Đầu xuân, phóng viên roosam.com Việt ngữ tới thăm tịnh thất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư ông Làng Mai, ở miền Tây nam nước Pháp.

Đang xem: Làng mai thích nhất hạnh

Chụp lại hình ảnh, Mùa Xuân đã về trên khắp Làng Mai, trung tâm Thiền học và Phật giáo, ở miền Tây Nam nước Pháp. Những nụ xuân đầu tiên cũng hé nở nơi 'Thất Ngồi Yên' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Xóm Thượng.

Chụp lại hình ảnh, Sư ông đi vắng nhưng các học trò, đồ đệ vẫn siêng năng ghé thăm thất của thầy mỗi khi có dịp ghé qua.

Chụp lại hình ảnh, Căn thất nhỏ xinh với chiếc bàn đọc phủ đầy sách vở như đang đợi chủ nhân quay về cùng với những vần thơ.

Chụp lại hình ảnh, Căn bếp nhỏ này là nơi Sư ông Làng Mai đôi khi vẫn thân mật dùng bữa với các học trò của mình. “Thầy không bao giờ xa cách với mọi người, mà lúc nào cũng quan tâm, gần gũi”, một sư cô chia sẻ với roosam.com.

Chụp lại hình ảnh, Xóm Thượng và 'Thất Ngồi Yên' có may mắn là nơi Thiền sư Nhất Hạnh chọn ở lại trong suốt gần 3 tháng liền trước khi ngài bất ngờ đổ bệnh, sư thầy Pháp Cầu, quyền trụ trì Xóm Thượng, cho hay.

Chụp lại hình ảnh, Nối giữa xóm Thượng và xóm Sơn Hạ có một con đường 'thiền hành' được đặt tên là ‘Con đường Huyền thoại', sư thầy Pháp Đăng, học trò thứ hai trong các đồ đệ nam giới của thầy Nhất Hạnh và là trụ trì xóm Sơn Hạ, cho chúng tôi hay. Thầy Pháp Đăng nói ông đang chia sẻ với mọi người vài cuốn sách mới viết, trong đó có một cuốn về kinh nghiệm tự thầy đã chiến thắng ung thư ra sao nhờ thực hành 'chánh niệm'.

Chụp lại hình ảnh, Chênh chếch ở trên cao, nơi hai xóm tiếp giáp, là vườn tượng Phật của Làng. Đây là nơi Thiền sư Nhất Hạnh và các học trò, tăng thân Làng Mai vẫn thiền hành qua. Mười sáu bức tượng Phật được Sư ông và Làng Mai thỉnh về từ Indonesia, quốc gia mà ngày nay có dân số theo đạo Islam lớn nhất thế giới.

Chụp lại hình ảnh, Cảnh sắc ở Làng Mai thật thơ mộng và không gian cũng tĩnh mịch, thật phù hợp với thực tập thiền học, thầy Pháp Đăng chia sẻ với chúng tôi.

Chụp lại hình ảnh, Những thành viên không thể thiếu chia sẻ không gian Thiền ở đây là các bạn mèo. Các sư thầy, sư cô cho hay mèo đến từ trong các khu rừng chung quanh Làng và rất gần gũi, quen thuộc với sinh hoạt của tăng thân. Các thầy cũng thường xuyên cưng chiều và cho các 'quý vị' này được lại gần mình. Chúng tôi ít thấy chó ở đây, và nghĩ rằng có lẽ mèo im lặng hơn, nên đỡ quấy rối và gây tiếng ồn hơn chăng.

Chụp lại hình ảnh, Chung quanh làng và giữa các xóm có rất nhiều không gian thơ mộng. Chiếc thuyền nhỏ này đang nằm yên trên bến, mái chèo như đợi ai, trong làn thanh thủy tĩnh lặng, mờ xa…

Chụp lại hình ảnh, Làng Mai và các xóm có nhiều thiền đường lớn, nhỏ, vừa khác nhau, đủ chỗ cho những ai muốn tu tập pháp môn 'đã về đã tới' và 'thực hành chánh niệm' có thể tự khám phá bản thân và điều kỳ diệu của 'thiền'.

Xem thêm: Các Bài Hát Trong Phim Tháng Năm Rực Rỡ, Nhạc Phim Tháng Năm Rực Rỡ: Những Thú Vị Bên Lề

Chụp lại hình ảnh, Thiền đường này ở bên xóm Hạ, là nơi các sư cô và các nữ thiền sinh thường xuyên cầu nguyện, luyện tập Chánh niệm. Các thiền đường lớn, hoặc chánh điện ở Làng Mai thường có không gian rộng, được xây cất khá hiện đại, không có các chân cột xen kẽ ở giữa nhà, nhằm tránh cản tầm mắt của mọi người, và tạo ra một không gian liên hệ, giao tiếp ấm cúng, thân thiện hơn, một sư cô nói với chúng tôi.

Chụp lại hình ảnh, Những chiếc đồng hồ ở Làng Mai không chỉ có chức năng chỉ giờ, đếm phút, nó là một phần của không gian Thiền học. Cứ mỗi lần chuông đồng hồ nhẹ nhàng, ngân nga điểm nhẹ, hay đâu đó có tiếng chuông tỉnh thức, là mọi người, ai ai dù đang làm gì cũng đều dừng lại. “Khi đó bạn hãy chỉ tập trung vào theo dõi nhịp thở vào, ra của mình, thư giãn và bạn sẽ ý thức được hiện tại trong từng khắc giây”, một khách tu tập Thiền học tại Làng Mai nói với chúng tôi.

Chụp lại hình ảnh, Gia đình thực tập pháp môn Làng Mai này đến từ Paris, người vợ làm nghề giáo viên, người chồng làm việc trong lĩnh vực vận tải và có làm thêm tay trái về truyền thông. Họ đã nhiều lần tới đây và mang theo cả con gái Rose. Cô bé nói với chúng tôi: “Cháu thích nhất là cây cỏ và hoa lá khắp nơi nơi”.

Chụp lại hình ảnh, Tại Làng Mai, đôi lúc người ta cũng bắt gặp những bức hình, hay tượng chúa Giê-su, hoặc những đồ vật mang tính tượng trưng của một vài tôn giáo tín ngưỡng. “Nhiều thực tập sinh về thiền được khuyến khích hãy yêu và thương Thượng đế của họ sâu sắc hơn, trong khi thực tập thiền học ở đây,” một sư thầy ở Làng mai chia sẻ.

Chụp lại hình ảnh, Ở xóm Sơn Hạ cũng có một căn thất khác của Thiền sư Nhất Hạnh. Thầy Pháp Liệu, thuộc gia đình xuất gia 'Cây Hồ Đào' giới thiệu với chúng tôi đây chính là một trong những nơi Sư ông Làng mai viết 'thư pháp', sư thầy cũng giải thích thêm cho roosam.com về những đóng góp trong Việt hóa kinh bổn của thầy Nhất hạnh đối với kho tàng kinh sách Phật pháp và Thiền học từ xa xưa truyền lại.

Chụp lại hình ảnh, Các khu bếp ở trong làng rất ngăn nắp, từ nơi nấu nướng, cho tới không gian bàn ăn. Ấn tượng nhất là mọi người đều ăn trong 'chánh niệm', hay là ăn trong sự 'im lặng hùng tráng'. “Thầy Làng Mai đã dạy chúng tôi, làm gì, dù là đang ăn, uống, đi lại, hay kể cả lau rửa bếp núc, nhà vệ sinh, lúc nào cũng tập trung vào việc mình làm, và khi ấy, chánh niệm sẽ xuất hiện, bạn sẽ hạnh phúc ngay trong hiện tại, mà không cần phải đợi ở tương lai,” một thiền sinh nói với roosam.com.

Chụp lại hình ảnh, Dùng bữa xong, mỗi người có thể sẽ có cách thực tập thiền hoặc nghỉ ngơi theo cách mà mình đã được chọn, hay hướng dẫn. Thật thú vị khi bắt gặp hình ảnh một sư thầy đang chăm chú ghi hình một nụ đào còn đẫm trong sương sớm. Ai bảo các thầy, cô Làng Mai không nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.

Chụp lại hình ảnh, Sư cô trụ trì xóm Hạ bên căn tháp 'Hòa ái', cô nói với roosam.com công việc quản lý xóm của mình cũng khá bề bộn, đặc biệt là với các công trình đang được xây mới để đón tiếp thiền sinh và quý khách thập phương. “Tuy nhiên ở đây công việc là của chung tăng thân, nên mọi người cùng làm việc, cùng chia sẻ mọi thứ, nên việc quản lý công việc của Xóm hạ rất xuôi chiều, mát mái và ai ai cũng được đóng góp sở trường của mình.”

Chụp lại hình ảnh, Làng Mai như chuyển mình, khoe sắc trong mùa Xuân về và đặc biệt qua những gương mặt thật trẻ trung của các sư cô, những nhân vật không thể thiếu trong ngày hội năm mới ở Làng. Nữ trụ trì cùng các sư chị, sư em đồng tu ghi lại một khoảnh khắc bên cổng chào của Vườn xuân đón năm mới.

Chụp lại hình ảnh, Ở xóm Hạ cũng có một thất khác, là nơi Sư ông Làng mai dừng chân. Sư cô trụ trì chùa Cam Lộ ở Xóm đang kể lại những kỷ niệm về Thầy. Cô cũng hé lộ về khả năng tự cung, tự cấp của tăng thân, từ việc thêu thùa, may vá, cho tới làm vườn rau, rồi tương cà, bếp núc ra sao.

Chụp lại hình ảnh, Sư cô Chân Không, nhà lãnh đạo tinh thần thứ hai, sau Thiền sư Nhất Hạnh ở Làng Mai, cho chúng tôi hay Sư ông còn có một tịnh thất nữa ở không xa Xóm Mới, chỉ độ vài cây số bộ hành, nhưng rất tiếc Sư ông vắng nhà, lại là nơi dành riêng cho người đã xuất gia, nên 'người thường' ít được tiếp cận trừ khi có đặc phép của nhà Chùa và Sư ông.

Chụp lại hình ảnh, Lễ nghênh xuân năm nay, các học trò và đồ đệ của sư ông Làng Mai, trong đó có rất nhiều quý thầy, quý cô đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, vẫn giữ nguyên những tục lệ của làng. Những bài kinh bằng nhiều thứ tiếng được tụng lên cảm tạ đất trời, Phật Tổ và nguyện cầu cho hòa bình tới khắp nơi nơi.

Xem thêm: Loi Noi Doi Khi Yeu – Lời Bài Hát Lời Nói Dối Khi Yêu (Cao Đình Trung)

Chụp lại hình ảnh, Không gian và giờ khắc đón mừng xuân mới, tất cả, như gợi lên rằng đã và đang có một cộng đồng tăng thân quốc tế, một dòng Thiền Việt Nam gắn bó, hòa quyện mọi người, với dòng chảy của Làng Mai như một mạch ngầm “tiếp hiện' từ từ, khoan thai, thấm sâu văn hóa Việt, văn hóa Thiền vào các miền đất nơi xứ sở xa xôi (Quốc Phương, roosam.com Việt ngữ, thực hiện từ Làng Mai).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *