Nhà báo Trần Mai Anh được biết nhiều với cái tên “Mẹ Thiện Nhân”. Cậu bé bị bỏ rơi trong vườn, bị thú vật ăn mất chân và bộ phận sinh dục ngày nào, giờ đang sống hạnh phúc trong ngôi nhà tràn ngập tiếng cười bên người mẹ và các anh trai. Trong chương trình Người Phụ nữ tôi yêu do Công ty Cổ phần Thanh toán Điện tử VNPT tổ chức ngày 18/10 vừa qua, chủ đề “Phụ nữ và Quyền được chủ động”, nhà báo Trần Mai Anh đã kể rất nhiều câu chuyện không bông băng, không có những ca mổ mà đầy an nhiên, ngọt ngào và tràn tiếng cười trong mái nhà nhỏ của chị.

Đang xem: Chồng của chị mai anh mẹ bé thiện nhân

*
*

*

Tự giới thiệu mình là một người sống không phải chuẩn mực, với chị không có điều xấu, không quá tốt mà chỉ là nó phù hợp với cuộc sống mỗi con người. Chị khoe, Thiên Minh (con đầu của chị) đã học lớp 11, khá cao và “đàn ông, bản lĩnh”, luôn biết chăm lo, bảo vệ cho các em. Hải Minh và Thiện Nhân xấp xỉ tuổi nhau nên có những câu chuyện rất thú vị.

Mai Anh đã ly hôn cách đây một vài năm, người chồng cũ chính là người đồng hành cùng chị trong quá trình đón, chăm sóc và chữa trị cho Thiện Nhân. Hiện tại, cậu bé đang lấy họ Nghinh của cha.

Mai Anh tâm sự, điều chị cảm thấy tự hào nhất trong cuộc đời này là sinh con ra, chịu trách nhiệm với con và mong những điều tốt đẹp nhất để con trưởng thành. Chị không sống phụ thuộc và bị điều nào đó ảnh hưởng tới việc nuôi dạy cũng như để con trai của mình lớn lên, sống vui vẻ.

Một mình nuôi ba con vẫn nhàn “tỉnh tình tinh”

Với nhiều người mẹ, việc có một người con đã đủ cuốn đi hết thời gian, có con như đi tù vì không thể làm gì khác. Còn chị tự nhận thấy mình may mắn là có tận 3 người con, con đàn sẽ tự trông nhau: “Mình khuyến khích các ông bố, bà mẹ nên có hơn một đứa con, vì nếu gia đình chỉ có 1 thôi thì con cái rất khổ thân, mà cha mẹ cũng mệt mỏi. Nhà mình đông con nhưng “tỉnh tình tinh” hơn rất nhiều”.

*

Với Trần Mai Anh, việc rèn giũa cho các con gọn gàng, ngăn nắp, nói theo cách của chị là: “Tìm cách thoát thân”.

Có những điều mà từ khi đi nhà trẻ, các con của chị Mai Anh đã phải tự dạy nhau: Học bài, đi vệ sinh,… Anh em trong gia đình phải chăm sóc lẫn nhau, chị rèn các con như vậy.Chị kể: “Khi Thiện Nhân vào lớp 1, anh Hải Minh (chỉ hơn 1 tuổi) nhận sẽ dạy em viết chữ. Sau đó mình thấy anh em khóc ầm ĩ, nhìn Nhân rất hậm hực. Mình mới hỏi tại sao? Em Nhân rất ấm ức, vừa khóc vừa nức nở: “Anh Minh bé cứ đòi dậy con, mà chữ anh xấu thế, con cũng chữ xấu thì sao?”.

 Hải Minh dạy em học chữ, đổi lại Thiện Nhân lại dạy anh những điều khác. Anh Minh bị ngã chảy máu chân nhưng phải đi tìm em khắp trường, hỏi xem anh chảy máu chân thì có phải vào phòng y tế không bởi em nhiều kinh nghiệm về y tế, bệnh viện, bông băng thuốc đỏ hơn anh.

Mẹ Thiện Nhân sợ cách dạy con của nhiều người: Em bé hơn thì phải nhường, chiều em một chút, nhịn em một chút. Nhưng nhà mình người thắng là người đúng, mẹ thua con là chuyện bình thường. Mình tạo cho các con môi trường luôn cần đến nhau, chứ không phải bé cần lớn hay lớn cần bé, mẹ cần con hay con cần mẹ.

Mình không quá nghiêm khắc với các con. Thiện Nhân coi Thiên Minh như là bố trong nhà. Khi anh học lớp 5, lúc nào Thiện Nhân cũng gọi là anh là bố, xưng em. Vì anh ấy là người bế, cho Nhân gục đầu vào lòng, giữa nơi đông người anh che chở, bao bọc cho em, khi đi bệnh viện, anh là người bên giường bệnh, đêm thức trông em. Đối với một đứa trẻ, người đàn ông bao bọc, che chở cho mình vững chãi và đầy tin tưởng chính là bố. Khi có bất cứ thắc mắc, trục trặc em đều nói với anh Minh, nhờ anh hướng dẫn, xử lý.

*

*

*

Chị em VNPT EPAY nhiệt tình giao lưu cùng mẹ Thiện Nhân

Ngày nhỏ, Nhân có tật lười ăn, chị Mai Anh nói với con là “May quá con ạ! Trên thế giới có những người không cần ngủ nên người ta sống lợi hơn bao nhiêu lần. Còn con thì không cần ăn vẫn sống được, mẹ không tốn tiền mua đồ ăn, mẹ quá mừng, mẹ rất cám ơn con. Con cứ thoải mái”. Sau đó Nhân đói vàng mắt, phải van xin mẹ cho ăn. Vậy là không còn tật ấy nữa.

Xem thêm: Thôi Mình Chia Tay Nói Chi Câu Nói Biệt Ly, Tiễn Em Theo Chồng 1

Khi các con cãi nhau là mình cấm chơi, không cho nói chuyện với nhau, có xin cũng không cho. Vài lần như thế, các con mình không cãi nhau nữa mà tự biết cân bằng với nhau. Với tôi, các con phải yêu thương nhau hơn cả yêu thương bố mẹ. Bởi cả cuộc đời rất dài phía trước, mình không đi cùng con được, chỉ có anh em mới bên nhau, đùm bọc nhau”.

Con ốm – Mẹ chăm thì Mẹ ốm – Con chăm

Chị Mai Anh cười, nhà chị, con ốm mẹ chăm và mẹ ốm thì tất nhiên các con phải chăm: “Mình ốm nhỏ cũng thành ốm to, mình nằm ở giường, yêu cầu các con pha thuốc như mình pha, anh giặt khăn chườm trán,… Khi mình buồn nôn, nhất quyết không tự đứng lên đi vào toalet mà mình sẽ yêu cầu các con mang chậu cho mẹ, xong rồi tự dọn. Mình nói với các con là các con quá may mắn bởi khi mẹ buồn nôn, mẹ biết gọi các con, còn các con ốm thì nôn khắp nhà, mẹ không kêu.

… Đó là cách được thoát thân vì mình quá nhiều việc. Nên so với nhiều người mẹ khác, mình không tự hào vì mình không hi sinh, toàn tâm toàn ý vì con”.

Thiện Nhân dạy cả mẹ về cách đối xử với người khác

Chị Mai Anh kể, Thiện Nhân là cậu bé rất thông minh, nhanh nhẹn và tư duy rất tốt. Thiện Nhân kể ở trường có bạn rất to, béo, đánh tất cả mọi người, đánh cả các bạn lớp trên. Chị lo con nhỏ, bị bạn đánh thì tội nên khuyên con tránh bạn ấy ra. Ai dè Nhân bảo: “Bạn ấy là bạn thân của con”. Chị cứng lưỡi. Thậm chí, Nhân còn an ủi: “Mẹ yên tâm, vì con là bạn thân nên bạn ấy sẽ không đánh con”.

“Khi chị còn bé mẹ vẫn cho mình chơi với các bạn hư, chơi nhưng không được học tính xấu của bạn nhưng Thiện Nhân lại trên cả một nấc, chơi thân hẳn với đầu gấu trong lớp vì Nhân nghĩ bạn thân thì không bao giờ đánh mình dù ra ngoài đi đâu làm gì chị cũng khá yên tâm với xung quanh vì không sợ con mình bị ảnh hưởng”.

*

Mẹ Thiện Nhân cũng có khi cần dùng đến đòn roi trị con

“Trong gia đình mình, nhiều khi các con làm nhà cửa bừa bộn bà sẽ mắng, nhưng mình luôn chia sẻ với các con rằng bà như thế đã là rất tuyệt vời, sau này mẹ mẹ còn khủng khiếp hơn, không được như bà đâu. Các con mình bảo mỗi khi bà mắng thì đều rất là yêu.

Đối với trẻ nhỏ cần rèn luyện cho chúng từ khi còn nhỏ theo cách mà cha mẹ mong muốn, có một lần Thiện Nhân không nghe lời, mình chán mình không quát nữa, mình sẽ nói với con, từ giờ mẹ sẽ trở thành một cô tiên, mẹ sẽ hết sức dịu dàng không quát mắng nữa. Khi mình làm thế các con rất sợ, đến vài hôm sau hết giận lại quát mắng. Khi đó, Thiện Nhân mừng đến nỗi gọi anh Thiên Minh: “Anh ơi mẹ mắng em rồi!” . Vậy nên là mình muốn điều gì mình cần có thời gian để chuẩn bị rồi hướng con đến theo cách mà mình mong muốn,

Thiện Nhân rất nghịch ngợm, nghịch hơn nhiều hai anh. Có một lần Thiện Nhân làm mình cũng quá cáu mình nói: “Mẹ cho con 1 giây để con tìm cái gậy để mẹ đánh con, để mẹ mà tìm được gậy to thì con chết’’, thế là 3 anh em cuống cuồng chạy khắp nhà để tìm gậy, đưa cho mẹ cái đũa nhỏ xíu. Cả khi đánh con mình cũng muốn cho con mình được chủ động một chút” – (Mẹ Thiện Nhân cười).

Khi nuôi dạy con, Mai Anh tránh nhất điều gì?

Với mẹ Thiện Nhân, không bao giờ được nói dối, phải luôn thành thật với con cái trong mọi thứ, mọi việc ngay từ những điều nhỏ nhất: “Có lần mình lỡ nói chưa được thật và bị con mình bắt bẻ luôn, thực sự nhớ đời với mình. Mình có dạy con hơi giả tạo một chút, thế là bị con bóc mẽ luôn. Với con trẻ phải luôn dạy bảo một cách chân thành”.

*

Trần Mai Anh chỉ sợ Thiện Nhân “khuyết tật tâm hồn”

Chị luôn dạy Thiện Nhân nhìn nhận bản chất vấn đề một cách đơn giản nhất. Thiện Nhân bị mất chân phải, bà trói chân phải của mọi người trong nhà rồi chơi cùng Nhân, khi ấy tất cả đều loạng choạng đứng không vững chỉ có Nhân là vững chãi. Điều đó cho Nhân thấy rằng nếu tất cả mọi người đều một chân giống Nhân thì Nhân là người giỏi nhất.

“Mình chỉ sợ con là người khuyết tật tâm hồn, khiếm khuyết kỹ năng xã hội và không có yêu thương”.

20/10: Mẹ chọn vật chất hay tình cảm?

20/10 tháng 10 cách đây 2 năm Nhân có hỏi: “Mẹ thích con tặng quà gì tình cảm hay vật chất?”

Chị cũng muốn biết con mình sẽ xoay sở vật chất ra sao và chọn vật chất. Thiện Nhân trả lời làm chị rất bất ngờ: “Để con nghĩ đã vì vật chất có nhiều thứ lắm! Con sẽ viết tặng mẹ một lá thư hoặc vẽ tặng mẹ một bức tranh.

Xem thêm: Diễn Viên Chính Phim Vì Sao Đưa Anh Tới, Vì Sao Đưa Anh Tới

Trong thế giới của trẻ con thì vật chất chính là những thứ cầm được, bản chất vấn đề nó là thế, mình là người lớn mình cứ quá phức tạp mọi vấn đề lên thôi, nên để mọi thứ đơn giản thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *