Từ bao đời nay, khoai môn đã trở thành một loại thực phẩm gắn bó với người Việt, gần gũi trong những bữa cơm đời thường. Ít ai biết rằng, đây còn là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ cơ thể nhờ chứa đựng giá trị hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.

Đang xem: Công dụng của khoai môn

Từ bao đời nay, khoai môn đã trở thành một loại thực phẩm gắn bó với người Việt, gần gũi trong những bữa cơm đời thường. Ít ai biết rằng, đây còn là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ cơ thể nhờ chứa đựng giá trị hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.

Việc bổ sung thường xuyên khoai môn vào thực đơn ăn uống thường ngày, chính là cách để bạn phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và cả gia đình.

Thông tin được chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về khoai môn. Từ đó đưa ra quyết định sử dụng phù hợp, an toàn nhất.

*

Khoai môn là thực phẩm gần gũi với bữa cơm gia đình Việt

Mục Lục

Mẹo trị bệnh từ khoai môn

Là một trong những gia đình thuần nông ở vùng quê nghèo Yên Bái, anh H.T Huy, 29 tuổi đã phát triển kinh tế từ chính ruộng vườn. Bên cạnh các loại hoa màu như lúa, lạc, ngô, nhà anh Huy còn trồng thêm cả khoai môn.

Thông thường, chúng ta chỉ biết đến chức năng làm thực phẩm của khoai môn. Nhưng, thực tế dân gian còn coi đây là loại dược liệu góp mặt ở nhiều bài thuốc khác nhau, hỗ trợ phòng chống, điều trị một số bệnh nhất định.

Anh Huy đã kiểm chứng điều đó bằng việc chăm sóc sức khỏe của bình bản thân. Theo đó, thời gian trước đây anh đi khám phát hiện mình bị u bướu vùng hầu họng.

Đã tuân thủ đúng chỉ dẫn bác sĩ, uống thuốc Tây đều đặn xong không có sự thuyên giảm. Đang trong lúc bối rối, một người bạn làm Đông y của vợ anh Huy đã mách cho bài thuốc hỗ trợ từ khoai môn.

“Qua bí quyết được truyền đạt, tôi đã dùng khoai môn, kết hợp thêm các vị thuốc khác gồm rễ kỷ tử, diệp nhất chi hoa, tân di. Sắc tất cả với nước trong khoảng 2 giờ đồng hồ rồi uống hết trong ngày.

Kéo dài liệu trình trong 60 ngày, đồng thời vẫn dùng thuốc bác sĩ kê đơn, đi khám lại tôi vô cùng bất ngờ, vui mừng khi bác sĩ cho biết khối u đang dần có tiến triển tốt” – anh Huy hồ hởi chia sẻ.

*

Ít người biết rằng khoai môn còn có khả năng chữa bệnh

Cây khoai môn là gì?

Cây khoai môn hay còn được gọi là môn ngọt, có tên khoa học Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ ráy Araceae.

Khoai môn là cây thân thảo, chiều cao chừng 1-2m, có rễ mọc sâu xuống đất. Hệ thống rễ cây xơ, tiến hóa thành củ và ăn được.

Củ khoai môn có loại củ cái và củ con. Nếu như củ cái nặng khoảng 1.5 cho đến trên 2kg, thì củ con lại ít hơn, chúng chứa nhiều tinh bột. Ở nước ra, có nhiều giống khoai môn, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất phải kể đến khoai môn tím.

Lưu ý, khoai môn thường bị nhầm lẫn cùng với củ khoai sọ. Do đó, trong quá trình lựa chọn, nhất định bạn cần có sự phân biệt kỹ lưỡng. Khoai môn củ to, tròn nhưng hơi dài, bên trong màu trắng đục, xuất hiện những vân tím. Khoai sọ nhỏ, tròn trịa, ruột màu trắng.

*

Đặc điểm củ khoai môn

Phân bố, thu hái, chế biến khoai môn

Có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và Malaysia, khoai môn sinh trưởng, phát triển ở những nơi đất có độ ẩm tốt.

Ngoài các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, khoai môn còn được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi mục đích nhờ năng suất, giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa thông thường.

Trong đó, địa phương trồng khoai môn diện tích lớn nhất đó là tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Cây có thể trồng quanh năm, không đòi hỏi quá nhiều công sức. Tùy thuộc vào địa thời điểm xuống giống mà thời gian thu hoạch cũng có sự khác nhau.

Khi thấy các tàu lá khoai môn đã héo rũ, lụi dần, đất ở gốc bắt đầu nứt nẻ nhiều, cũng là lúc người dân tiến hành dỡ khoai. Người ta chọn những củ đẹp đẽ để làm giống vụ sau, còn lại đem tiêu thụ, bảo quản tại nơi cao ráo, thoáng mát.

Khoai môn là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như luộc, hầm xương, làm mứt, bánh, nấu chè…, hay góp mặt ở các thành bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Thành phần hóa học của khoai môn

Các nghiên cứu tìm thấy trong khoai môn chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao với nhiều khoáng chất, vitamin, hợp chất hữu cơ cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt là nguồn chất xơ, carbohydrate, vitamin A, C, E, B6, magiê, sắt, kẽm, folate, kali, phốt pho, mangan, đồng….

*

Khoai môn tím cung cấp nguồn dinh dưỡng lý tưởng

Công dụng dược lý của khoai môn

Không nhiều người trong chúng ta biết rằng, ngoài củ khoai môn ăn được, một số bộ phận khác trên cây còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Theo Y học cổ truyền, dịch ép từ bẹ cùng lá khoai môn giúp cầm máu, tiêu thũng độc, trị tiêu chảy.

Tác dụng của khoai môn

Bằng khả năng hội tụ hàm lượng dưỡng chất tuyệt vời, khoai môn đã đảm bảo mang đến cho cơ thể người dùng nhiều lợi ích ấn tượng.

1. Tăng cường đề kháng

Các hợp chất hoạt tính sinh học, nhất là phenolic, saponin,glycoalkaloids, axit phytic, protein, vitamin C nâng cao đề kháng cho cơ thể, miễn nhiễm trước các tác nhân gây bệnh thông thường. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào.

2. Cân bằng lượng đường trong máu

Người ăn khoai môn thường xuyên sẽ được cân bằng và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

3. Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ của củ khoai môn rất cao, nên góp phần thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, ngừa táo bón, tránh hội chứng ruột kích thích.

4. Ngừa bệnh tim

Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất xơ (chức năng giảm lượng LDL, cholesterol xấu), cùng tinh bột lợi ích trao đổi chất giảm phản ứng insulinemia.Từ đó, giảm lưu trữ chất béo, tăng hấp thu thực phẩm, đảm bảo quá trình lưu thông máu không bị tắc nghẽn, giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

*

Bổ sung khoai môn vào thực đơn ăn uống để bảo vệ cơ thể trước bệnh tật

5. Phòng chống ung thư

Quercetin được tìm thấy trong khoai môn có thể chặt đứt môi trường sinh trưởng của tế bào ung thư. Với đặc tính chống oxy hóa, ngăn chặn sự tăng sinh tế bào ung thư tại các giai đoạn khác nhau.

Xem thêm: Tiền Giang: Tạm Giữ 2 Nghi Phạm Liên Quan Vụ Giết Người Ở Chợ Nhị Tì

6. Duy trì làn da khỏe mạnh

Các vitamin A, C, E có tính năng tăng cường sức khỏe cho làn da, làm trẻ hóa tế bào, giảm nếp nhăn, khắc phục nhược điểm trên da, chống lại thiệt hại bởi gốc tự do gây ra.

7. Hỗ trợ giảm cân an toàn

Nhờ lượng chất xơ lớn mà khoai môn giúp người dùng có cảm giác no lâu hơn, từ đây cơ thể tiêu thụ ít calo hơn, giảm sự thèm ăn đáng kể.

8. Chống lão hóa, duy trì sự trẻ trung

Chất chống lão hóa tự nhiên trong khoai môn có thể sửa chữa các tế bào đã bị hư hỏng, thay thế chúng bởi tế bào mới, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, giữ cơ thể trẻ trung lâu hơn. Chúng cũng tham gia vào hành trình chiến đấu lại một số bệnh tật.

9. Kích thích quá trình trao đổi chất

Bổ sung khoai môn ở thực đơn ăn uống hàng ngày đồng nghĩa với việc bạn đưa lượng lớn magie, vitamin E vào cơ thể, giúp kích thích quá trình trao đổi chất. Ngoài ra là nguồn carbohydrate rất cần thiết đối với việc phục hồi năng lượng, cơ bắp sau khi người dùng trải qua buổi tập luyện với cường độ cao.

10. Tốt cho mắt

Vitamin A là yếu tố cực kỳ tốt cho đôi mắt, trong khi lại mang hàm lượng cao khi xuất hiện ở khoai môn. Vì thế, bạn đừng quên lựa chọn thực phẩm này để cải thiện thị lực.

Khoai môn chữa bệnh gì?

Bên cạnh chức năng cung cấp nguồn dưỡng chất tối quan trọng cho cơ thể con người, khoai môn còn tham gia vào nhiều bài thuốc hữu ích. Bạn hãy cùng theo dõi tiếp thông tin sau đây để nắm bắt một cách chi tiết nhất.

*

Nhiều bài thuốc hình thành từ củ khoai môn

1. Chữa viêm khớp, u hạch

Khoai môn nấu cùng với cá quả tươi, rau cần, rau ngổ, ăn nóng.

2. Trị bỏng

Lấy khoai môn giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vị trí bị bỏng để kích thích mọc da non, nhanh liền sẹo.

3. Hoạt huyết tiêu viêm

Chuẩn bị 120g khoai môn, 3 củ hành sống giã nastm thêm chút rượu vào để khuấy đều. Bôi đắp qua gạc mỏng tại chỗ bị viêm để cải thiện tình hình.

4. Chữa tiêu chảy, lỵ

Lá khoai môn và củ cà rốt lượng bằng nhau (30g), 1 củ tỏi, đem sắc lấy nước uống.

3. Chữa mụn nhọt đầu đinh

Dùng củ khoai môn, giấm, lượng bằng nhau rồi cho vào luộc chín, nghiền nát rồi đắp lên vùng da bị mụn.

4. Trị mẩn ngứa

Khi người bị mẩn ngứa, bạn chỉ cần cạo sạch vỏ củ khoai môn, thái miếng nhỏ, đun sôi nước để tắm sẽ hết.

5. Chữa trẻ bị chốc đầu có mủ

Nhận thấy trẻ bị chốc đầu và có mủ, phụ huynh hãy lấy củ khoai môn to, sau đó xay nhuyễn, đắp lên vị trí cần thiết.

6. Chữa mề đay

Bài thuốc cần có bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột, hồng táo, đường đỏ mỗi thứ 30g. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc cùng nước để uống.

7. Chữa ho ra máu

Thịt heo nạc nấu cùng hoa khoai môn thành canh để ăn.

8. Thông hầu họng kháng độc, phù hợp bệnh nhân bị u vùng hầu họng

Bạn dùng 6-12g khoai sọ, 50g rễ kỷ tử, 12g tân di, 5g thất diệp nhất chi hoa. Sắc các thành phần trong vòng 2 giờ đồng hồ, gạn lấy nước cốt uống ngày 1 lần. Kiên trì áp dụng liệu trình kéo dài 60 ngày.

9. Chữa âm hư tổn hạ khí, giải nhiệt, chống mệt mỏi

Khoai môn đem nấu cùng cá lóc, cá diếc hoặc rau rút và cua đồng sẽ vừa thay đổi thực đơn ăn uống thêm hấp dẫn, vừa giúp bảo vệ sức khỏe.

10. Chữa rắn cắn, ong đốt

Người bị rắn cắn, ong đốt, lấy lá khoai môn tươi giã nát rồi đắp trực tiếp để giải độc.

*

Nên sử dụng khoai môn ở mức vừa đủ để đảm bảo phát huy tối đa công hiệu

Những ai nên dùng khoai môn?

Tác dụng của khoai môn đã được khoa học khẳng định và người dùng chứng minh hiệu quả. Nếu bạn còn đắn đo về những ai phù hợp sử dụng khoai môn, đừng bỏ qua thông tin tiếp theo sau đây.

Phụ nữ mang thai ăn khoai môn giúp giảm triệu chứng bị chuột rút ở chân nhờ hàm lượng magie dồi dào.

Người bị đái tháo được được khuyên ăn ít tinh bột, hạn chế việc cơ thể phải tiêu thụ đường. Tuy nhiên, khoai môn lại nên là ưu tiên hàng đầu nếu như biết cách dùng liều lượng phù hợp.

Khoai môn chứa lượng calorie khá cao nên tốt cho người đang điều trị bệnh thận. Trung bình mỗi bữa ăn 200-300g khoai môn giúp bệnh nhân thận nâng cao thể trạng.

Loại củ này còn đảm bảo cảm giác no lâu khi đi vào cơ thể, ít chất béo. Do đó, người ăn kiêng hoàn toàn thoải mái sử dụng để duy trì sắc vóc.

Đối tượng không nên dùng khoai môn

Ăn khoai môn là việc làm cần thiết để cơ thể có đủ nguồn năng lượng hoạt động. Nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến khả năng tiêu thụ oxalate, gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người cơ địa nhạy cảm.

Xem thêm: Những Mỹ Nhân Đình Đám Gây Chú Ý Vì Hình Ảnh Trước Khi Chuyển Giới

Trong quá trình chế biến khoai môn, bạn tuyệt đối phải làm sạch, nấu chín để không gặp phải tình trạng ngứa cổ họng, miệng, bị dị ứng, phá hủy các chất dinh dưỡng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *