Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả, đồng thời tránh các tương tác thuốc bất lợi, bạn phải biết và hiểu rõ về thuốc mà mình sử dụng, nhất là khi phải sử dụng nhiều thuốc, khám nhiều bác sĩ, hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Đang xem: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

 

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin như internet, bệnh nhân có cơ hội nhiều hơn tiếp cận các nguồn thông tin sức khỏe đa dạng và phong phú. Ngoài việc tham khảo ý kiến thầy thuốc, đơn giản nhất là bạn hãy đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

 

Với mỗi loại thuốc luôn có tờ “hướng dẫn sử dụng thuốc”-kèm theo kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (thuốc OTC). Trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn trình bày thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng thuốc, thận trọng của thuốc, cách giảm nguy cơ gặp các tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc. Những thông tin này rất cần thiết để bạn hiểu về thuốc mà bạn đang sử dụng để dùng sao cho an toàn. Đó là lý do tại sao người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

 

*

Hưởng lợi từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc?

 

Các bạn nên đọc kỹ phần “Thành phần” và “Tác dụng”, “Chỉ định”. Ở đây bạn sẽ biết được mình sẽ uống loại thuốc gì, hàm lượng ra sao, tác dụng của mỗi loại hoá chất. Đồng thời chỉ ra các trường hợp bệnh mà thuốc được sử dụng. Việc đọc kỹ mục này sẽ giúp bạn biết thuốc phù hợp nhất để điều trị từng triệu chứng. Chẳng hạn với thuốc hạ sốt paracetamol, một thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

Xem thêm: Những Phát Minh Vĩ Đại Làm Thay Đổi Thế Giới, Top 10 Phát Minh Vĩ Đại Làm Thay Đổi Cả Thế Giới

Xem thêm: “Triển Chiêu” Lữ Lương Vĩ Phim Và Chương Trình Truyền Hình, Lữ Lương Vĩ

Nhưng nếu bạn thiếu máu, hoặc có bệnh tim phổi, thận hoặc gan thì tuyệt đối không được sử dụng vì có thể gây tác dụng ngược có hại.

 

Phần “Thận trọng” cung cấp các thông tin quan trọng về tương tác thuốc và cách phòng tránh như: Khi nào cần thăm khám bởi bác sĩ hoặc tư vấn bởi dược sĩ trước khi sử dụng thuốc; các trường hợp có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hoặc không an toàn cho người bệnh; các trường hợp không nên sử dụng thuốc; khi nào cần ngưng sử dụng thuốc.

 

Có nhiều trường hợp nghe mách bảo tự ý mua thuốc về dùng mà không cần để ý xem loại thuốc đó có phù hợp với bệnh cảnh của mình không? Chẳng hạn như, cũng là thuốc điều trị bệnh gút, với bệnh nhân này thì dùng được nhưng với bệnh nhân khác lại không dùng được vì có kèm thêm bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim, gan, thận… Hãy nhớ rằng ngay cả với thuốc OTC với tên gọi khác nhau nhưng chúng có thể chứa cùng một hoạt chất. Do đó, nếu sử dụng nhiều hơn một thuốc OTC, bạn cần chú ý thông tin về thành phần hoạt chất chính của thuốc để tránh sử dụng quá liều.

 

Phần “Hướng dẫn sử dụng thuốc” chỉ ra: thời gian và liều lượng thuốc sử dụng để bảo đảm an toàn; các chỉ dẫn đặc biệt về sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, tờ hướng dẫn dùng thuốc còn thông tin thêm về một số thành phần nhất định của thuốc, ví dụ như hàm lượng muối – thông tin hữu ích cho những bệnh nhân ăn kiêng hoặc bị dị ứng; tên mỗi tá dược (như chất tạo màu, chất kết dính…)…

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng

 

Để tránh tương tác bất lợi, khi bác sĩ kê một thuốc mới, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tất cả thuốc không kê đơn và kê đơn, các loại thực phẩm bạn hay sử dụng, hỏi ý kiến dược sĩ về việc liệu có tương tác với mỗi thuốc kê đơn hay không. Càng nhiều loại được sử dụng thì nguy cơ gặp tương tác thuốc càng cao.

 

Trước khi sử dụng thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ những câu hỏi sau: Thuốc tác dụng trong cơ thể như thế nào? Liệu tôi có thể sử dụng thuốc này kèm với các loại thuốc khác? Tôi nên tránh dùng thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm nào khác? Những dấu hiệu có thể xuất hiện khi xảy ra tương tác thuốc là gì?… Người bệnh không nên ngần ngại đặt ra các câu hỏi với thầy thuốc về những vấn đề mà mình còn băn khoăn khi dùng thuốc. Mục đích cuối cùng là dùng thuốc sao cho đúng, an toàn và hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *