Có lẽ ít nhiều một số người trong chúng ta đôi khi cũng đặt câu hỏi – bâng quơ cho vui thôi – rằng Is the dragonfly really sad? Hoặc con gián có chán không.

Đang xem: Chán như con gián buồn như con chuồn chuồn

*

Tôi không rõ những câu nói tếu táo này có tự bao giờ, nhưng chắc chắn là chúng đã rộ lên thành câu nói cửa miệng của giới trẻ – thành catchphrases for the young – từ sau khi cuốn Sát thủ đầu mưng mủ ra đời cách đây ít năm, để rồi có cả những tiểu phẩm, những clip ca nhạc mượn những câu nói ngẫu hứng này để có thêm gia vị.

Và, một câu hỏi khác: liệu có bao nhiêu câu nói kiểu này kinh qua thời gian để đi vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt, kiểu như Lanh chanh như hành không muối hay Lừ đừ như ông từ vào đền? Có lẽ không cần phải bàn thêm rằng do các đặc điểm ngữ âm, tiếng Việt rất dễ “nên vần nên điệu,” và có một lợi thế rất lớn trong việc hình thành và phát triển thành ngữ, ca dao…

Thế còn tiếng Anh thì sao, có cách nói nào kiểu như Nhỏ như con thỏ hay Cướp trên giàn mướp không? Câu trả lời là có đấy, dù thật sự là tôi không rõ kiểu nói này phổ biến ở mức độ nào, và có thành trào lưu kiểu như Sát thủ đầu mưng mủ hay không.

Trước tiên, xin phép mổ xẻ một chút về kiểu nói này. Trong phần lớn các tổ hợp từ này, thường người ta chỉ chú ý đến từ đầu tiên là mang nghĩa cụ thể, chủ đạo, còn các từ đi sau thường chỉ là “thêm mắm dặm muối” thôi. Ừ thì buồn, còn chú chuồn chuồn không quan trọng; ừ thì nhỏ, còn con thỏ là chuyện khác; ừ thì chán, thây kệ con gián. Và, thậm chí trong những thành ngữ lâu đời như đã minh họa ở trên, thì hành không muối chỉ nhạt nhẽo thôi chứ, ai dám bảo là nó lanh chanh.

Và tiếng Anh, ở khía cạnh này, cũng thật thú vị. Chúng ta cùng xem thử một vài thành ngữ sau nhé.

Xem thêm:

She is loose as a goose. Cô ấy thật thoải mái, thật sảng khoái, thật thư thái. Rất giống phải không các bạn? Và nghĩa chính nằm ở chữ loose nhé. My girlfriend is nice as pie. Chu cha ơi, bạn gái tôi dễ thương đến bất ngờ. Nghĩa cũng nằm ở nice chứ không phải pie. Bạn gái như thế thì thảo nào I am happy as larry. Dĩ nhiên là hạnh phúc rồi, chẳng phải bận tâm đến anh chàng larry nào đó. Còn fit as a fiddle, tức khỏe như vâm, thì âm tiết đã bớt rhyming, tức ít vần điệu đi một chút, nhưng cùng một kiểu nói.

Cũng có kiểu thành ngữ được cấu tạo tương tự, nhưng nghĩa nằm ở cả hai thành tố. Chẳng hạn busy as a bee (không phải là bận như con rận nhé các bạn), thì từ bee tự nó đã gợi lên hình ảnh cần mẫn, bận rộn rồi, dù nó chỉ đóng vai trò bổ nghĩa cho busy trong thành ngữ này mà thôi. Hoặc là khi ta nói bored to the core, nghĩa là chán đến tận xương tủy, chán lắm lắm, thì từ core cũng đóng vai trò bổ nghĩa tương tự như vậy.

Xin lưu ý với các bạn rằng các ví dụ nêu trên là thành ngữ, chứ không phải là cách so sánh bằng, và do vậy, ta không thêm chữ as trước chúng để thể hiện sự so sánh.

Có một số thành ngữ khác mà nghĩa của nó, nếu không cẩn thận, rất dễ gây hiểu lầm nếu ta không biết nó là thành ngữ mà cứ dịch theo từng từ. Chẳng hạn, a walk in the park chỉ có ý nói đến một công việc dễ dàng, chứ chẳng có công viên hay đi bộ nào ở đây. Hoặc, trên nhóm Biên phiên-dịch tiếng Anh Reflective English, đầu tuần này, có bạn hỏi là by hook or by crook nên dịch thế nào. Cần chú ý là hookcrook giống nhau về hình dáng, trong đó hook là chiếc móc, còn crook là chiếc gậy một đầu uốn cong cũng rất giống hook. Và tùy ngữ cảnh mà ta có thể sử dụng từ khác nhau. Tôi nhớ lời kêu gọi kháng chiến trong sách giáo khoa năm xưa: “Có súng dùng súng, có gươm dùng gươm,” tức là mọi phương tiện có thể.

Xem thêm: Xem Phim Mối Tình Đầu Của Tôi Hàn Quốc, Mối Tình Đầu Của Tôi

Để kết thúc bài viết, xin thưa với bạn đọc là kiểu nói được trình bày trong bài viết này là rất informal, rất thoải mái trong văn nói, nhưng tôi không thấy có thật nhiều trong tiếng Anh, vốn rất khác biệt với tiếng Việt về nhiều phương diện. Nhưng, nếu bạn vẫn muốn biết buồn như con chuồn chuồn dịch như thế nào, thì tôi xin kể cho bạn một mẩu chuyện thật ngắn. Có lần, khi giao tiếp với một người bản ngữ, tôi nói đùa rằng I am sad as a rat. Không biết có phải vì có nhiều công trình nghiên cứu về sad rat ở Tây hay không mà anh bạn Tây phá ra cười, và gave a thumbs-up.

Hãy theo dõi Reflective English trên trang Facebook “Reflective English,” nhóm “Biên – Phiên Dịch Tiếng Anh | Reflective English” và nhóm “Tiếng Anh Phổ Thông | Reflective English”nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *