DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP SỰ KIỆN THƯƠNG HIỆU VIỆT SỨC KHỎE LÀM ĐẸP ẨM THỰC

Tìm kiếm

Tất cả

*

(roosam.com) – Làng nghề truyền thống Đại Nghiệp,xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nộicó nghề sản xuất chế biến gỗ lâu đời. Chẳng ai nhớ nổi nghề mộc nơi đây có từ bao giờ, chỉ biết từ xưa sản phẩm đồ gỗ đã có mặt ở khắp nơi, vào cả cung vua, phủ chúa.

Đang xem: đồ gỗ mỹ nghệ phú xuyên

*

Nằm ven dòng sông Nhuệ, Đại Nghiệp hiện ra với khung cảnh nông thôn mới khá hiện đại. Hai chiếc cổng làng to, mới sừng sững chắn hai bên đầu làng. Những con đường bê tông, những ngôi nhà cao tầng, khang trang nằm san sát bên nhau, những cột đèn cao áp chiếu sáng, những panô, biển hiệu giăng mắc… tạo nên những dãy “phố làng” hiện đại.

*

Nhưng nổi bật, ghi dấu ấn nhất với những ai về thăm Đại Nghiệp chính là tiếng cưa, tiếng đục lách cách, râm ran của các cửa hiệu mang những cái tên ấn tượng: Đồ gỗ Minh Hà, Đức Hiền.

Năm 1948, làng Tre được mang tên mới Đại Nghiệp, thuộc xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên (Hà Tây). Thời bấy giờ, nghề mộc ở làng Tre đã nức tiếng gần xa và cái tên Đại Nghiệp được đặt thể hiện mong ước một mảnh đất có “nghề lớn” sẽ được trường tồn, phát triển…

Đây là một trong những làng nghề phát triển nhất Phú Xuyên hiện nay. Đại Nghiệp có trên 550 hộ thì có đến 90% số hộ làm nghề, 10% còn lại mở dịch vụ xung quanh nghề, thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng, ở Đại Nghiệp, người trong độ tuổi lao động không thiếu việc.Sản phẩm Đại Nghiệp được xuất đi khắp các tỉnh trong nước và ra nước ngoài đắt hàng bởi thợ Đại Nghiệp luôn cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếu, có sức cạnh tranh đáng kể. Sản phẩm nổi bật ở Đại Nghiệp như sập gụ, tủ chè, khay, hộp, bàn, ghế… với những hoa văn gắn với các tích truyện dân gian.

Xem thêm: Đh Công Nghiệp Hà Nội Công Bố Điểm Chuẩn Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 2018

*

Làng nghề mộc Đại Nghiệp hôm nay đã thực sự xứng danh “nghề lớn” với hàng chục cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm ngay trong làng; hàng trăm xưởng sản xuất lớn nhỏ khắp trong các hộ gia đình; cả ngàn người thợ tài hoa sáng tạo nên những sản phẩm mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ có mặt khắp trong Nam, ngoài Bắc.

*

Những đường chạm cổ, chạm mới rồi khảm trai được nhiều người thợ cả ở làng Tre bảo tồn, sáng tạo, ứng dụng trong các sản phẩm hàng kỹ như sập gụ, tủ chè, bộ bàn ghế vô cùng độc đáo, đặc sắc. Không chỉ nổi tiếng với tay nghề tài hoa mà Đại Nghiệp còn giữ được chữ tín trong khách hàng.

Người Đại Nghiệp trừ một số ít đã thành danh, mở được xưởng lớn ở Hà Nội như cơ sở đồ gỗ Mỹ Thành của gia đình ông Nguyễn Đình Cúc còn thì hầu hết đều làm tại làng, sản phẩm được bán buôn, bán lẻ cho các khách mua, dù là hàng chợ hay hàng kỹ cũng được chăm chút cẩn thận, tỷ mỷ, đảm bảo chất lượng. Vì thế tiếng lành về làng nghề đại nghiệp ngày một lan xa.

Xem thêm: Nhà Báo Trác Thúy Miêu Sinh Năm Bao Nhiêu, Tiểu Sử, Sự Nghiệp, Đời Tư Của Nữ Nhà Báo, Mc

*

Nói đến làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của xã tân dân, huyện phú xuyên, TP. Hà Nội ta không thể không nhắc đến Làng nghề Đại nghiệp trong đó phải kể đến những người thầy những người thợ giỏi. Những con người có tâm huyết với nghề như Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Minh Hà. Làm chủ cơ sở anh Đào Minh Hà – người có tâm huyết, có đam mê trong sản xuất. Sản phẩm của Minh Hà đưa ra thị trường được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, sản phẩm đa dạng giá cả phải chăng. Ngoài ra Minh Hà đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác khi hợp tác với cơ sở. Anh Đào Minh Hà đã vinh dự nhận được giải thưởngCúp Bàn Tay Vàngnăm 2014 do Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam và Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam trao tặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *