Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
Các môn võ cổ truyền được giới trẻ tìm hiểu nhiều, môn võ bí hiểm của Việt Nam là Nam Huỳnh Đạo thu hút sự quan tâm của giới võ thuật trên thế giới.
Đang xem: Huỳnh tuấn kiệt đại diện vn dự đại hội võ thuật thế giới năm 2007
Thời gian gần đây trên mạng xã hội và các trang võ thuật trong nước và quốc tế nóng lên cuộc tranh luận hơn thua của võ hiện đại và võ cổ truyền. Các môn võ cổ truyền được giới trẻ tìm hiểu nhiều và một trong những môn võ bí hiểm của Việt Nam là Nam Huỳnh Đạo thu hút sự quan tâm của giới võ thuật trên thế giới. Nhiều võ sư của các môn phái các nước tỏ ý muốn “so găng” phân cao thấp với võ sư Nam Huỳnh Đạo. Phóng viên đã thâm nhập vào võ đường môn phái này xem quá trình luyện tập công phu.
Từ truyền thống ra hiện đại
Sau rất nhiều lần liên lạc, cuối cùng tôi đã có mặt tại võ đường môn phái Nam Huỳnh Đạo tại đình Nam Chơn, quận 1, TPHCM. Mặc dù môn phái này nói rằng luôn mở rộng cửa đón mọi người, song thông tin trên báo chí là rất ít. Các võ sư ở đây cho biết: “Chúng tôi không muốn xuất hiện trên báo chí, vì chúng tôi lo tập trung vào sự nghiệp võ đạo của mình”.
Sư phụ chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt, hậu duệ của Tổng trấn Gia Định Nguyễn Huỳnh Đức. Ảnh: Tư liệu. |
Thực tế, sau lời thách đấu của các võ sư nước ngoài, đến nay vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào từ phía người sư phụ chưởng môn là võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng Nam Huỳnh Đạo đang né việc “tỷ thí” với cộng đồng võ thuật quốc tế. Trao đổi với phóng viên, người phát ngôn đối ngoại của môn phái, huấn luyện viên hàng chục năm luyện tập môn võ này cho biết: “Nếu tìm hiểu thông tin và tôn chỉ của môn phái chúng tôi, mọi người sẽ thấy Nam Huỳnh Đạo sinh ra không phải để so kè hơn thua với các môn phái khác mà tôn chỉ của chúng tôi là Đức – Đạo – Thiền – Y- Võ, chủ trương dùng võ thuật phát triển khí chất, sức khỏe của con người Việt Nam. Do vậy, chúng tôi không tham gia các cuộc đấu với mục đích xem môn võ nào hơn môn võ nào”.
Lấy đầu chọi… bê tông
Xem buổi tập của các huấn luyện viên và võ sư của môn phái Nam Huỳnh Đạo tại võ đường Nam Chơn có thể thấy môn phái luyện tập cực kỳ khắc khổ. Sân tập là mảnh sân đình bằng bê tông và người chứng kiến phải rùng mình khi thấy các huấn luyện viên phi thân song song với mặt đất và từ trên cao rơi xuống trong trạng thái cả chân, lưng, đầu cùng tiếp đất!
Tập công phu với nền bê tông. |
Sư phụ chưởng môn đi công tác xa và buổi tập của các huấn luyện viên và võ sư hoàn toàn tự giác. Tất cả họ cùng thực hiện các bài tập khó theo tuần tự, không ai nhắc nhở ai. Anh Huy, huấn luyện viên tâm sự: “Các bài tập của Nam Huỳnh Đạo đều rất khó. Bởi mục tiêu luyện tập của môn phái không phải là chiến thắng kẻ khác mà là chiến thắng chính bản thân mình. Tất cả anh em ở đây đều như anh em trong một nhà. Khi đã trải qua gian khổ, tự nhiên mọi người đều đoàn kết và thương yêu nhau, đúng như truyền thống đạo lý của dân tộc đó là sát cánh cùng nhau vượt qua mọi thử thách”.
Chị Hoa, một phụ huynh đưa con đi xin học võ nói: “Nhiều người cứ nghĩ môn võ này bí hiểm vì ít lên báo chí, nhưng tôi thấy các buổi tập của các võ sư ở đây đều diễn ra ngay trong sân đình, ai cũng có thể xem được”. Bạn Hoàng, một bạn trẻ đến tìm hiểu cũng nói: “Xem các buổi tập như thế này, tôi và các bạn thích theo học để được như các anh, các chú”. Bàn ghi danh luôn có người tới nộp đơn. Các phụ huynh cho biết: “Các cháu thấy môn võ này khó, nên muốn thử sức, muốn vượt lên chính mình để cứng cáp hơn”.
Câu chuyện dở dang vì mọi người quây quần xem các huấn luyện viên luyện bài tập cắm đầu xuống đất dựng đứng người trên sân bê tông với thời gian khoảng 5 phút!
Một huấn luyện viên tham gia buổi tập tiết lộ: “Chúng tôi đi dạy võ, nhưng cũng luyện võ mỗi ngày, cường độ còn cao hơn cả học viên. Để đạt cấp độ võ sư thì hiện nay toàn môn phái mới chỉ có khoảng 40 người. Muốn đạt đến cấp độ võ sư phải trải qua 18 cấp. Bản thân tôi rèn luyện đã hơn 13 năm liên tục các công phu, quyền cước, nhưng cũng mới chỉ đạt cấp 15”.
Tập võ trong mưa
“Mời nhà báo ở lại xem tập Nam Huỳnh Đạo trong mưa” – mọi người nói với tôi. Tôi ngạc nhiên vì trời mưa xối xả nhưng thầy trò vẫn xếp hàng ngay ngắn luyện võ trong mưa. Các võ sư nói: “Môn võ này là y võ, dùng võ để chữa bệnh, hết bệnh tật con người mới khỏe. Khi luyện tập nhiều, khí nóng trong người ngưng tụ, nếu luyện tập trong mưa, khí nóng thoát ra, con người càng thêm khỏe”.
Các bài tập của Nam Huỳnh Đạo đều rất linh hoạt, gợi nhớ đến chữ “dịch” trong kinh dịch, nghĩa là vận động liên tục không ngừng. Dưới trời mưa việc luyện tập khó hơn rất nhiều. Đó là những bài tập di chuyển tăng cường nội công, những bài tập vận động tăng cường khí công đơn giản nhưng rất hiệu quả. Môn phái này quan niệm: “Khí công không chỉ là hơi thở mà còn là tâm khí, chí khí”. Có thể nói, việc luyện tập để tạo ra khí phách cho con người cũng chính là một chủ trương của môn phái.
Luyện tập dưới trời mưa. |
Tham gia lớp võ dưới mưa có nhiều học viên nữ. Họ cũng thực hiện các bài tập như các bạn nam nhưng nhiều võ sinh nữ còn hoàn thành bài tập nhanh hơn cả nam sinh. Họ ướt đẫm mồ hôi liên tục bay lên và tiếp đất trong cơn mưa như thác đổ.
Các võ sư cũng cho biết Nam Huỳnh Đạo không phải môn võ khổ hạnh mà được vận dụng linh hoạt với từng độ tuổi, từng trình độ và khả năng, tránh “dục tốc bất đạt”. Khi ngoài trời đổ mưa, lớp võ dành cho các em nhỏ vẫn được tổ chức trong võ đường có mái che khô ráo. Các em được hướng dẫn làm các động tác nhào lộn và uốn dẻo rất tỷ mỷ, có sự trợ giúp của các huấn luyện viên.
Trong võ có văn
Bà Nguyễn Thị Lý, 62 tuổi tập ở võ đường dưỡng sinh Tao Đàn cho biết: “Trước đây tôi bị gai cột sống, thoái hóa các khớp vai, gối và một số bệnh của người già, nhờ luyện tập Nam Huỳnh Đạo dưỡng sinh, bệnh gai cột sống của tôi hầu như khỏi hoàn toàn”.
Cố giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê khi thăm võ đường môn phái này cũng từng nói rằng: “Tôi luôn khâm phục mọi người ở đây đã chăm chỉ luyện tập và những điều hay này nên giới thiệu cho thế giới biết”.
Năm 2016, đại diện môn phái Nam Huỳnh Đạo đã tham gia Ban chấp hành Liên đoàn võ cổ truyền TPHCM và Hội di sản TPHCM.
Nam Huỳnh Đạo cũng là môn phái thường xuyên dạy Hán Nôm và văn hóa, y học Việt Nam cho các võ sinh để bảo tồn văn hóa. Môn phái hoàn thành hai đầu sách “Hồng võ điển môn” và “Võ học tinh lý”. Chỉ riêng kho sách quý hiếm về văn – võ Việt Nam mà Nam Huỳnh Đạo đang sở hữu lên tới hơn 10.000 đầu sách.
Vinh dự và trách nhiệm với Nam Huỳnh Đạo đó là năm 2016, Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản phát triển môn Nam Huỳnh Đạo trong ngành giáo dục. Những người yêu võ thuật và văn hóa truyền thống đều hy vọng môn phái Nam Huỳnh Đạo nỗ lực đưa môn võ cổ truyền quý của dân tộc đến với đông đảo bạn trẻ và người yêu võ thuật trên cả nước.
Một huấn luyện viên của Nam Huỳnh Đạo nói: “Không phải ai cũng theo học được môn võ này, vì nó đòi hỏi người tập phải nỗ lực vượt lên chính mình. Những ai đã theo được thì đều tín nhiệm và luyện tập chăm chỉ, vì tập võ cổ truyền là một cách để khám phá bản thân và hoàn thiện nhân cách của mỗi người”.
“Võ đạo Việt Nam chính là nét tinh ròng của văn hóa Việt Nam”.
Xem thêm: Chế Độ Ăn Kiêng Giảm Cân Của Sao Hàn Quốc, Cách Giảm Cân Của Iu
Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo, tiến sĩHuỳnh Tuấn Kiệt
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Liệu môn phái Nam Huỳnh Đạo có công phu dùng võ phóng ra điện, một người chiến thắng nhiều người như cư dân mạng đang xôn xao truyền tụng hay không?”, Anh Huy, huấn luyện viên kiêm phát ngôn đối ngoại của môn phái cho biết: “Nam Huỳnh Đạo chủ trương luyện tập giúp con người tăng cường sức khỏe, chiến thắng chính bản thân mình trong những hoàn cảnh khó khăn, không phải luyện võ công đặc dị. Tuy vậy, trong quá trình tập, đến một trình độ nhất định, người học võ có thể đạt đến những kỹ năng đáng ngạc nhiên. Muốn tìm hiểu rõ,cách tốt nhất là các bạn hãy thử học Nam Huỳnh Đạo để tìm ra câu trả lời cho chính mình”.