Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp đến gần, các em học sinh lớp 9 đang ngày đêm ôn tập miệt mài để giành cho mình một suất vào trường THPT mà mình yêu thích. Toán là một trong 3 môn thi chính nên nhiều bạn đã ôn xong và đang ở giai đoạn tìm kiếm các đề thi thử để luyện đề. Để giúp các em ôn tập, Kiến Guru xin giới thiệu đề thi thử vào lớp 10 môn toán có đáp án của TP. HCM năm 2019. Đề thi được sở GD&ĐT TP. HCM biên soạn theo cấu trúc mới những năm gần đây là thiên về các dạng toán thực tế để tăng khả năng tư duy cho học sinh. Dưới phần đề thi là lời giải chi tiết để các em tham khảo. Sau đây, mời các em làm thử đề nhé!

I, Đề thi thử vào lớp 10 môn toán năm 2019 của sở GD&ĐT TP. HCM

Cấu trúc của đề thi thử vào lớp 10 môn toán gồm 10 câu. Trong đó có 6 câu đại số và 4 câu hình học. Đặc biệt, cấu trúc của đề thi chính thức cũng sẽ tương tự nên các em chú ý để ôn tập đúng trọng tâm kiến thức.

Đang xem: đề thi vào lớp 10 môn toán 2019 tphcm

*
*

*

II, Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn toán năm 2019 của Sở GD&ĐT TP. HCM

Sau khi làm xong, mời các em tham khảo đáp án đề thi thử vào 10 môn toán 2019. Mọi lời giải khác đúng kiến thức thì vẫn sẽ được điểm tối đa.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1:

Giải:

a) Vẽ (P) và (d) trên cùng một hệ trục tọa độ

+) Xét (P) : y=1/2×2

Bảng giá trị

x

-4

-2

0

2

4

y=1/2×2

8

2

0

2

8

Đồ thị hàm số (P) là parabol đi qua các điểm: (-4;8), (-2;2), (0;0), (2;2) và (4;8).

+) Xét d : y=x+4

Bảng giá trị

x

0

-4

y=x+4

4

0

Đồ thị (d) là đường thẳng đi qua các điểm (0;4) và (-4;0)

Đồ thị

*

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

+) Với x=2 suy ra y= -2+4=2 nên D(-2;2)

+) Với x=4 suy ra x=4+4=8 nên B(4;8)

Vậy d cắt (P) tại hai điểm phân biệt D(-2;2) và B(4;8).

Câu 2:

Giải:

Áp dụng hệ thức Viét cho phương trình: 3×2-2x-2=0 ta được:

Ta có: A=x1+x2=2/3

Vậy A=2/3; B=16/9.

Dạng toán ở câu 1 và câu 2 là hai dạng tóan cơ bản nên không chỉ xuất hiện trong đề thi thử vào lớp 10 môn toán mà chắc chắc sẽ ra trong đề thi chính thức nên các em cần ôn kĩ 2 dạng này.

Câu 3:

Giải:

*

Vì C thuộc trung trực của OB nên CO = CB

Mà OC=OB=R suy ra OC=OB=BC nên tam giác OBC là tam giác đều.

Do đó : OBC=60o suy ra ABC=60o

Ta có: ACB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên ACB=90o suy ra tam giác ABC vuông tại C.

Câu 4:

Giải:

Kể từ năm 1990 đến năm 1990 thì t=0 nên diện tích rừng nhiệt đới 1990 là:

S1990 = 718,3 – 4,6.0 = 718,3 (triệu ha)

Kể từ năm 1990 đến năm 2018 thì năm nên diện tích rừng nhiệt đới năm 2018 là:

S2018= 718,3 – 4,6.28 = 589,5 (triệu ha)

Câu 5:

Giải:

Gọi C là giao điểm của AG và BE

Tứ giác EHGC là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)

GC=HE=3m, EC=HG=1m

Suy ra tam giác ABC vuông tại C

Ta có: AC=AG+GC=1+3=4 (m), BC=BE+EC= 2(m)

Vậy khoảng cách giữa đích đến và nơi xuất phát của robot xấp xỉ 4,5 mét.

Xem thêm: Đội Tuyển Bóng Đá U-23 Quốc Gia Việt Nam Đội Hình, 350 Đội Tuyển Bóng Đá Việt Nam Ý Tưởng

Câu 6:

Giải:

a) Khi giảm giá 50% thì giá một cái tivi là 6.500.000 x 50% = 3.250.000(đồng)

Khi giảm giá thêm 10% nữa (so với giá đã giảm lần 1) thì giá 1 cái tivi là:

3.250.000 x 90% = 2.925.00 (đồng)

Vậy số tiền mà cửa hàng đó thu được khi đã bán hết lô hàng tivi là:

3.250.000 x 20 + 2.925.000 x 20 = 123.500.000(đồng)

b) Giá vốn của 40 cái tivi là: 2.850.000 x 40 = 114.000.000(đồng)

Vậy khi bán hết số tivi đó, cửa hàng lãi số tiền như sau:

123.500.000 – 114.000.000 = 9.500.000(đồng)

Câu 7:

*

Giải:

Cách 1:

Theo đề bài ta có: OA=2m, A’B’=3AB

Ta có: ΔABO ∽ ΔA’B’O (g-g)

ΔOCF ∽ ΔA’B’F (g-g)

Lại có:

Vậy tiêu cự OF của thấu kính là 1,5m.

Cách 2:

Ta có: d=OA=2m; d”=OA”; f=OF; A”B”=3.AB

ΔABO ∽ ΔA’B’O (g-g)

(1)

ΔCOF ∽ ΔB’A’F (g-g)

(2)

Từ (1) và (2)

(3)

Từ (1) có:

Thay d=2m và d’=6m vào (3) ta được: f=1,5m.

Trong đề thi thử lớp 10 môn toán này thì câu 7 rất hay vì nó liên quan đến kiến thức vật lí là thấu kính hội tụ. Nhiều bạn sẽ thấy khó. Tuy nhiên, cách giải khá dễ vì hình vẽ đã được cho sẵn nên chỉ cần xét các tam giác đồng dạng ta có thể giải ra.

Câu 8:

Giải:

Khối lượng muối có trong 1000kg nước biển 3,5%

Khối lượng nước lợ sau khi pha

mnước cần thêm=3500-1000=2500kg

Câu 9: Có 45 người bác sĩ và luật sư, tuổi trung bình của họ là 40. Tính số bác sĩ, số luật sư, biết rằng tuổi trung bình của các bác sĩ là 35, tuổi trung bình của các luật sư là 50.

Giải:

Gọi số bác sĩ là x (người), số luật sư là y (người) , (x, y thuộc N* và x, y

Có 45 người gồm bác sĩ và luật sư nên ta có: x+y=45 (1)

Tuổi trung bình của các bác sĩ là 35 nên ta có tổng số tuổi của các bác sĩ là: 35x

Tuổi trung bình của các luật sư là 50 nên ta có tổng số tuổi của các luật sư là 50y

Mà tuổi trung bình của luật sư và bác sĩ là 40. Nên ta có phương trình:

(2)

Từ (1), (2) ta có hpt:

Vậy số bác sĩ là 30 người, số luật sư là 15 người.

Câu 10: Một vệ tinh nhân tạo địa tĩnh chuyển động theo một quỹ đạo tròn cách bề mặt Trái Đất một khoảng 36000 km, tâm quỹ đạo của vệ tinh trùng với tâm O Trái Đất. Vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến theo một đường thẳng đến một vị trí trên mặt đất. Hỏi vị trí xa nhất trên Trái Đất có thể nhận tín hiệu từ vệ tinh này ở cách vệ tinh một khoảng là bao nhiêu km (ghi kết quả gần đúng chính xác đến hàng đơn vị). Biết rằng Trái Đất được xem như một hình cầu có bán kính khoảng 6400 km.

*

Giải:

*

Theo hình vẽ: A là vệ tinh, O là tâm Trái Đất

Gọi B là điểm trên mặt đất có thể nhận được tín hiệu từ A, khi đó B phải chạy trên cung nhỏ MM’ (với AM, AM’ là các tiếp tuyến kẻ từ A)

Vị trí xa nhất trên Trái Đất có thể nhận tín hiệu từ vệ tinh này ở cách vệ tinh là điểm B sao cho AB lớn nhất khi B trùng với M hoặc M’. Khi đó max(AB)=AM=AM’

Vì AM là tiếp tuyến của (O) suy ra AM vuông góc OM nên tam giác OAM vuông tại M

Ta có: AH = 36000(km), OH = 6400 (km) suy ra OA = 36000 + 6400 = 42400 (km)

Áp dụng định lý Pi-ta-go tam giác vuông AMO ta có:

Vậy điểm xa nhất trên trái Trái Đất có thể nhận được tín hiệu cách hành tinh đó xấp xỉ 41914 km

Trong đề thi thử vào 10 môn toán, câu 10 là câu khó nhất vì các em phải tự vẽ hình đúng từ dữ liệu trong đề. Điểm mấu chốt ở bài này là quỹ đạo tròn của vệ tính giúp ta vẽ ngay đường tròn. Từ đó chuyển sang bài toán về tiếp tuyến đường tròn.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Vào Lớp 10 Năm 2020 Hà Nội, Điểm Chuẩn Vào Lớp 10 Hà Nội 2020

(Hết)

Chúng mình vừa làm xong đề thi thử vào lớp 10 môn toán của TP. HCM năm 2019. Cấu trúc đề thi ba năm gần đây của TP. HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước đều thiên về các bài toán mang tính thực tế, gắn liền với đời sống nên ngoài các dạng toán cơ bản trong sách giáo khoa các em cần phải rèn luyện thêm nhiều bài toán thực tế để không bị bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Ngoài ra, các dạng toán về hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai, giải pt, hpt, tứ giác nội tiếp là những dạng toán chắc chắn xuất hiện trong các đề thi nên các em phải nắm chắc các dạng này. Cuối cùng, nhà Kiến xin chúc các em ôn tập tốt và thành công trong kì thi sắp tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *