TT – Ba thùng rác to tướng nằm chình ình ngay dưới chân cầu thang. Mùi hôi và ẩm thấp xông vào mũi. Ở mỗi tầng lầu đều có một bồn nước để SV uống, nằm cạnh bên là… một bô rác. Đó là cảnh ở KTX Trường ĐH Kíến trúc TP.HCM.

Đang xem: Ký túc xá đại học kiến trúc tp hcm

Phóng to
Kẻ đứng người ngồi say mê theo dõi truyền hình trực tiếp bóng đá phía bên ngoài hội trường KTX ĐH Bách khoa – Ảnh: Bích Uyên

TT – Ba thùng rác to tướng nằm chình ình ngay dưới chân cầu thang. Mùi hôi và ẩm thấp xông vào mũi. Ở mỗi tầng lầu đều có một bồn nước để SV uống, nằm cạnh bên là… một bô rác. Đó là cảnh ở KTX Trường ĐH Kíến trúc TP.HCM.

Theo chân các SV vào hàng loạt KTX ở TP.HCM để khảo sát, vẫn còn đó quá nhiều những KTX xuống cấp trầm trọng…

Ở: khung trời không đủ để… ước mơ

Khi chúng tôi vào KTX ĐH Kiến trúc TP.HCM ở đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, một lao công quắc mắt giận dữ bảo không được gửi xe ở đây. Một SV “thương tình” hướng dẫn nên khóa cổ xe rồi lên.

Ba thùng rác to tướng nằm chình ình ngay dưới chân cầu thang. Mùi hôi và ẩm thấp xông vào mũi. Ở mỗi tầng lầu đều có một bồn nước để SV uống, nằm cạnh bên là… một bô rác. Ở đây có 11 phòng, mỗi phòng khoảng 45m2 với 11 giường tầng, tất cả đều đã bong lớp sơn thành những mảng loang lổ, lòi cốt thép gỉ.

Ngay quận trung tâm TP, nỗi ám ảnh của cư dân KTX 135B Trần Hưng Đạo, Q.1 của ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH Khoa học xã hội & nhân văn là nguy cơ cháy nổ. Hàng trăm chiếc xe chất trong “hầm” nhà xe tối tăm. Có khoảng 900 SV sống trong bảy tầng lầu này, chỉ có một cầu thang chính.

Nhiều SV nghe nói KTX có một thang dây thoát hiểm nhưng không biết hình dạng, vị trí ra sao. Nếu có xảy ra cháy nổ thì xe cứu hỏa khó mà vào để cứu chữa được vì hàng chục quán ăn, cà phê, bida, tạp phẩm đã lấn chiếm một nửa lối đi, taxi vào đã khó.

Phòng ốc KTX ĐH Bách khoa nằm ở đường Hòa Hảo, Q.10 cũng đã quá cũ kỹ. Những bậc thang, tay vịn lên các phòng có chỗ bị mục nát và vỡ ra. Lối lên cầu thang tối om và ẩm thấp.

Nhưng điều bức xúc nhiều năm qua của SV KTX này không phải là vật chất cũ kỹ nữa (SV thừa khả năng chịu đựng “chuyện nhỏ” này) mà chính là việc 1m3 nước quá quy định phải nộp phạt 20.000 đồng. H. (khu C) cho biết: “Thật là nghịch lý, dù mỗi phòng ở đều có nhà vệ sinh trong phòng nhưng SV tắm, giặt phải xuống khu vệ sinh chung (tầng trệt) để không vượt quá mức quy định”.

Xem thêm: Thật Đáng Tự Hào Vì Việt Nam Có 4000 Năm Văn Hiến, Nghị Luận Xã Hội Về Văn Hóa Việt

Nỗi khổ của hơn 800 SV sống tại KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh, Q.5 cũng là nước sinh hoạt! Khu nhà bảy tầng lầu với hệ thống nước vô cùng yếu ớt. Minh Quang (phòng 710) than vãn: “Nhiều khi không đủ nước súc miệng. Đa số SV tập trung xuống tầng trệt của KTX giặt đồ nên có hôm tụi mình phải đợi đến 1, 2 giờ khuya…”.

Cũng may, nước uống trong KTX khá thoải mái. Có một thùng nước rất lớn nấu sôi được đặt ở tầng trệt, nhiều lúc SV của KTX lấy nước ở đây để dùng… các việc khác.

Còn ở KTX Trung học May – thời trang 2 (Thủ Đức), phòng ở ít nhất 15 người, đông nhất 20 người nhưng không có nhà vệ sinh trong phòng. Hòa (phòng E27) cho biết buổi chiều đi học về phải chờ đến 21-22 giờ đêm mới đến lượt vào nhà tắm!

Ngoài khu K1 mới được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo cho 320 SV điều kiện tối thiểu về giường, điện, nước; 12 khu còn lại của KTX ĐH Ngân hàng đều cũ kỹ, dột nát, chật chội. Các bức tường ẩm mốc nên vào phòng nào cũng thấy SV dán giấy. Bạn Mỹ Hạnh khu 3 cho biết: “Bóng điện trong phòng hư, báo với ban quản lý vài tháng sau mới được sửa”.

Chiều 18-5 cùng đi với ông Hải – Ban Quản lý KTX, đến các phòng ở của SV chúng tôi nghe nhiều tiếng kêu ca “chú ơi giường phòng con gần sập”, “bóng đèn hư”, “cửa này gãy khóa”… Ông Hải luôn miệng “cứ làm đơn trình bày”. Trong KTX này một số khu dành cho SV tại chức, nhiều người có gia đình, con nhỏ còn đưa cả người giúp việc vào ở trong KTX!

Ăn: không ngộ độc mới là lạ!

Theo quy định của phần lớn các KTX hiện nay, SV không được nấu ăn trong phòng ở. Chính vì vậy, căngtin và hàng quán mọc lên như nấm trong và ngoài KTX để phục vụ nhu cầu này. Chúng tôi vào những quán nằm dọc con đường từ KTX Tân Phú qua ĐH Khoa học tự nhiên và đi ra phía “hậu trường”, từng dãy chén bát, đũa, muỗng dơ nằm la liệt trên sàn nhà cáu bẩn, có nơi bày luôn trong những rãnh nước bốc mùi.

Như, nữ SV ở KTX Tân Phú (ĐH Khoa học xã hội & nhân văn), nói: “KTX mình không có căngtin, chỉ có một khu nhà bếp nhưng chuột nhiều lắm, lại nằm cạnh khu tắm giặt của nam nên tụi mình ít đến đó nấu ăn, phải ra ngoài ăn”.

Hàng loạt quán trong con hẻm 135 Trần Hưng Đạo cũng trong tình trạng tương tự. T.Đăng (ĐH Khoa học xã hội & nhân văn) mô tả: “Món thịt kho không được làm sạch, còn cả đám… lông heo, trứng và tép tẩm màu nhìn phát sợ”.

Chúng tôi ghé vào căngtin ở KTX Trung học Lao động xã hội nằm ở phường Tân Chánh Hiệp, Q.12. Nấu nướng ở nền đất, ruồi nhặng bu đầy… Hai bạn Thảo, Hiện đang ở KTX này nói: “Thức ăn dở đã đành nhưng tụi mình lo nhất là ngộ độc thực phẩm. Mà không ăn ở đó thì ăn ở đâu?”.

Cũng vậy, trong và trước căngtin KTX ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 có rất nhiều ruồi nhặng. SV nữ ở đây cho biết không kham nổi những “đặc sản” này nên phải tự kê bếp ngoài hành lang KTX để lén “tui can cook”.

Thư viện: mơ và ước

Phóng to
Gội đầu, giặt giũ trên nền đất ẩm ướt (TH May thời trang 2)

Hàng loạt KTX không có thư viện như CĐ Văn hóa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Kiến trúc, ĐH Luật, ĐH Kinh tế, ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2…

Nhiều KTX tận dụng thư viện của trường (KTX nằm trong khuôn viên trường) như TH May thời trang 2, Trường Cán bộ khí tượng thủy văn, Trung học Lao động xã hội, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông… nhưng giờ mở cửa thường hạn chế trong giờ hành chính và nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật nên những giờ không đến giảng đường, muốn tự học SV đành ngậm ngùi nhìn thư viện khóa trái cửa.

Ở KTX ĐH Ngân hàng, phòng đọc sách báo chật chội, nóng bức, trong khi phòng thủ thư lại có máy lạnh! Ngọc Hà khu 5 tâm sự : “Báo rất hiếm, như Báo Tuổi Trẻ ngày có 1, 2 tờ, SV tranh nhau đọc”. Hải Anh (P404), KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh, tâm sự: “KTX không có thư viện rất bất tiện. Gần nửa thời gian của một ngày tụi mình ở nhà (KTX) để học, như mình đang làm các đề tài nghiên cứu, tiểu luận. Nếu KTX có thư viện để thu thập thông tin thì còn gì bằng”.

Tất cả tầng lầu của KTX này đều có phòng tự học nhưng quá nhỏ, chỉ đủ sức chứa hơn 20 người, lại nằm ngay ở cầu thang lên xuống nên khá ồn ào. Tuy nhiên phòng tự học lại là nhu cầu rất bức thiết đối với SV. Tại KTX 135B Trần Hưng Đạo, phòng tự học 160 chỗ ngồi luôn quá tải vào mùa thi. Gặp Thảo và Trang đang ngồi học tại đây, hai bạn cho biết phải bỏ cơm chiều để giữ chỗ ngồi này…

Sân chơi: một xa xỉ phẩm

KTX ở nội thành như ĐH Kiến trúc, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Kinh tế, ĐH Luật sân chơi gần như là số 0. Tại KTX 135 (A, B) Trần Hưng Đạo chỉ có hội trường nhỏ gọi là “đất” trống – nơi đặt tivi phục vụ SV. Cũng vậy, ở KTX ĐH Kiến trúc, phương tiện giải trí duy nhất của các bạn chính là tivi. Trong các ngày lễ, một năm một đến hai lần, KTX thường thuê sân của CLB Hàng không (Tân Bình) tổ chức thể thao phục vụ SV.

KTX ĐH Bách khoa có phòng tập aikido, phòng chơi bóng bàn, sân để đánh cầu lông… nhưng phòng hội trường để SV nam xem phim thực chất là một cái kho cũ, chứa hàng trăm vật dụng không sử dụng đến, đầy bụi bẩn. Muốn xem phim, các bạn phải ngồi bệt xuống nền gạch ẩm ướt đầy rác rến và tối còn hơn trong rạp chiếu phim.

Bên ngoài sân là một cái tivi khác để phục vụ các bạn yêu thích bóng đá, thể thao. Hàng chục SV người ngồi bệt xuống đất, người lom khom, người đứng say mê theo dõi những pha tranh chấp bóng. Nhưng nếu trời đổ mưa thì xin mời… tạm gác niềm đam mê!

Là nhà cao tầng, nằm ngay nội thành nên KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh không có sân chơi dành cho SV. Mặc dù ban quản lý KTX có qui định SV không được chơi bóng trong KTX, nếu bị bắt gặp là bị đuổi khỏi KTX, nhưng nhiều SV nam vì quá thèm đã bất chấp, chơi đá bóng ngay trong khu xem tivi (chưa đến 10m2).

Thiếu thốn sân chơi nên ở nhiều nơi SV xem việc nhậu là một cách giải trí. Tại khu Linh Trung, Thủ Đức những quán TV, 777… là nơi hội tụ của các “tay nhậu” SV, từ khoảng 18 giờ mỗi ngày. T. (KTX Tân Phú) đang ngồi với bạn bè tại TV lắc đầu: “Với SV, không có ngày hay đêm, không có đầu tuần hay thứ bảy. Cứ hứng là nhậu”.

Còn ở nhiều KTX, SV lén Ban Quản lý tụ tập nhậu ngay tại phòng ở. Tình (SV năm 2, ĐH Luật) kể: “Đôi lần tụi này mang rượu về phòng “giải sầu”. Bạn nhìn đi, có gì ở đây để chúng tôi chơi ngoài những bức tường phòng ở? Nhưng phải thật cẩn thận kẻo “bố già” trông thấy thì nguy. Có lần đám bạn đang nhậu bị “bố” rượt chạy tán loạn, khi thoát về đến phòng thì “bố” cũng đã đứng sau lưng”.

Xem thêm: Những Bức Tranh Nổi Tiếng Của Leonardo Da Vinci, Leonardo Da Vinci

Nhậu để vui, nhậu để “giải trí” như các SV này nói. Nhưng nhậu cũng kéo theo nhiều hệ quả khác như chính Minh, KTX Tân Phú, thừa nhận: “Có đứa về không làm chủ được bản thân, đi xiêu vẹo hoặc đá cửa, đập đồ giữa đêm khuya”. Không làm chủ bản thân cũng là nguyên nhân làm mất an ninh trong KTX…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *