Ổ cứng là một linh kiện rất quan trọng để cấu thành lên một chiếc máy tính, ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu đồng thời chứa hệ điều hành và các trình điều khiển để kiểm soát toàn bộ hoạt động của chiếc máy tính đó, ổ cứng có tốc độ càng nhanh thì khả năng truy xuất dữ liệu sẽ càng lớn giúp cho tốc độ máy tính sẽ nhanh hơn. Từ nhu cầu đó ổ SSD đã ra đời dần thay thế cho nhưng chiếc ổ cứng HDD truyền thống trước đây, hôm nay Phúc Anh cùng các bạn đi tìm hiểu về những chiếc ổ cứng SSD cùng với đó sẽ trả lời thắc mắc của các bạn là có nên nâng cấp ổ cứng SSD cho chiếc laptop của các bạn hay không?

Ổ CỨNG SSD LÀ GÌ?

Ổ cứng SSD là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu thay cho các phiến đĩa và mô tơ quay như ở trên ổ cứng HDD thông thường.

Đang xem: Nâng cấp ổ ssd cho laptop

ƯU ĐIỂM

Ổ cứng SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn rất nhiều so với ổ HDD truyền thống. Vậy nên khi nâng cấp SSD khách hàng sẽ có một tốc độ coppy dữ liệu nhanh hơn, load vào windows nhanh hơn, hay chạy các ứng dụng cũng nhanh hơn rất nhiều.

Ổ cứng SSD lưu trữ dữ liệu qua các chip nhớ flash thay cho những phiến đĩa như trên ổ HDD nên khả năng chống sốc và tuổi thọ của ổ SSD cũng cao hơn HDD, tuổi thọ ổ HDD được tính bằng giờ còn SSD tính trên đơn vị TBW (tổng Tera Byte được ghi vào flash).

Ổ cứng SSD còn tiết kiệm điện hơn so với ổ HDD vậy nên thời gian sử dụng pin trên máy sẽ được kéo dài hơn và máy sẽ ít bị nóng khi sử dụng.

Ổ SSD không có mô tơ và cần đọc như trên ổ HDD vậy nên độ ồn phát ra trong suốt quá trình sử dụng gần như là không có.

NHƯỢC ĐIỂM

Ổ cứng SSD sẽ đắt hơn và không đa dạng mức dung lượng như trên ổ HDD.

Xem thêm: 7 Bài Tập Giảm Cân Hiệu Quả Dành Cho Người Béo Phì, Top 4 Bài Tập Thể Dục Giảm Cân Hiệu Quả

Khả năng cứu dữ liệu khi ổ SSD hỏng là gần như không thể còn trên ổ HDD vẫn có thể.

PHÂN LOẠI SSD

Hình dáng, kích thước:

*

Ổ cứng SSD 2.5 inch

Có kích thước khoảng 2.5 inch (6.35cm), đây là một loại SSD chuẩn cũ nhưng vẫn đang được sử dụng tương đối phổ thông.

*

Ổ cứng SSD M.2

Là SSD dạng module cắm, SSD M.2 có rất nhiều kích thước như: 2280, 2260, 2240…(2280: 22 mm x 80 mm)

Chuẩn khe cắm:

*

Ổ cứng SSD 2.5 inch khe sata

*

Ổ cứng SSD khe M2

Giao thức kết nối:

*

Ổ cứng SSD 2.5 inch, M.2 chuẩn SATA3 (có tốc độ đọc ghi khoảng 500 MB/s)

*

Ổ cứng SSD M.2 chuẩn PCIe (có tốc độ đọc ghi khoảng 1000 MB/s- 5000 MB/s

Phân biệt SSD M.2 SATA & M2 PCIe NVME

Để phân biệt SSD M2 sata và M2 NVME sẽ có 2 cách:

*

 

Về hình dáng bên ngoài:

M2 SATA: chân cắm chuẩn B+M key (có 2 rãnh 2 bên)

M2 NVMe: chân cắm chuẩn M Key (có 1 rãnh bên phải)

Về tốc độ đọc ghi ( được in trên vỏ hộp hoặc thông số trên webside)

M2 SATA: Giới hạn chỉ ở 500MB/s hoặc thấp hơn

M2 NVMe: Cao hơn 800MB/s , tốc độ tối đa có thể lên tới 5000Mb/s

CHÚ Ý

Khi nâng cấp SSD tốc độ sẽ được cải thiện ngay trong khoảng thời gian thực.

Để đảm bảo độ bền của ổ SSD người dùng cần chú ý về nguồn điện, không nên chạy các chương trình chống phân mảnh ổ, copy qua lại nhiều lần trên ổ.

Ổ HDD và SSD có thể lắp song song với nhau, ổ SSD thông thường sẽ là ổ cài hệ điều hành còn ổ HDD sẽ là ổ lưu trữ, nếu ổ HDD có chứa Windows bản quyền khi nâng cấp SSD các bạn hoàn toàn có thể backup phân vùng Windows bản quyền sang ổ SSD.

Xem thêm: Mỹ Nhân Nào Là Nàng A Kha Đẹp Nhất Trong ' Lộc Đỉnh Ký Diễn Viên

Hy vọng với những kiến thức Phúc Anh chia sẻ phía trên thì phần nào sẽ giúp các bạn hiểu sơ qua về ổ cứng SSD một linh kiện lưu trữ dữ liệu đang vô cùng thịnh hành trên những chiếc laptop hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *