Quãng đường từ Sài Gòn đến Vũng Tàu chỉ có khoảng 120 km, mất từ 2,5 – 3 tiếng vi vu là đến nơi nên đi Vũng Tàu bằng xe máy là một trải nghiệm cực hấp dẫn mà dân mê xê dịch không thể bỏ qua. Khác hẳn với việc đi xe khách bạn chỉ lên xe ngồi chờ đến điểm đến, đi bằng xe máy vừa quan sát cảnh quang thay đổi trên từng cây số, vừa thuận tiện vì có phương tiện để đi đến bất kỳ nơi nào bạn muốn. Hãy để mình chia sẻ những kinh nghiệm phượt Vũng Tàu bằng xe máy cực kỳ hữu ích nhé.
Đang xem: đi vũng tàu bằng xe máy qua phà cát lái
Chuẩn bị
Trước mỗi chuyến đi, bạn nên chăm sóc “con ngựa sắt” để đảm bảo chuyến đi diễn ra suôn sẻ. Tốt nhất là:
– Thay dầu nhớt trước khi đi.
– Kiểm tra thắng và lốp xe, đảm bảo cả 2 phải còn độ bám tốt. Nếu không, thay mới trước khi đi.
– Trang bị đủ 2 gương chiếu hậu.
– Kiểm tra đèn pha, đèn xi-nhan, đèn sau, còi, ắc quy, bugi…
– Tất cả phải trong tình trạng tốt nhất và đảm bảo có thể đi về với quãng đường gần 300 km.
Sưu tầm
Đường đi Vũng Tàu bằng xe máy từ Sài Gòn
Có 3 hướng di chuyển cho bạn chọn lựa:
Hướng 1: Bạn đi quốc lộ 1A, chạy qua cầu Đồng Nai thêm 30 km sẽ gặp nút giao thông gọi là ngã tư Vũng Tàu (một số người gọi tên cũ trước kia là ngã ba Vũng Tàu), sau đó rẽ phải vào quốc lộ 51 rồi chạy thẳng một mạch thêm khoảng 100 km nữa sẽ đến Vũng Tàu. Những bạn xuất phát từ trung tâm thành phố thì qua hầm Thủ Thiêm, chạy lên cao tốc Long Thành để đến ngã tư Vũng Tàu sẽ thuận đường hơn.
Hướng 2: Đây là hướng đi Vũng Tàu qua phà Cát Lái ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh rồi đi qua Nhơn Trạch ở Đồng Nai. Đi theo đường này sẽ dẫn thẳng ra quốc lộ 51, ngay đoạn cổng vào khu công nghiệp Nhơn Trạch, rồi cứ thế chạy thẳng đến Vũng Tàu. Hướng đi này có cái để ngắm là qua rừng cao su, lại ngắn hơn hướng đi 1 khoảng 20 km nhưng mặt đường hơi gồ ghề.
Hướng 3: Chọn 1 trong 2 cách đi như trên để đến quốc lộ 51. Bạn cứ chạy thẳng cho đến khi gặp bản chỉ dẫn đi đảo Long Sơn khi cách Vũng Tàu còn 27 km. Đây là đường đi tắt qua Vũng Tàu. Ưu điểm của hướng đi này là đường mới làm, ít xe, cảnh đẹp. Kết hợp đi Vũng Tàu qua phà Cát Lái ở hướng 2 thì sẽ là con đường phượt Vũng Tàu ngắn nhất.
Sưu tầm
Nếu đi về trong ngày thì thời gian di chuyển thích hợp nhất là xuất phát từ 6h sáng và về lúc 6h tối. Đây là khoảng thời gian không có nắng nên mát mẻ nhất trong ngày. Còn nếu kỳ nghỉ ở Vũng Tàu của bạn từ 2 ngày trở lên thì bạn có thể khởi hành đi trễ hơn và về sớm hơn tùy theo lịch trình.
Gợi ý lịch trình và một số điểm check-in
Tùy theo việc sắp xếp thời gian mà bạn có thể du hí Vũng Tàu đi về trong ngày cũng được mà thong thả khám phá thành phố biển xinh đẹp 2 ngày 1 đêm thì càng tốt. Dưới đây mình gợi ý cả 2 lịch trình để bạn tham khảo
Lịch trình vui chơi trong ngày
– 5h30 – 6h: Xuất phát từ Sài Gòn. Xuất phát sớm hơn nữa thì càng tốt vì bạn càng có nhiều thời gian chơi.
– 8h30 – 9h: Đến Vũng Tàu, tìm chỗ ăn sáng, nghỉ ngơi 1 chút để sức vui chơi cả ngày.
– 9h30 – 11h30: Chọn 1 trong 2 bãi biển nổi tiếng là bãi Trước hoặc bãi Sau để check-in hoặc nạp “vitamin sea”.
Sưu tầm
Sưu tầm
Nếu không thích tắm biển, bạn có thể đến mũi Nghinh Phong, đồi Con Heo, bến du thuyền Marina, tượng Chúa Giang Tay… để tham quan và tạo dáng chụp hình
Sưu tầm
– 12h: Ăn trưa, nghỉ ngơi. Đừng chọn chỗ ăn ở khu vực Bãi Sau vì giá cả khá mắc.
– 13h: Tiếp tục đến một số đia điểm khám phá ở Vũng Tàu: khu du lịch Hồ Mây, ngọn Hải Đăng Vũng Tàu…
Hải đăng Vũng Tàu
– 16h – 17h: Sửa soạn về Sài Gòn.
Chi phí ước tính:
– Xăng: 100k
– Ăn uống: 200k
Lịch trình khám phá Vũng Tàu 2 ngày 1 đêm
Ngày 1
– 6h30: Xuất phát từ Sài Gòn. Trên đường đi có thể ghé qua đèo Nước Ngọt hoặc núi Minh Đạm để tham quan.
Xem thêm: Gợi Ý Kiểu Tóc Mái Bằng Hợp Với Khuôn Mặt Nào Nhất, 10 Kiểu Tóc Mái Bằng Đẹp Nhất 2020
Đèo Nước Ngọt (ảnh: sưu tầm)
– 10h: Nhận phòng, cất đồ, nghỉ ngơi chút đỉnh.
– 10h30 – 12h30: Chạy dọc đường Thùy Vân đến Bãi Sau để check-in nhiều địa điểm: ngôi nhà bỏ hoang ở dốc con Rồng, công viên Thỏ Trắng, tượng Chúa Giang Tay, mũi Nghinh Phong…
Mũi Nginh Phong (ảnh: sưu tầm)
Công viên thỏ trắng (ảnh: sưu tầm)
– 12h30: Ăn trưa, nghỉ ngơi.
– 13h: Đến núi Nhỏ tham quan tượng Chúa Giang Tay và ngọn hải đăng Vũng Tàu, đồi Con Heo…
Đồi Con Heo (ảnh: sưu tầm)
– 16h: Khám phá khu du lịch Hồ Mây ở núi Lớn.
– 18h: Ăn tối ở chợ đêm Bãi Sau.
Sưu tầm
– 19h: Tham quan phố biển về đêm hoặc đến khu ăn vặt Đồ Chiểu để tiếp tục ăn.
– 21h: Về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 2:
– 5h30 – 6h: Đón bình minh ở Bãi Sau.
– 7h: Ăn sáng với món bánh khọt, rồi đi cà phê sáng.
– 9h: Tham quan Bạch Dinh.
Bạch Dinh (ảnh: sưu tầm)
– 12h: Ăn trưa tại làng chài Sao Mai – Bến Đá.
– 15h: Ghé vựa hải sản lớn nhất Vũng Tàu kết hợp vừa mua đồ về làm quà.
– 16h: Trả phòng. Về Sài Gòn
Chi phí:
– Xăng: 100k
– Khách sạn: 300k/đêm. Ở nhà nghỉ bình dân rẻ hơn, khoảng 150k/đêm
– Ăn uống: 500k
– Mua đồ về làm quà: 100k
Những quần áo nên mang theo khi phượt Vũng Tàu
Ngoài những vật dụng balo, nhu yếu phẩm vệ sinh cá nhân, túi ngủ,… Bạn cũng phải cần quan tâm đến quần áo nam nữ cần có để những chuyến đi phượt Vũng Tàu được tốt nhất cũng như đảm bảo được tính an toàn khi di chuyển dài ngày trên chiếc xe con.
– Áo phát chuyên dành cho phượt: Trên chuyến đường di chuyển bạn nên chọn những chiếc áo gió để bảo vệ mình, vì chúng có khả năng chắn gió rất tốt hơn nữa, chúng còn có khả năng chống thấm nước, đồng thời ngăn chặn hơi ẩm thấm vào bên trong quần áo của bạn. Bạn cũng nên mang theo áo ấm dày nếu bạn đi phượt vào mùa đông. Nếu có thể bạn nên chọn những chiếc áo mỏng nhẹ không nên quá dày đển balo của bạn được nhẹ hơn nhé!
– Quần jean: Những chiếc quần jean nam có lẽ được lựa chọn nhiều nhất, bởi vì đó là trang phục dễ mua và dễ sử dụng với tính bền bỉ cao.
Xem thêm: Toàn Cảnh Về “Hot Star” Moon Geun-Young Phim Và Chương Trình Truyền Hình
– Quần lính hay quần kaki: Bạn là một người ưa thích phong cách bụi bặm thì quần lính chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Chính vì độ bền và khả năng chịu mài mòn tốt của sản phẩm kèm thêm thiết kế được đổi mới trong những năm gần đây giúp tăng tính bụi bặm làm cho bạn trong ngầu hơn với những họa tiết rằng ri.