Không phải ai cũng có năng khiếu về nhảy múa và biết cách để nhảy thật đẹp ngay từ những lần đầu tiên. Một trong những khó khăn lớn nhất của các học viên theo học tại roosam.com chia sẻ chính là ở khâu học thuộc các động tác và “nhớ bài”.

Đang xem: Làm sao để nhảy đẹp

*

Việc không nhớ được cái động tác và biết cách bắt nhịp vào bài nhạc chính là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều bạn trở nên lúng túng và mất tự tin hơn khi trình diễn.

Nếu vẫn còn đang lo lắng về vấn đề này, hãy cùng Saigon tìm hiểu những bí quyết giúp chúng ta dễ ghi nhớ được bài nhảy và trở nên duyên dáng hơn khi trình diễn nhé.

1. Theo dõi thật kỹ khi giáo viên hướng dẫn động tác

Hãy thật tập trung quan sát và lắng nghe những chỉ dẫn từ giáo viên của mình. Lưu ý từng cử động nhỏ ở cánh tay, bàn chân để nhảy lại cho thật đúng.

Khi bạn chưa hiểu rõ hoặc nhìn chưa kỹ được 1 động tác nào đó, hãy mạnh dạn đề nghị giáo viên làm lại hoặc hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn.

Nhiều bạn thường hay có tâm lý ngại ngùng, dù chưa nhìn rõ được các động tác nhưng vẫn cứ im lặng tập trong trạng thái hoang mang, tay chân quơ loạn xạ không chủ đích. Đừng quên là bạn đóng tiền cho Trung tâm để đi tập nhảy và để được giáo viên hướng dẫn tận tình nhé.

*

Hãy cứ mạnh dạn lên và gạt bỏ sự xấu hổ, giáo viên của roosam.com ai ai cũng đều cực vui vẻ và nhiệt tình với học viên, đặc biệt là với những bạn đam mê nhảy múa, có tâm huyết với bài nhảy mà giáo viên giảng dạy.

2. Nếu có thể, cuối buổi tập hãy quay lại video đoạn nhảy mà bạn vừa được học

Bạn có thể tự quay lại mình nhảy, hoặc nhờ giáo viên, nhờ một bạn học khác nhảy cùng để khi về nhà có thể tự ôn lại bài..

Kinh nghiệm là nếu bạn nhảy vẫn còn kém và chưa tự tin vào bản thân thì bạn nên nhờ giáo viên nhảy cùng 1 lần để khi coi lại có thể biết được mình nhảy sai chỗ nào, xấu chỗ nào, từ đó chỉnh sửa lại cơ thể theo hình mẫu của giáo viên cho thật chuẩn. Điểm lợi nữa là nhỡ đang nhảy mà có quên bài thì vẫn có thể lia mắt qua giáo viên mà bắt chước theo nhé. Chứ nhảy một mình mà quên bài là coi như đứng im chết trân luôn cho coi.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Xây Dựng Hà Nội 2012, Điểm Sàn Đại Học Xây Dựng: Từ 16

​Cuối buổi tập các học viên của lớp hiphop tại roosam.com thường hay rủ nhau quay lại clip để có thể xem lại bài nhảy đã học.

3. Cố gắng tập luyện ít nhất 1 tiếng/ 1 ngày

Không bắt buộc phải đến Trung tâm/ lớp học hàng ngày, nhưng nếu ở nhà có thời gian rảnh thì bạn nhớ lôi clip ra coi (nếu có) và tự ôn bài ở nhà một mình nhé. Nhảy múa cũng như một dạng kỹ năng, bạn càng tập luyện nhiều thì cơ thể sẽ càng quen với các chuyển động, lâu dần thì những phản xạ chuyển động đó sẽ như một thói quen, bạn không còn cần phải căng thẳng nhớ bài nữa mà cứ bật nhạc là bạn sẽ tự biết khúc này là nhảy động tác gì, tay chân sẽ chuyển động như thế nào sau đó,….

4. Không chỉ học thuộc chuỗi động tác, hãy cố gắng điều chỉnh cơ thể của bạn cho từng dáng nhảy đều thật đúng dáng.

Bạn biết không, có rất nhiều học viên đã theo học nhảy múa lâu năm nhưng do thời gian đầu làm sai các dáng nhảy, không để ý chỉnh sửa mà lâu dần những cái sai đó trở thành thói quen, dù tập lâu nhưng khi nhảy nhìn vẫn rất xấu và gượng gạo.

Vậy nên nếu đã kiên trì chịu khó rồi, thì hãy cố gắng để ý thêm những cái tiểu tiết để khi nhảy múa cơ thể trông thật duyên dáng và đẹp mắt hơn nhé.

*

Việc có một giáo viên hướng dẫn chuyên nghiệp và tận tâm rất quan trọng vì sẽ giúp bạn sớm điều chỉnh được dáng nhảy và chỉ ra những cái sai của bạn. Theo tập ở những trung tâm kém chất lượng không chỉ làm bạn phí tiền mà còn không mang lại hiệu quả cao trong tập luyện. (Ảnh: lớp tập Jazz của thầy Long Nguyễn tại roosam.com)

5. Tìm cho mình một thần tượng/ một vũ công yêu thích

Hãy thường xuyên xem những hình ảnh/ video nhảy múa của thần tượng để bạn có thêm động lực cố gắng và biết các dáng nhảy nào là đúng, là đẹp mắt nhất.

Xem các video nhảy múa nhiều cũng sẽ giúp bạn thêm cảm nhận về âm nhạc, về cách bắt nhịp, cách thả hồn cảm xúc và phiêu theo điệu nhạc.

Xem thêm: Cách Tra Cứu Điểm Thi Đại Học 2018 Theo Tên Và Số Báo Danh, Hướng Dẫn Tra Cứu Điểm Thi Thpt Quốc Gia 2020

*

Có rất nhiều học viên chọn hình mẫu nhảy múa của mình là chính giáo viên đang giảng dạy.. (Trong ảnh là cô Fox Ngọc – giáo viên dạy strip dance và múa cột tại Sài Gòn được đông đảo học viên yêu mến vì trình độ chuyên môn cao và tính cách thân thiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *