Cây hoa trà có hoa to, đẹp, không sợ gió lạnh, là loài cây cảnh có giá trị cao. Tràng hoa có đơn tràng, trùng tràng, hoa có các màu đỏ sẫm, đỏ nhạt, trắng, tím. Thời kỳ hoa nở dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt thích hợp với việc trang trí phòng khách trong mùa xuân.

Đang xem: Hoa trà nở vào mùa nào

Nội dung trong bài viết

Xuất xứ loài hoa trà Đặc điểm sinh trưởng hoa Trà Cách trồng và chăm sóc hoa Trà Phòng ngừa sâu bệnh hoa Trà

Xuất xứ loài hoa trà

Hoa trà xuất xứ ở các tỉnh: Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô, Triết Giang, Đài Loan. Trong đó, ở Vân Nam là nhiều nhất.

*

Hoa trà ưa nửa sáng nửa bóng, khí hậu ấm và ẩm, trước mùa hoa chỉ cần nhiệt độ trên 5°C là có thể nở.Thời gian ra hoa nhiệt độ 10°C là hoa nở. Hoa trà chịu rét. Mùa đông, cây hoa trà sinh trưởng tốt, nhưng không thích ứng ở nhiệt độ trên 20°C, trong điều kiện không khí khô hoa lá dễ bị rụng, sinh trưởng giảm.

Đặc điểm sinh trưởng hoa Trà

Hoa trà rất ít rễ, sinh trưởng phát triển chậm, 2 – 3 năm thay chậu 1 lần. Nếu cây mọc trong vườn mang lên chậu thường nên thay vào tháng 6 hoặc tháng 9, không nên chọn mùa có nhiệt độ cao. Chuyển cây vào chậu cần lưu ý khâu chọn đất. Đất thích hợp nhất là đất lá mục, đất vườn, thêm một ít phân chuồng, phân ngựa, cát. Đất phải chua, có thể thêm lưu huỳnh, sunfat sắt trộn vào để tăng độ chua.Những cây con bị tổn thương, khi trồng vào chậu không nên bón lót phân, vì phân nhiều không có lợi cho sự khôi phục rễ và mọc rễ mới. Khi đem cây con vào chậu có thể dùng chậu có đường kính 15cm, thay chậu lần thứ 2 cần chậu 20 – 25cm, lần thứ 3 dùng chậu 30cm, lần 4 và lần 5 thì dùng vại.

Cách trồng và chăm sóc hoa Trà

Đáy chậu phải bỏ 1 tầng cát thô hoặc đá vụn để tránh tích tụ nước. Khi thay chậu lần thứ 3 trở đi lượng phân phải tăng lên, có thể bỏ thêm tóc rối, bột xương làm phân bón lót.Sau khi trồng tưới đẫm nước, để nơi bóng râm. Vào mùa xuân, thu dùng túi nhựa đậy kín để tránh thoát nước. Nhiệt độ không dược cao hơn 20°C, nếu vượt quá nhiệt độ đó phải tìm cách giảm nhiệt độ hoặc di chuyển vào nơi che bóng, râm mát thoáng gió để chăm sóc, hoặc phun nước cho cây.Cây không chịu ánh sáng trực xạ, mùa hè nóng bức không để cây phơi nắng, phải chú ý che bóng. Sau khi trồng 15 – 20 nơày có thể để cây vào nơi nắng nhẹ.Hoa trà ưa ẩm nhưng khổng tích tụ nước, vì vậy tưới nước phải đủ liều lượng.Mùa xuân và thu, hàng ngày phải tưới 1 lần nước, nhất là mùa hè. Đất xung quanh châu phải phun một ít nước để đảm bảo ẩm môi trường và giảm nhiệt độ. Nếu mấy ngày không mưa, không khí khô, hàng ngày sáng và chiều đều phải tưới nước; nếu đất chậu ẩm lại là ngày mưa, thì có thể không tưới. Sau tiết lập hạ, nhiệt độ không khí cao, đất khô, nếu không khí khô thì nên phun lên lá mỗi ngày 2 – 4 lần, Đến mùa đông, nên khống chế tưới nước, 3 – 5 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới không nhiều nên tưới nước sau 10 giờ.Nước tưới tốt nhất là nước mưa hoặc nước ao hồ. Nếu dùng nước máy cần tích vào thùng 1 – 2 ngày để chất javel bốc hơi, tạp chất lắng đọng, đồng thời cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất chậu. Nếu có thể thêm vào nước 0,2% sunfit sắt, lắng độ chua cho nước, rất có lợi cho sinh trưởng của cây.Bón phân vừa phải, không nên quá nhiều, quá đặc để khỏi ảnh hưởng đến bộ rễ và sinh trưởng của cây. Trước hết là bón lót, cây hoa trà dù không ưa nhiều phân cũng phải bón lót một ít. Bón lót tốt nhất là dùng phân hữu cơ.Bình thường bón thúc 10 – 15 ngày 1 lần, có thể dùng nước phân phèn hoặc phân nước hoai (bã đậu, phân gà ngâm vào nước), vừa bảo đảm dinh dưỡng cho cây vừa khống chế độ chua cần thiết. Tháng 3 – 5 sau khi hoa trà nở có thể dùng dung dịch KH2PO4 0,2% và nước giải 0,2% phun lên lá 3 lần, mỗi tuần 1 lần. Sau tháng 8 lại bón mấy lần phân P, K; sau lập thu tưới nước và bón phân đều phải giảm bớt, chỉ cần 10 ngày tưới 1 lần sunfit sắt 0,2%. Đầu tháng 1 bón nước phân phèn và phun KH2PO4 1 lần, sau đó không cần bón nữa.

Phòng ngừa sâu bệnh hoa Trà

Bệnh đốm than là một trong những bệnh thường gặp của cây hoa trà. Bệnh thường phát sinh vào các tháng 6 – 7 trên lá cây con, đốm bệnh phát sinh nhiều ở ngọn lá và mép lá. Ban đầu là các đốm nâu vàng, sau đó thành đốm lớn, trên đốm có các chấm nhỏ màu đen. Bệnh có thể làm cho lá rụng.

Xem thêm: Phim Nếu Ốc Sên Có Tình Yêu Tập 1, Truyền Hình Fpt

Sử dụng phân hữu cơ và P, K để tăng sức chống chịu bệnh, kịp thời cắt đốt lá bệnh; sau khi mọc chồi lá, phun thuốc Boocđô 1%, khi mới bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,2% hoặc phun Topsin 0,1%.Bệnh nốt u tuyến trùng/Hại ở rễ làm cho bộ rễ biến màu nâu sẫm, có các nốt u nứt ra, rễ chính phình lên, không mọc rễ phụ, cây ngừng sinh trưởng.Do đó trước khi trồng vào chậu cần tiến hành khử trùng đất; nếu phát hiện bệnh cần phải thay chậu. Phương pháp khử trùng là phơi đất 2 – 3 ngày, có thể dùng Nemagon 0,5% phun vào đất để diệt tuyến trùng.Bệnh bồ hóng thường gây hại lá và cành non. Trên mặt lá phủ một lớp bột đen. Bệnh nặng ảnh hưởng đến quang hợp, có thể làm cho lá rụng. Do đó cây trồng không nên quá dày, tiến hành tỉa cành thấu quang, thông thoáng gió; khi bị bệnh phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3 độ Be, 10 – 15 ngày phun 1 lần, phun 3 lần, cũng có thể dùng Topsin 0,2% để phun 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.Bệnh khô vằn phát sinh trên lá, cuống hoa và cành non. Trên lá xuất hiện các đốm vàng và nâu rồi biến thành màu xám trắng, bệnh có thể làm cho lá rụng. Tháng 5 – 8 là mùa phát bệnh. Do đó mùa đông cần chú ý cắt bỏ cành lá bị bệnh và đốt đi; xúc tiến sinh trưởng và tăng sức chống chịu bệnh. Có thể phun Daconil 0,2% hoặc nước Boocđô 1 % hoặc Zineb 0,2% để phòng trừ.Rệp sáp thường tập trung trên cành non, lá để hút nhựa làm cho cây ngừng sinh trưởng và lá rụng hàng loạt.Phòng trừ bằng cách bắt; khi sâu nhiều phòng trừ bằng Decis 0,2%; 1 – 2 tuần phun 1 lần.

Xem thêm: Kinh Tế Quốc Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế, Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Sâu róm chè có thể ăn trụi lá. Lông sâu non độc tiếp xúc với da có thể gây sưng tấy. Sâu trưởng thành màu nâu vàng. Gây hại vào tháng 8 – 9.Phòng trừ bằng cách tìm bắt các ổ trứng; kỳ sâu non nhiều cần phun thuốc Dipterex 0,1% hoặc Sumuthion 0,1% hoặc thuốc sữa Phoxim 0,05% để diệt.Ngài túi chè gây hại lá tạo thành các lỗ đục, lá vàng, cây bị chết khô. Do đó mùa đông cắt bỏ lá cành bị hại, nếu bị hại không nhiều có thể bắt diệt; bị hại nặng dùng Dipterex 0,1% hoặc thuốc sữa DDVP 0,1% để phòng trừ.Rệp ống hút nhựa lá và cành non làm cho lá khô và rụng.Phòng trừ bằng cách dùng Rogor 0,1% phun 3 ngày 1 lần, phun 3 – 4 lần.Nếu bạn còn yêu các loài hoa khác cần tìm thêm kinh nghiệm có thể tìm tìm đọc thêm tại link: https://roosam.com/cay-trong/cac-loai-hoa/Nếu có thể thì chia sẻ để mọi người cùng biết thêm thông tin nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *