Tư duy phản biện critical thinking là một trong những kỹ năng rất cần thiết nhưng lại tốn nhiều thời gian để rèn luyện, do đó, hãy rèn luyện tư duy này ngay hôm nay.
Đang xem: Kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày
Bạn đang xem: Kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày
Phản biện là một trong những kỹ năng mềm không thể thiếu của giới trẻ ngày nay. Thậm chí, kỹ năng tư duy phản biện còn nằm trong hàng đầu những kỹ năng không thể thiếu.
Người có tư duy phản biện không chỉ suy luận các vấn đề một cách logic hơn. Mà còn có khả năng gắn kết các quan điểm một cách logic. Từ đó nhận dạng, phát triển và đánh giá được các lập luận hiệu quả hơn.
Không những thế, khi có tư duy này, họ còn dễ dàng nhận ra các lỗ hổng trong các vấn đề. Từ đó giải quyết vấn đề nhanh chóng, hệ thống hơn.
Quan trọng nhất, khi một người có biết phản biện, họ sẽ không bị giới hạn sáng tạo. Họ có thể kết nối các ý tưởng một cách logic, tạo sự liên kết giữa các ý tưởng. Từ đó mở rộng giới hạn sáng tạo của bản thân.
Bởi những tác động quan trọng và hiệu quả như vậy đến cuộc sống, công việc… nên ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có tư duy phản biện. Mà đây không phải một kỹ năng “bẩm sinh”.
Tức là bạn cần luyện tập thì mới có thể thực hiện được kỹ năng này một cách nhuần nhuyễn.
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn 7 cách để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả.
Contents
3 7 Cách rèn luyện tư duy phản biện4 Câu hỏi thường gặp
Tư duy phản biện là gì?
Để rèn luyện được tư duy này hiệu quả, bạn cần nắm rõ khái niệm về “tư duy phản biện”.
Dù tên gọi của kỹ năng này rất phổ biến. Nhưng không nhiều người thực sự hiểu bản chất của nó. Thậm chí, nhiều người còn nhầm lẫn với “trí nhớ tốt” và “tranh cãi” hay “chỉ trích”. Tuy những khái niệm này có phần giống nhau, nhưng về bản chất thì tư duy phản biện đem lại nhiều hơn.
Nói một cách ngắn gọn, đây là khả năng chỉ ra điểm mạnh, yếu của các giải pháp bằng logic và lập luận. Đồng thời có thể tiếp cận nhiều chiều hướng khác nhau của vấn đề.
Hai yếu tố “sự rõ ràng” và “khả năng lập luận” là hai yếu tố mấu chốt để làm nên tư duy phản biện.
Với các yếu tố này, tư duy phản biện giúp mỗi người tăng mức độ hiểu biết của bản thân thông qua mở rộng giới hạn thu nạp kiến thức. Từ đó nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Những ví dụ về tư duy phản biện
Tư duy này được áp dụng rất rộng rãi và phổ biến trong đời sống. Không chỉ trong học tập hay giải quyết công việc. Ví dụ phổ biến nhất của tư duy phản biện áp dụng vào đời sống là tìm ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề đã cũ.
Ví dụ, đối với việc kinh doanh online, để tiết kiệm chi phí vận hành, không chỉ có một cách duy nhất là thu đầy đủ phí vận chuyển.
Thay vì thu phí vận chuyển của khách hàng, nhiều người bán hàng đã tăng giá món hàng và ưu đãi miễn phí vận chuyển. Nhờ đó, công việc kinh doanh vừa thuận lợi hơn. Khách hàng cũng hài lòng hơn.
Ví dụ đối với việc học tập, với cùng một đề bài, thay vì áp dụng đủ các bước từ A – Z dài dòng và mất thời gian để giải quyết, người có tư duy phản biện sẽ tìm hiểu mục đích của từng bước. Sau đó tìm cách để cải thiện các bước thực hiện công việc sao cho nhanh chóng, thuận tiện hơn.
7 Cách rèn luyện tư duy phản biện
Có thể nói, tư duy phản biện là chiếc chìa khóa để mở ra sự sáng tạo không biên giới. Chính vì thế, việc rèn luyện kỹ năng này càng sớm thì càng tốt. Với 7 cách dưới đây, bạn chỉ cần rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 20 phút mỗi ngày thì sẽ có thể thuần thục kỹ năng này sau một thời gian ngắn.
Đánh giá sự việc theo chiều hướng khách quan nhất
Mấu chốt của người biết phản biện là khả năng đánh giá sự việc một cách khách quan nhất. Điều đó có nghĩa là bạn đánh giá sự việc không chỉ bằng góc nhìn của mình. Mà còn thông qua nhiều góc nhìn khác.
Khi đó, bạn sẽ thấy vấn đề một cách toàn diện hơn. Từ đó mở ra nhiều hướng giải quyết hơn.
Xem thêm: Giảm Cân Tự Nhiên Theo Bí Quyết Của Người Nhật, Cách Giảm Cân Của Người Nhật
Hệ thống hóa cụ thể các vấn đề
Hệ thống này bạn có thể tự sáng tạo, lựa chọn. Việc phân tích và hệ thống hóa vấn đề sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ chi tiết nào của vấn đề.
Đặt câu hỏi 5W1H cho vấn đề
Đặt câu hỏi là cách đơn giản nhất để rèn luyện tư duy này. 5W1H là hệ thống câu hỏi rất quen thuộc. Được sử dụng hầu hết trong các trường hợp cần phân tích một sự việc.
Những câu hỏi đó là: What, why, when, where, who và how. Khi bạn đặt được 6 câu hỏi này cho một vấn đề, bạn sẽ không bị bỏ sót bất cứ khía cạnh nào tác động đến vấn đề.
Đây cũng là một trong số những cách để hệ thống hóa vấn đề hiệu quả.
Đưa ra các câu hỏi giả định ở khía cạnh khác cho một vấn đề
Tò mò là một trong những yếu tố kích thích tư duy phản biện. Biểu hiện cụ thể của sự tò mò là đưa ra những câu hỏi giả định. Do vậy, để rèn luyện theo cách này, bạn có thể tập đưa ra những câu hỏi giả định cho một vấn đề.
Có rất nhiều vấn đề sẽ được khai phá khi bạn đặt câu hỏi giả định. Đồng thời, việc đặt câu hỏi giả định cũng kích thích khả năng phân tích và lập luận của bạn.
Không những thế, với cách luyện tập này, bạn còn rèn luyện được khả năng tìm kiếm thông tin. Và nhạy bén hơn khi phân biệt thông tin đáng tin hay không.
Suy nghĩ về vấn đề ở chiều hướng ngược lại
Khi đối diện với một vấn đề, để mở rộng khả năng nhìn nhận và đánh giá vấn đề thì đặt câu hỏi, suy nghĩ theo hướng đối lập cũng là một cách hiệu quả.
Bạn có thể bắt đầu luyện tập theo phương pháp này bằng cách tham khảo những luồng ý kiến trái chiều. Hoặc tự đưa ra ý kiến trái chiều với quan điểm của bản thân.
Sau đó đánh giá sự đảo ngược đó có đúng hay không. Hay có ưu điểm, nhược điểm gì không. Từ đó mở rộng góc nhìn hơn.
Tập phân tích kết quả do người khác đưa ra trước khi công nhận
Một trong những “kẻ thù” của tư duy phản biện là chấp nhận kết quả của người khác ngay lập tức. Dù với kết quả trái chiều hay ngược chiều, bạn cũng nên kiểm chứng lại. Đưa ra những lập luận, phân tích của bản thân.
Bằng cách phân tích kết quả, bạn sẽ khám phá ra được nhiều khía cạnh khác. Tìm ra được các lỗ hổng trong kết quả của người khác.
Thu thập các bằng chứng thực tế cho một vấn đề cần chứng minh, giải quyết
Một trong những yếu tố làm nên tư duy này là khả năng thu thập bằng chứng. Nếu không có bằng chứng thực tế, cụ thể thì mọi lập luận của bạn đều không đáng tin. Nhất là khi bạn cố khai thác vấn đề ở khía cạnh khác.
Do vậy, hãy tập luyện cách thu thập bằng chứng để chứng minh cho quan điểm, ý kiến của mình.
Việc rèn luyện không phải một việc đơn giản. Để luyện tập khả năng phản biện trong tư duy hiệu quả nhất, bạn nên áp dụng cả 7 cách trên một cách triệt để và thường xuyên.
Bạn có thể bắt đầu tập luyện với những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Ví dụ như áp dụng tư duy phản biện để phân tích giá cả, lợi ích của các mặt hàng được rao bán trên roosam.com.net và mua được món hàng giá tốt hơn.
Sau khi đã nắm chắc thì áp dụng vào các vấn đề trong học tập, rèn luyện. Cuối cùng, khi nhuần nhuyễn thì mới áp dụng vào công việc.
Phản biện và việc thích tranh cãi, chỉ trích rất dễ bị nhầm lẫn. Nên nếu chưa luyện tập đủ, bạn không nên áp dụng vào công việc. Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ hiểu lầm thành bạn là người thích chỉ trích.
Xem thêm: Cách Làm Bài Thi Môn Văn Đạt Điểm Cao Môn Ngữ Văn Trong Kì Thi Thpt Quốc Gia
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể tìm sách hay về tư duy phản biện ở mục mua bán tại roosam.com.net.