằng hạt, giâm cành và chiết cây.

Nhân giống từ hạt: Hạt có thể lấy được từ trái đã già và chín. Phải cần vài tháng để trái phát triển, già đi cho tới lúc chín và khô lại. Khi trái chín khô, vỏ tự tách ra làm đôi, hạt có lông tơ rơi ra và theo gió phát tán. Để có được hạt, khi trái đã già, ta nên bọc lại bằng bao nylon. Hạt gieo trong hỗn hợp chất trồng cần nhiều dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rễ phát triển, để nơi râm mát. Khi hạt phát triển thành cây có lá riêng biệt là lúc ta có thể sang ra trồng riêng trong chậu nhỏ, tiếp tục sang chậu khi cây phát triển ổn định và trưởng thành, quá trình này có thể kéo dài tới 12 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc.

*

Nhân giống từ cắt cành thân dây hoặc lá: Cẩm cù có thể nhân giống bằng cách dăm lá trong hỗn hợp chất trồng. Dùng thuốc kích thích ra rễ để lá giống mau ra rễ. Lá đặt nghiêng một góc 45o, lấp chất trồng phủ cuống lá. Nhìn chung, lá có thể phát triển ra rễ rất nhanh nhưng để phát triển thành cây sẽ rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng thân dây lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây cũng là cách nhân giống phổ biến nhất đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trưởng thành hoặc hơi già (thường vỏ đã đổi màu và thân đã ‘gỗ hóa’), cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối, nên dùng thêm chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nước, dăm trong hỗn hợp chất trồng nhiều dinh dưỡng, không giữ nước nhiều và thoáng khí, để nơi mát, tưới nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và phát triển thành cây.

Chất trồng của cây cẩm cù có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đảm bảo độ xốp, thoáng khí và tất nhiên phải đủ dinh dưỡng. Một số chất trồng dễ kiếm như là tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.

*

Cách chăm sóc cẩm cù:

Khi nuôi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sin trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.

Xem thêm: Gưi Thời Thanh Xuân Ấm Áp Của Chúng Ta Tập 1, Gửi Thời Thanh Xuân Ấm Áp Của Chúng Ta Tập 1

Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới.

Tưới nước

Cẩm cù là loài thực vật ưu ẩm độ cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhưng cây rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều. Trong điều kiện bình thường, cây trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài. Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.

Bón phân

Cẩm cù thực sự không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Nếu ta thay chậu, không nên bón phân vài tháng sau đó cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường. Nếu dùng phân bón nhiều quá sẽ làm cho cây không trổ hoa.

*

Ánh sáng

Hầu hết Cẩm cù đều ưa thích ánh sáng tán xạ. Cây cần lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Cây sẽ phản ứng với độ sáng khác nhau và sẽ có hình dáng, màu sắc tương ứng. Nếu ta để chỗ râm mát quá, cây có xu hướng ít ra hoa, lá sẽ rất xanh tốt và thân dây phát triển mạnh. Ngược lại, nếu để chỗ nhiều nắng quá, cây trở nên chậm phát triển hơn, có thể ra hoa nhiều hơn nhưng lá sẽ chuyển màu sang vàng hay thậm chí đỏ. Nên trồng cây dưới giàn có lưới che như phong lan hoặc cũng có thể trồng chung với phong lan dưới giàn. Trong thực tế, một số nơi phù hợp với việc trồng cẩm cù là dưới hiên nhà có nắng nhưng không nên đặt cây trực tiếp ngoài ánh nắng mặt trời, dưới tán cây lớn, trồng chung với giàn hoa phong lan, bên cửa sổ…

Nhiệt độ và ẩm độ

Yếu tố nhiệt độ vùng nhiệt đới chúng ta không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù; chủ yếu ảnh hưởng đến việc ra hoa. Cây thường ra hoa ít hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Nếu có nhiệt độ phù hợp, cây trổ hoa rất nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa rất đẹp mắt và ấn tượng. Yếu tố ẩm độ lại ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù, cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn quanh năm nếu có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp. Cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao. Dó đó, khi trồng và chăm sóc, tốt nhất ta nên tạo độ ẩm và ánh sáng phù hợp thì cây sẽ cho hoa kết quả tốt nhất.

Sâu bệnh – Phòng và chữa trị

Sâu hại

Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

Xem thêm: Xem Phim Khi Đàn Ông Góa Vợ Bật Khóc, Khi Nguoi Dan Ong Goa Vo Bat Khoc

Bệnh và phòng bệnh

Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Cẩm cù do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *