Đình chỉ thi tốt nghiệp THPT nếu đưa vật dụng cấm vào phòng chờ
Đây là quy định mới tại Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Đang xem: Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia in english
MỤC LỤC VĂN BẢN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 05/2021/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2021 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀUCỦA QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ15/2020/TT-BGDĐT NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ LuậtGiáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ LuậtGiáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghịđịnh số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghịcủa Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;
Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếthi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốtnghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều8 như sau:
“a) Thành phầnHội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc sở GDĐT (hoặc là Phó Giám đốc sở GDĐT trongtrường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc sở GDĐT, lãnh đạo phòngcó chức năng quản lý giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên cấp THPT và côngtác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng thuộcsở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; trong đó, ủy viên thường trực là lãnhđạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT thuộc sở GDĐT (gọichung là phòng Quản lý thi);”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 9như sau:
“a) Thí sinhđã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT nhưng chưa tốtnghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thísinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểmthi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáodục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phảicó ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theoquy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản4 Điều 10 như sau:
“3. Tại mỗikhu vực thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi của Hội đồng thi (bao gồm in sao đềthi, coi thi, làm phách bài thi tự luận, chấm thi, phúc khảo) phải bố trí 01 (một)điện thoại cố định đặt tại phòng làm việc chung/phòng trực hoặc phòng được bốtrí riêng bảo đảm an ninh, an toàn (riêng ở Điểm thi, nếu không thể bố trí đượcđiện thoại cố định vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng thi quyết địnhbố trí điện thoại di động không có chức năng ghi hình, không có thẻ nhớ, khôngcó chức năng kết nối mạng internet và được niêm phong khi không sử dụng). Chỉ sửdụng chức năng nghe/gọi của điện thoại để liên lạc với Hội đồng thi, Ban Chỉ đạothi các cấp; mọi liên lạc qua điện thoại đều phải bật loa ngoài và nghe côngkhai. Riêng với Điểm thi, trong một số trường hợp cần thiết, có thể bố trí 01(một) máy tính tại phòng trực của Điểm thi và bảo đảm máy tính chỉ được nối mạnginternet khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi. Quá trình sử dụng điện thoại,máy tính đều phải ghi nhật ký và có sự chứng kiến, xác nhận của cán bộ làm nhiệmvụ thanh tra tại mỗi khu vực.
4. Tại mỗi khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo của Hộiđồng thi phải bố trí các vật dụng để lưu giữ và bảo quản thiết bị thu, phátthông tin của những người đang thực hiện nhiệm vụ ở đó; các vật dụng này phảiđược niêm phong và được cán bộ công an quản lý/giám sát.”
4. Sửa đổi, bổsung khoản 2 và khoản 3 Điều 12 như sau:
“2. Điều kiệndự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phảibảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên vàhọc lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếploại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chươngtrình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phảicó Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếploại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủđiều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phảiđăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trungbình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổthông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình mônhọc để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại họclực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước dobị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhậnviệc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trườngphổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểmtheo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểmc khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thứcvăn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hànhcủa Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấytờ đúng thời hạn.
3. Đăng ký bài thi:
a) Để xét công nhận tốtnghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi04 (bốn) bài thi, gồm 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01(một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy địnhtại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 (ba) bài thi, gồm 02 (hai) bàithi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.Thí sinh GDTX có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thànhphần của bài thi tổ hợp.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15như sau:
“2. Trong mộtkỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng cácyêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đềthi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16như sau:
“1. Đề thi,đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bịchưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 17như sau:
“7. Quy trình ra đề thi:
a) Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án;riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệmthực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quyđịnh tại Điều 15 Quy chế này đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị. Riêng đốivới đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắcnghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy địnhcủa Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịchHội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảođề thi;
b) Phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồngra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đềthi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đề xuất phương án chỉnhlý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đềthi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồngra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
c) Hoàn thiện đề thi: Trên cơ sở ý kiến của các cán bộphản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoànthiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt. Riêng đốivới đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thưký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đềthi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đápán; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệtđể tổ chức in sao.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểmc khoản 3 Điều 18 như sau:
“c) Các túi đềthi phải được bảo quản trong hòm, tủ hoặc két sắt được khóa, niêm phong và bảovệ liên tục 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thigiữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản chongười phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ, bàn giao chìa khóa cho các Trưởng Điểmthi. Trường hợp bất khả kháng không thể vận chuyển được bằng hòm, tủ hoặc két sắtđược khóa niêm phong thì sở GDĐT cần xây dựng phương án vận chuyển bảo đảm anninh, an toàn cho đề thi và báo cáo Bộ GDĐT trước khi triển khai thực hiện;”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều20 như sau:
“a) Thành phần:Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạohoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vậtchất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trườngphổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổthông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh;cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhânviên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi; nhân viên y tế, công an(hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt);”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23như sau:
“2. Chủ tịch Hộiđồng thi phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho bài thi quy địnhtại Điều 19 Quy chế này; phải có công an và Trưởng hoặc Phó Trưởng ban Thư ký Hộiđồng thi trông giữ phòng lưu trữ, bảo quản bài thi liên tục 24 giờ/ngày cho đếnkhi hoàn thành việc bàn giao cho Ban Làm phách bài thi tự luận và Ban Chấm thitrắc nghiệm.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 nhưsau:
“Điều 26.Ban Chấm thi tự luận
1. Thành phần:
a) Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồngthi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sởGDĐT và các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạoPhòng Quản lý thi hoặc phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học/giáo dụcthường xuyên của sở GDĐT;
b) Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tựluận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi;
c) Ban Chấm thi tự luận có ít nhất hai Tổ Chấm thi dướisự quản lý, điều hành của Trưởng môn chấm thi; mỗi Tổ Chấm thi có Tổ trưởng vàcán bộ chấm thi (CBChT) là công chức, viên chức, giáo viên đã và đang trực tiếpgiảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm; thành viên Ban Thư ký,Ban Làm phách của Hội đồng thi không tham gia chấm thi;
d) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.
2. Trưởng ban Chấm thi tự luận điều hành công tác chấmthi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về quy trình, tiến độ và chấtlượng chấm thi tự luận; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối vớinhững thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế thi hoặc có nhiều sai sótkhi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bấtthường xảy ra.
3. Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận chịu trách nhiệm vềkết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởngban Chấm thi tự luận.
4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịchHội đồng thi và Trưởng ban Chấm thi tự luận về việc quản lý, tổ chức chấm bàithi tự luận của Hội đồng thi đúng Quy chế thi; thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức thảo luận hướng dẫnchấm thi, đáp án, thang điểm và chấm chung; tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệmtrong quá trình chấm thi; tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm sau khi chấmxong toàn bộ bài thi tự luận của Hội đồng thi;
b) Đề nghị Trưởng ban Chấm thi tự luận thay đổi hoặcđình chỉ việc chấm thi đối với CBChT thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiềuhoặc vi phạm Quy chế thi;
c) Được ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ Chấm thi thực hiện mộtsố công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi, tùy theo thực tế triểnkhai chấm thi tại Hội đồng thi.
5. Tổ trưởng Tổ Chấm thi giúp Trưởng môn chấm thi quảnlý, tổ chức chấm thi tại Tổ Chấm thi được phân công phụ trách và thực hiện cáccông việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi khi được ủy quyền.
6. Các thành viên Ban Chấm thi tự luận chấp hành sựphân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của Quy chế thi; CBChTtuân thủ sự điều hành trực tiếp của Tổ trưởng Tổ Chấm thi và chỉ đạo của Trưởngmôn chấm thi.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 nhưsau:
“Điều 27.Chấm bài thi tự luận
1. Quy định chung về chấm bài thi tự luận:
a) Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểmcủa Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểmtoàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm haivòng độc lập bởi hai CBChT của hai Tổ Chấm thi khác nhau;
b) Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làmphách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi;
c) Trưởng môn chấm thi tổ chức quán triệt Quy chế thi,thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm cho toàn bộ Tổ trưởng Tổ chấm thi, CBChT và tổchức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi tự luận; sau đó, tổ chức chấm thitheo quy trình chấm hai vòng độc lập tại các phòng chấm thi riêng biệt. Riêng đốivới những Hội đồng thi có từ 30.000 (ba mươi nghìn) thí sinh trở lên, Trưởngmôn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền triểnkhai tổ chức chấm chung theo từng Tổ chấm thi hoặc nhóm Tổ chấm thi;
d) Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theohình thức bốc thăm bằng phiếu.
2. Quy trình chấm lần chấm thứ nhất:
a) Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi đượcTrưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức bốc thăm và giao nguyên túi bài thi cho từngCBChT;
b) Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài thi bảo đảmđủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thísinh không viết hết trên tờ giấy làm bài thi;
c) Trong trường hợp phát hiện bài thi không đủ số tờ,số phách; bài thi làm trên giấy nháp; bài thi làm trên giấy khác với giấy dùngcho kỳ thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên, viết bằng hai màu mựckhác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dungkhông liên quan nội dung thi; bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChTcó trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trìnhTrưởng môn chấm thi xử lý;
d) Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéotrên những phần giấy trắng còn thừa trên tờ giấy làm bài thi của thí sinh,CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài thi của thí sinh và túi bài thi; điểmthành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) chỉ được ghi vào 01 (một)phiếu chấm của từng bài thi; trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký củaCBChT; chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởngTổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồngthi.
3. Quy trình chấm lần chấm thứ hai:
a) Sau khi chấm lần thứ nhất,thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút toàn bộ các phiếu chấm thi ra; sau đó,giao các túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi đượcTrưởng môn chấm thi ủy quyền để tổ chức bốc thăm cho lần chấm thứ hai, bảo đảmkhông giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;
b) CBChT lần thứ hai ghi điểm chấm trực tiếp vào bài thi củathí sinh (điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bên trái bài thi ngay cạnh ý đượcchấm) và vào phiếu chấm;
c) Chấm xong túi nào, CBChT giao túi bài thi đã chấm vàphiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng mônchấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
4. Thống nhất điểm bài thi:
Trưởng môn chấmthi tiếp nhận bài thi, phiếu chấm từ Ban Thư ký Hội đồng thi và chỉ đạo các Tổchấm thi thực hiện thống nhất điểm bài thi. Chỉ ghi điểm từng câu và tổng điểmtoàn bài vào vị trí quy định trên tờ giấy thi sau khi đã thống nhất điểm. Việcthống nhất điểm thực hiện như sau:
a) Xử lý kết quả 2 (hai) lần chấm:
Tình huống |
Cách xử lý |
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần không lệch hoặc lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) dưới 1,0 điểm. |
Hai CBChT thảo luận thống nhất điểm; CBChT lần chấm thứ hai ghi điểm; hai CBChT cùng ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. |
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) từ 1,0 đến 1,5 điểm. |
Hai CBChT thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm); CBChT lần chấm thứ hai ghi điểm; hai CBChT cùng ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu hai CBChT không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lập biên bản quyết định điểm, ghi điểm và cùng hai CBChT ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. |
Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) trên 1,5 điểm. Xem thêm: Toà Nhà Cao Nhất Thành Phố Hồ Chí Minh, 5 Tòa Nhà Cao Nhất Tp |
Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác. |
b) Xử lý kếtquả 3 (ba) lần chấm:
Tình huống |
Cách xử lý |
Nếu kết quả hai trong ba lần chấm giống nhau |
Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức rồi ghi điểm và cùng các CBChT ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. |
Nếu kết quả ba lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 2,5 điểm. |
Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm chính thức rồi ghi điểm và cùng các CBChT ký, ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. |
Nếu kết quả ba lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm. |
Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức chấm chung trong Tổ chấm thi, lập biên bản thống nhất điểm chấm sau đó ghi điểm và cùng tất cả CBChT tham gia chấm chung ký, ghi rõ họ tên vào các tờ giấy làm bài của thí sinh. |
5. Nhập điểmbài thi tự luận:
a) Tổ nhập điểm thuộc Ban Thư ký Hội đồng thi, Tổ trưởngdo lãnh đạo hoặc ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi kiêm nhiệm; Tổ nhập điểm gồmít nhất hai nhóm khác nhau, mỗi nhóm gồm ít nhất ba người;
b) Tổ nhập điểm thực hiện nhập điểm bài thi tự luậntheo hai vòng độc lập, bảo đảm mỗi vòng do một nhóm khác nhau thực hiện trên phầnmềm Hỗ trợ chấm thi dưới sự chứng kiến và giám sát của thanh tra.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 38như sau:
“1. Thí sinhđã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bịkỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPTtrong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và cácmôn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0(năm) điểm trở lên.”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều40 như sau:
“b) Đoạt giảicá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học,Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộcthi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với cácngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT. Đối với giải cá nhân:Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàngđược cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹthuật cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm;giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm. Đối với giải đồng đội:Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viêncủa giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyếnkhích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối vớigiải cá nhân quy định tại điểm này. Những người học đoạt nhiều giải khác nhautrong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.”
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 46như sau:
“2. Mẫu Giấychứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tưsố 18/2020/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quyđịnh mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 nhưsau:
“Điều 49.Thanh tra, kiểm tra thi
1. Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập cácđoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanhtra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại các địa phương; trường hợp cần thiết, doBộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
2. Chánh Thanh tra tỉnh cử người tham gia Ban Chỉ đạocấp tỉnh và cử người tham gia công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thitại địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Chánh Thanh tra sở GDĐT quyết định thành lập cácđoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo vàxét công nhận tốt nghiệp THPT của sở GDĐT; trường hợp cần thiết, do Giám đốc sởGDĐT quyết định.
4. Bộ GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra thitheo quy định của pháp luật.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54như sau:
“3. Đình chỉthi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sauđây: Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đóvẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụngtrái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi/phòng chờ hoặckhi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặcnhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mìnhnhững nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa nhũngngười có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướngdẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vựcthi và trong thời gian ở phòng chờ;
b) CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáoTrưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhấttrí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộpbài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyếtđịnh và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi;
c) Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quảtoàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 nhưsau:
“Điều 56.Trách nhiệm của Bộ GDĐT
1. Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lýcác trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huốngbất thường khác.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chứckỳ thi.
3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiệnQuy chế thi.
4. Xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm.
5. Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi.”
Điều 2.Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 40 của Quy chếthi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27tháng 4 năm 2021.
2. Các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnhthành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng; Cụctrưởng Cục Đào tạo – Bộ Công an; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốcSở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Giám đốc các đại học, học viện;Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng đào tạo trình độcao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Xem thêm: Top 14 Bài Tập Thể Dục Giảm Mỡ Bụng Hiệu Quả Chỉ 5 Phút Mỗi Ngày