Lễ hội Trò Trám – Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc
Cứ mỗi độ Xuân về, nhằm ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, du khách du lịch lễ hội lại đổ về phường Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao tham gia lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc”. Đây là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt. Trải qua lịch sử, do chiến tranh và cũng bởi tư duy hẹp hòi cho rằng có phần dung tục, đã có lúc lễ hội này bị lãng quên. Mấy năm gần đây, lễ hội được phục dựng, gần như nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng cổ xưa…
“Trò Trám vào đám mười haiChẳng xem Trò Trám cũng hoài mất xuân”…
Ngôi miếu cổ, nơi diễn ra lễ hội Trò Trám gọi là miếu Trò, nằm ở rìa xóm Trám. Nhìn bên ngoài, miếu Trò không có gì khác so với các miếu thường thấy ở các vùng quê Việt Nam. Miếu rộng chừng 10m2, mái ngói, tường gạch, vì kèo, cột trụ bằng gỗ trạm trổ tứ linh…
Miếu Trò – Nơi diễn ra lễ hội Trò Trám
Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng. Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ – Nường) của tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng khởi nguyên và sơ khai của các tộc người trên trái đất, trong đó có dân tộc Việt.
Đang xem: Lễ hội linh tinh tình phộc ở phú thọ
Theo các cụ già kể lại, việc thờ cặp sinh thực khí ở miếu Trò có từ thời Hùng Vương, linh vật được cất giữ cẩn thận trên khám thờ của ngôi miếu và chỉ lấy ra một lần duy nhất trong năm, vào đúng đêm lễ hội Trò Trám “linh tinh tình phộc” 11 tháng Giêng. Từ trước đến nay, chỉ ông từ và đôi nam nữ được chọn là được sờ tay vào linh vật. Còn lại tất cả những gì mọi người biết là qua những lời kể lại.
Diễn xướng trong lễ hội Trò Trám
Lễ hội Trò Trám là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp với ước mong vạn vật sinh sôi nảy nở. Thực ra, xưa kia, ở nhiều vùng khác của Việt Nam như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… hay như ở Tam Nông, Cẩm Khê… của Phú Thọ cũng có những lễ hội này, nhưng đã bị lãng quên từ lâu. Sở dĩ Tứ Xã gìn giữ được đến ngày nay là bởi nơi đây vốn là một trong những bộ tộc thời Hùng Vương, họ hùng mạnh và có bản sắc văn hóa lâu đời. Hiện nay, người làng Tứ Xã vẫn dùng những từ ngữ lạ so với ngày nay, đó chính là từ cổ của hệ ngôn ngữ Việt – Mường xa xưa.
Chương trình lễ hội Trò Trám và thời điểm Linh Tinh Tình Phộc
Lễ hội Trò Trám kéo dài một đêm và một ngày: Bắt đầu vào tối ngày 11 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng âm lịch với đặc điểm của lễ là: Linh thiêng huyền bí thần chú vật hèm. Đặc điểm của hội là: Trò – vè – hí tiếu – trêu – ghẹo – múa vui. Đây thuộc dòng lễ hội tục hèm, mang đậm đà bản sắc văn hoá của người Việt cổ. Đến thời đại văn minh Đông Sơn, dòng lễ hội vòng đời này được hoàn thiện về ý nghĩa và nghệ thuật, được ghi lại thành hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và lan toả, truyền kỳ trong văn hoá dân tộc.
Xem thêm: Làm Sao Biết Con Trai Thích Mình Qua Tin Nhắn : 10 Bước (Kèm Ảnh)
Lễ hội Trò Trám – Linh Tinh Tình Phộc
Lễ hội Trò Trám là tên gọi theo địa danh diễn ra các tích trò khác là: “Phồn thực” và “tháo khoán”, trong đó trò diễn “tứ dân chi nghiệp” được coi là màn “dạo đầu“ mang tính chất ẩn dụ rất cao. Chẳng hạn như khi diễn trò, trai gái hát đối đáp nhau những ca từ đầy ẩn ý, vui nhộn như:
“Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà “;“Công anh đắp đập be bờ/ Đừng cho người khác vác lờ đến đơm“;“Người ta câu diếc câu rô/ Tôi nay câu lấy một cô không chồng”“Có chồng thì thả mồi ra/ Chưa chồng thì cặp thì tha lấy mồi“;“Ước gì em hoá ra trâu/ Anh hoá ra chạc xỏ nhau cả ngày“;“Ước gì em hoá lưỡi cày/ Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ“;“Bà già như ruộng đỉnh gò/ Đang hạng con gái như kho ruộng mềm“,…
“Công đoạn” hai có nhiều tên gọi khác nhau như “phồn thực”, “cầu đinh”, “lễ mật” và gắn với âm thanh phát ra từ ông thủ từ “linh tinh tình phộc” nên còn được gọi là lễ hội “linh tinh tình phộc”. Còn “công đoạn” cuối cùng là “tháo khoán”, một hình thức sinh hoạt phồn thực, không phải diễn xướng trên sân khấu dân gian, mà là mô phỏng hành vi của đời sống phồn thực.
Linh tinh tình phộc – thời điểm quan trọng nhất của lễ hội Trò Trám
Tâm điểm của lễ hội Trò Trám là lễ mật diễn ra lúc sang canh đêm 11 rạng ngày 12 tháng Giêng âm lịch, thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu. Sau khi các bậc cao niên làm lễ tế miếu, đèn, nến trong và ngoài miếu đều tắt, cụ chủ tế hô “linh tinh tình phộc”, hai nhân vật chính: Nam cởi trần, đóng khố cầm nõ – tượng trưng cho sinh thực khí nam; nữ mặc váy, đeo yếm đào cầm nường – tượng trưng cho sinh thực khí nữ làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao. Ba lần đâm trúng – mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần – được mùa; một lần là làm ăn kém… Trong đêm tối, chủ tế nghe “cạch” đủ ba tiếng đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng”, “dập” chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật đã thành công. Chủ tế dẫn đầu “đám trò” chạy quanh miếu ba vòng theo ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng: Vừa chạy vừa hú, vừa gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ, trừ hiểm họa cả năm cho dân làng… Khi nghe hiệu chiêng trống “dập” và tiếng la hét ở ngoài miếu thì số người ở nhà trong phường cũng đồng loạt “gõ” dùi vào mẹt hoặc dùng chày “giã” vào cối và la hét theo để đuổi ma quỷ. Và hôm sau, trong hội hát trình nghề “Tứ dân chi nghiệp”, cái nọ “phộc” vào cái kia cùng lời ca ẩn ngữ Nõ Nường lại “bồi” thêm lần nữa với ẩn ý “quá tam ba bận “tôi luyện” cho vật “hèm” đầy đủ linh nghiệm, làm thần hộ mệnh cho dân làng. Ở đây, động thái “linh tinh tình phộc” và “chày cối” là hiện tượng “tục hèm” trừ đuổi tà ma triệt tiêu hiểm hoạ, cho vật thịnh dân an xóm làng trù. Về tính hiện thực, động thái “linh tinh tình phộc” đó là phút “khởi nguyên” sự sống cho một vòng đời, nên còn gọi là lễ “cầu đinh”.
Xưa kia, vào giờ “Tháo khoán”, theo phong tục, ngoài rừng trám các đôi trai gái được tự do mọi chuyện và nữ phải giữ một vật của nam để làm tin như khăn đội đầu. Cô nào mang thai trong dịp đó là lễ “hèm” của làng thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới cho họ và không phải nộp khoản tiền “cheo”. Những đứa trẻ được sinh ra từ đêm “linh tinh tình phộc” làng chấp nhận vì họ cho rằng những đứa trẻ đó sẽ mang lại sự phồn vinh cho cả làng. Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, chỉ là hò reo vui vẻ nhưng tín ngưỡng phồn thực cơ quan sinh sản và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh và trở thành linh thiêng, chứa đựng ý niệm tốt đẹp, nguyện vọng tha thiết cầu mong sự phồn vinh phát triển mùa màng, muôn loài và con người của cư dân nông nghiệp.