Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2019 tạo sân chơi bổ ích cho Đoàn viên, thanh niên, sinh viên trên cả nước thể hiện các kiến thức và kỹ năng về an toàn giao thông, đồng thời lan tỏa thông điệp chung tay xây dựng xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam.

Đang xem: đề thi thanh niên với văn hóa giao thông 2019

*

Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2019

Sau đây, roosam.com mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo câu hỏi và đáp án cuộc thi “Thanh niên với văn hóa giao thông 2019” trong bài viết dưới đây.

Đáp án vòng sơ khảo Thanh niên với văn hóa giao thông

Họ và tên: …………..………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………

Đơn vị công tác: ……… ………..…………………

*

A. Biển báo số 1

B. Biển báo số 2

C. Biển báo số 3

D. Biển báo số 1 và 2

PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Đề bài:

1. Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong lĩnh vực an toàn giao thông những năm gần đây. Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã luôn nỗ lực thực hiện triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những vụ thương vong giao thông do rượu bia gây nên như: tuyên truyền hướng tới thay đổi hành vi, tăng nặng mức xử mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu bia, cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn… Theo bạn, người uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể đối mặt với nguy cơ và gây hậu quả gì?

2. Là một Đoàn viên, thanh niên thế kỉ 21, bạn hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương trong việc chấp hành quy định không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông?

(Bài viết không quá 2.000 từ)

Gợi ý:

Những nguy cơ và hậu quả khi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được các chuyên gia đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường…

Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động.

Theo bảng thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 bệnh tật và tình trạng thương tích; được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo việc uống rượu, bia có liên quan tới nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia, các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Cưa Đổ Một Chàng Trai Khó Tính ? Làm Thế Nào Để Cưa Đổ Một Chàng Trai

Ngoài tai nạn giao thông, rượu bia còn là thủ phạm gây một số bệnh như tim mạch (tăng nguy cơ gây đột qụy, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ); tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp và mãn tính); ung thư (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia vào nhóm chất gây ung thư; là nguyên nhân liên quan tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan mật…).

Chưa kể, sử dụng rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế – xã hội như bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.

Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn được bổ sung lực lượng, trang thiết bị đo nồng độ cồn, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Nhiều tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu và tự nguyện “Nói không với rượu, bia khi điều khiển các phương tiện giao thông”.

Xem thêm: Nên Dùng Sữa Rửa Mặt Trước Hay Sau Khi Đắp Mặt Nạ Có Cần Rửa Mặt Nạ Nên Làm Gì?

Thiết nghĩ, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện truyền thông kết hợp với sự giáo dục của các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhà trường và gia đình để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tham gia giao thông của cộng đồng, đặc biệt là với thanh niên. Đồng thời phải có những biện pháp, chế tài xử phạt nặng đối với các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông. Cần tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là áp dụng hình thức phạt tù giam, tịch thu phương tiện với người lái xe sau khi uống rượu. Nếu lái xe là người nước ngoài vi phạm thì có thể sẽ bị trục xuất. Chỉ khi có chế tài nghiêm khắc, người điều khiển phương tiện mới không dám vi phạm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *