Dị ứng đạm sữa bò là một loại dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi với tỉ lệ mắc khoảng từ 2 – 7,5%, đa phần các bé sẽ khỏi hẳn khi được 3 tuổi. Dị ứng đạm sữa bò thường được phát hiện khi khẩu phần ăn của bé có sữa bò hoặc các sản phẩm làm từ sữa bò. Có những trường hợp bé không trực tiếp sử dụng sữa bò nhưng vẫn bị dị ứng đạm sữa bò do sữa bò được truyền qua trẻ bằng đường sữa mẹ.

*

Các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò có thể xảy đến ngay lập tức (sau vài phút) hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày sau khi bé sử dụng sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa bò. Chính vì vậy, dị ứng đạm sữa bò được chia làm 2 loại: dị ứng đạm sữa bò ngay lập tức và dị ứng đạm sữa bò muộn.

Đang xem: Dị ứng đạm sữa bò có nguy hiểm không

Triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò

Những triệu chứng lâm sàng khi bé bị dị ứng đạm sữa bò khá đa dạng, thời gian xảy đến cũng không xác định. Chính vì vậy, rất khó để xác định trẻ có phải bị dị ứng đạm sữa bò hay không. Nói chung, bé bị dị ứng đạm sữa bò sẽ có những triệu chứng và khoảng tuần đầu tiên như:

Sưng môi và mí mắt.Viêm da cơ địa.Sổ mũi, thở khò khè, ho kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng).Nổi mề đay, phát ban.Tiêu chảy/táo bón, có thể đi tiêu lỏng hoặc máu trong phân.Thường xuyên trào ngược và nôn ói.Cơ thể thiếu sắt, thiếu máu.Mệt mỏi kéo dài, đau quặn ít nhất 3 ngày/tuần, kéo dài trên 3 tuần.

*

Khi trẻ có những triệu chứng nói trên, dù có nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay không, hãy dừng cho trẻ sử dụng sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Sau đó đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò

Cơ thể của bé rất nhạy cảm, khi phát hiện một tác nhân có hại cho sức khỏe hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, khi cơ thể bé nhận định sai và cho rằng những thành phần đạm có trong sữa bò là có hại thì hệ miễn dịch sẽ tự động sản sinh ra kháng thể IgE làm trung hòa những loại đạm này. Trong sữa bò có 2 loại đạm chính gây ra hiện tượng dị ứng đạm sữa bò đó là đạm Casein và đạm Whey.

Khi cơ thể lại được tiếp xúc với đạm sữa bò, kháng thể IgE sẽ yêu cầu hệ thống miễn dịch sản sinh ra Histamin – Một chất gây ra các tình trạng dị ứng. Và chính là nguyên nhân gây ra những dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò.

Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò rất có thể do di truyền vì phần lớn các bệnh lý dị ứng thường có tính di truyền. Bé sẽ có tỉ lệ cao mắc nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng như sốt, ngứa hay dị ứng những loại thực phẩm từ sữa bò.

Cách chẩn đoán – phát hiện dị ứng đạm sữa bò

Để chẩn đoán chính xác bé có mắc dị ứng đạm sữa bò hay không, các bác sĩ thường phân tích các triệu chứng lâm sàng của bé kết hợp với việc thu thập thông tin tiền sử bệnh lý của cả bé và gia đình như: tiền sử bệnh tật, loại sữa bé đang dùng, thời điểm xuất hiện các triệu chứng, các dạng triệu chứng,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm dị ứng như:

Xét nghiệm IgE đặc hiệu với các loại đạm trong sữa bòTest loại trừ: Để trẻ kiêng sữa trong 2 – 4 tuầnTest dị ứng đạm sữa bò: Ăn lại sữa bò Làm gì khi bé bị dị ứng đạm sữa bò

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi

Khi bé dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ khám nghi ngờ bị dị ứng đạm sữa bò thì mẹ cho con bú cần được tư vấn chế độ ăn để loại bỏ đạm sữa bò, có thể có hoặc không loại bỏ trứng và đậu nành. Khi thực hiện chế độ ăn này, bà mẹ cần chú ý bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể.

Đối với những trẻ không có sữa mẹ thì lời khuyên ở đây là nên sử dụng thức uống sữa công thức đạm sữa bò thủy phân toàn phần hoặc thức uống sữa công thức Amino axit. Ba mẹ cũng có thể tìm các loại sữa tương tự, trên bao bì có ghi “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng), “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân tích cực/thủy phân toàn phần/thủy phân hoàn toàn), “Amino acid-based formula” (công thức acid amin).

Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Ngoài sữa, trong khẩu phần ăn của bé nên loại bỏ những món ăn có thành phần từ sữa bò như: Phô mai, bơ, kem, sữa bột, váng sữa, sữa chua, bánh ăn dặm, bột ăn dặm có thành phần đạm sữa bò, đạm Whey, đạm Casein. Khi mua thực phẩm cho bé, ba mẹ cần xem kỹ thành phần của sản phẩm.

Những loại thực phẩm không kèm bảng ghi thành phần nhưng thường được thêm sữa hoặc chế biến với sữa: Các loại bánh mì ngọt, bánh bông lan, bánh quy, bánh pudding, bánh flan, súp bí đỏ, súp bắp (ngô), súp kem, sô cô la, xúc xích, pate, chè, sinh tố,.. Ba mẹ cũng cần phải chú ý để tránh.

Xem thêm: Tin Tức, Sự Kiện Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Hôm Nay, Sự Kiện Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

Đối với các bé gặp khó khăn trong việc sử dụng sữa công thức vì nhiều lý do (mùi vị sữa, giá tiền, nơi mua) có thể khuyến khích bé ăn dặm nhiều hơn, cần được bổ sung canxi, vitamin D từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.

Một điểm đáng lưu ý là tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ mang tính chất tạm thời và đa phần sẽ chấm dứt khi bé từ 1 đến 3 tuổi. Khi bé được 1 tuổi hoặc tùy vào tình hình sức khỏe, có thể cân nhắc cho bé dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm sữa bò. Nếu không thấy triệu chứng nào xảy ra, bé có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường với sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.

Cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Hiện nay, cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng đạm sữa bò đó là nuôi con bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ là con đường an toàn nhất để bảo vệ trẻ khỏi khả năng bị dị ứng thức ăn, có chứa những chất đạm từ người mẹ khiến bé có thể dung nạp một cách tốt nhất, chứa những thành phần có chức năng bảo vệ cho hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ trước những nguồn đạm lạ.

*

Đối với những bà mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ và đứa bé thuộc vào nhóm có cơ địa dị ứng thì người mẹ nên cho bé sử dụng những loại thức uống sữa công thức đạm sữa bò thủy phân toàn phần hoặc thức uống sữa công thức Amino axit để ngăn chặn tối đa dị ứng đạm sữa bò cho bé.

Khi phát hiện bé có các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ đó có những phương pháp đối phó với bệnh lý này. Ngoài ra, việc tuân thủ kiêng đạm sữa bò và nuôi con bằng sữa mẹ là việc rất cần thiết và giúp ích rất nhiều cho việc phòng tránh dị ứng đạm sữa bò cho bé.

Xem thêm: Tổng Hợp 12 Cách Truyền Hình Ảnh Từ Điện Thoại Lên Tivi Tcl, Cách Chiếu Màn Hình Điện Thoại Lên Tivi

Khoa Nhi – Phòng khám Đa khoa Sài Gòn – Ban Mê luôn mang lại cho bệnh nhân sự hài lòng với:

Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, từng làm việc tại những bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh như: Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Quốc Tế Phương Châu,…Ngoài việc hiểu rõ về tình hình bệnh lý của bé, chúng tôi luôn quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé thoải mái tâm lý và làm quen với môi trường của khám bệnh, hợp tác với bác sĩ, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

*

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN – BAN MÊ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *