Tìm hiểu càng sớm cho mình những thông tin về các trường, các ngành và xác định cho mình một mục tiêu dài hạn để phấn đấu luôn là một công tác hết sức quan trọng, cần thiết đối với các học sinh cấp 3, đang sắp sửa đứng trước ngưỡng chọn ngành chọn nghề. Hiện nay, một chủ đề được đông đảo mọi người quan tâm đó chính là “Học viện Tòa án ra làm gì?”. Có lẽ ước mơ tương lai trở thành những chuyên viên hành nghề luật pháp với ý chí kiên định, nghiệp vụ đanh thép vẫn luôn là một ước mơ chung của mọi cá nhân trẻ tuổi. Không để bạn chờ lâu nữa, cùng tìm hiểu về chủ đề này ngay dưới đây nhé!
Việc làm Luật – Pháp lý
1. Nếu bạn đắn đo không biết Học viện Tòa án ra làm gì?
Hạ Linh vừa viết xong một bài viết với chủ đề “Học viện là gì?” thì lại may mắn ở đây chia sẻ cho bạn đọc những thông tin thú vị liên quan đến chủ đề Học viện Tòa án ra làm gì? Nếu đã đọc bài của tôi, hẳn bạn đã hiểu được quy mô cũng như chức năng quan trọng của các học viện tại Việt Nam. Học viện Tòa án – Một trong những cơ sở giáo dục nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật lớn nhất nước ta. Vậy khi kết thúc quá trình làm học viên tại Học viện Tòa án, những cánh cửa cơ hội việc làm nào sẽ mở ra với bạn?
Sinh viên Học viện Tòa án có nhiều lựa chọn nghề nghiệp
1.1. Chuyên viên tại các cơ quan Pháp luật Nhà nước
Tất nhiên, Học viện Tòa án là một đơn vị giáo dục trực thuộc ngành Tòa án Việt Nam, cho nên các học viên sau khi tốt nghiệp tại học viện, có thể có cơ hội làm việc tại các cơ quan Tòa án các cấp. Chẳng hạn các vị trí làm việc phổ biến như: thư ký tòa án, luật sư, kiểm sát viên/công tố viên, thẩm phán,… Bên cạnh các vị trí hơi “khó xin” tại các cơ quan Tòa án Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội dễ hơn một chút ở những lựa chọn khác. Và lựa chọn đầu tiên chính là làm chuyên viên tại các cơ quan Pháp luật Nhà nước.
Đang xem: Thông Tin Tuyển Sinh Học Viện Tòa Án
Các cơ quan pháp luật Nhà nước ở đây là những cơ quan nào, đó chính là: Cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân, các trụ sở công an,… hay thậm chí là các cơ quan Nhà nước thuộc các cấp từ TW đến địa phương, các tổ chức Đảng, chính trị, xã hội,… thì sinh viên của Học viện Tòa án đều có thể tham gia cống hiến tài năng của mình. Bạn có thể tham khảo các công việc cụ thể hơn như sau:
+ Báo cáo viên pháp luật: đây là vị trí cán bộ, công viên chức và sỹ quan làm việc trong các cơ quan có thẩm quyền, có chức năng thực hiện và kiêm nhiệm các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Theo luật hiện hành, muốn trở thành báo cáo viên pháp luật, cá nhân phải có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, ý chí kiên định, có chữ tín trong công tác hoạt động. Bên cạnh đó, khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt cũng là một yêu cầu cơ bản nhất của báo cáo viên pháp luật. Cá nhân muốn ứng tuyển công việc này bắt buộc phải có bằng cử nhân luật chính quy, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí liên quan.
+ Công chức, viên chức pháp chế: đây là một vị trí được bổ nhiệm làm việc tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các đơn vị, cơ quan thuộc cấp Chính phủ hay đơn vị, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Là một vị trí thuộc ngạch công chức, tương đương với bằng cử nhân luật trở lên. Đối với ngạch viên chức, vị trí này được bổ nhiệm làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tương đương với trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Chấp hành viên: đây là một vị trí cấp cao của Nhà nước, mang tính chủ thể đại diện quyền lực trong công tác tổ chức thi hành án dân sự.
+ Bên cạnh các công việc phổ biến ở trên, sinh viên của Học viện Tòa án còn có cơ hội làm việc tại các vị trí như: Trợ giúp viên pháp lý, trợ lý luật sư, cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, các vị trí khác tại các cơ quan, đơn vị trại giam,…
Xem thêm: V – Top 13 Người Đàn Ông Đẹp Nhất Thế Giới
1.2. Chuyên viên pháp lý tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty tư nhân
Hầu hết, sinh viên hiện nay rất ngạị trong vấn đề xin việc tại các cơ quan, tổ chức thuộc sự quản lý trực tiếp từ Nhà nước. Bởi điều kiện tuyển dụng tại các cơ quan, tổ chức này là tương đối khó đáp ứng. Chính vì vậy, ngày nay, một lựa chọn khá dễ hơn cho các sinh viên Học viện Tòa án chính là ứng tuyển vào các vị trí chuyên viên pháp lý trong các tổ chức, doanh nghiệp, công ty tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, công ty lớn, hoạt động trên các lĩnh vực liên quan nhiều đến pháp lý như tài chính – ngân hàng, bất động sản, tín dụng,… đều rất cần các chuyên gia thông thạo pháp luật để tư vấn, tham mưu, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Những vị trí phổ biến nhất mà sinh viên Học viện Tòa án có thể làm tại các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân như sau:
Tư vấn viên pháp luật có lẽ là một vị trí được thường xuyên bắt gặp nhất tại các tổ chức, doanh nghiệp khi nói về các vị trí liên quan đến ngành luật. Để trở thành một tư vấn viên pháp luật, ngoài các điều kiện tối thiểu như: là công dân và đang sinh sống tại Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, có hành vi dân sự đầy đủ, có hồ sơ cá nhân “sạch”,… thì điều kiện cần là bạn phải có bằng cử nhân luật chính quy, tùy theo nhu cầu của các doanh nghiệp mà bạn có thể được yêu cầu về kinh nghiệm làm việc. Với vị trí này, khi đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, bạn sẽ được “hành nghề” trên phạm vị toàn quốc.
1.3. Giảng viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo
Tiếp theo những cơ hội đã kể trên đây, sinh viên Học viện Tòa án còn có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giảng dạy chuyên sâu cho những lĩnh vực liên quan đến hành chính, chính trị và pháp luật,… Các cơ sở đào tạo bạn có thể tham gia như các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu chính trị pháp luật, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ về chính trị,… Thậm chí, nếu đủ điều kiện, sau khi ra trường, bạn còn có thể “đầu quân” cho chính Học viện Tòa án – Ngôi trường đã nuôi dưỡng tài năng cho bạn.
Tuy nhiên, muốn trở thành giảng viên, cũng không phải đơn giản, bởi giảng viên chính là người truyền tải những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đến các học viên, nên cần là một chuyên gia trong ngành, có nghiệp vụ sư phạm, nếu như giảng dạy tại các trường đại học, bạn cần có bằng Thạc sĩ chuyên ngành trở lên thì mới được chấp nhận. Nếu nhận thấy bản thân có đủ điều kiện trên và quan trọng là bạn đam mê dạy học, đam mê chia sẻ kiến thức cho mọi người, thì công việc này rất thích hợp đối với bạn đấy.
Xem thêm: Trương Tuyết Nghênh Phim Và Chương Trình Truyền Hình, Trương Tuyết Nghênh
1.4. Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực luật pháp
Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi “Học viện Tòa án ra làm gì?” đó chính là làm việc tại các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực luật pháp. Ngày nay song song với quá trình hợp tác và hội nhập của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, xu hướng các bạn trẻ ưa chuộng làm việc tại các tổ chức NGOs ngày càng nhiều. Hầu hết chúng ta đều được nghe đến sức hấp dẫn từ môi trường làm việc và cả các chế độ phúc lợi của các NGOs. Bạn sẽ có cơ hội làm việc ở một môi trường quốc tế vô cùng chuyên nghiệp, một mức thu nhập khủng đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều kiện để bạn làm ở các NGOs cũng rất khó khăn, tối thiểu nhất là ở khả năng ngoại ngữ, thành thạo về chuyên môn và kỹ năng mềm.
Việc làm Giáo dục – Đào tạo