Giới thiệu sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt – Tác giả Doãn Kiến Lợi

Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

Cuốn sách Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt là một cuốn sổ tay về cách nuôi dạy con của nhà giáo, thạc sĩ Doãn Kiến Lợi. Chị đã tổng kết kinh nghiệm gần hai mươi năm nuôi dạy con, đồng thời kết hợp với một nền tảng lí thuyết vững chắc và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình trực tiếp dạy học cũng như tiếp xúc với khá nhiều trẻ em, từ đó đúc rút ra được những bài học quý báu trong cuốn sách này.

Đang xem: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt pdf

Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt đề cập đến rất nhiều vấn đề lớn nhỏ trong quá trình nuôi dạy con cái, nhưng tựu chung lại có thể gói gọn thành hai vế: đó là nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của con trẻ. Tác giả không viết về những thứ quá vĩ mô và trừu tượng mà ngược lại, thạc sĩ Doãn Kiến Lợi nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của trẻ từ những điều đơn giản nhất, như chính tác giả đã viết “Với trẻ em không có chuyện nhỏ, mọi chuyện nhỏ đối với trẻ đều là chuyện lớn”.

Cuốn sách được trình bày dưới dạng những bài viết nhỏ, mỗi bài viết đề cập đến một vấn đề trong quá trình nuôi dạy con cái mà hầu hết các bậc phụ huynh đều gặp phải như làm thế nào để trẻ không sợ tiêm, trả lời thế nào khi trẻ hỏi em bé từ đâu đến, làm thế nào khi con trẻ nói dối, tạo lập những phẩm chất tính cách tốt đẹp cho con trẻ… đến những vấn đề trong học tập như dạy con biết chữ, làm toán, viết văn… Những bài viết này rất chân thực, gần gũi, dễ hiểu, không đi vào lối mòn sáo rỗng và nặng về lí thuyết, rất dễ dàng cho các bậc phụ huynh đọc và ứng dụng.

Ngoài ra, trong cuốn sách này, thạc sĩ Doãn Kiến Lợi cũng đề cập đến một số vấn đề bất cập trong hệ thống giáo dục Trung Quốc và các đối sách cần có của các bậc phụ huynh. Hệ thống giáo dục của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với hệ thống giáo dục của Trung Quốc, vì vậy bạn đọc cũng có thể tham khảo và tự tìm ra cho mình những cách giải quyết riêng.

Tác giả cuốn sách là một nhà giáo, một chuyên gia giáo dục có nhiều năm làm công tác giảng dạy, tư vấn và nghiên cứu giáo dục gia đình, nhưng trên hết chị còn là một người mẹ. Vì vậy, trong cuốn sách này, ngoài những quan niệm giáo dục độc đáo đầy trí tuệ, người đọc còn có thể bắt gặp tình yêu con sâu sắc ngập tràn trong từng trang viết của chị. Tác giả quan niệm: Các bậc phụ huynh cần đứng trên góc độ của con trẻ để nhìn nhận vấn đề, đừng bắt ép con trẻ sống theo lối sống mà người lớn áp đặt cho chúng. Bởi vì “trẻ em là một thế giới tồn tại độc lập hoàn mỹ, trong cơ thể bé nhỏ của chúng ẩn chứa sức sống mạnh mẽ vô biên, trong quá trình trưởng thành chúng có một tiềm lực biểu đạt tự mình nhào nặn, tự mình thành hình, giống như bên trong một hạt giống có ẩn chứa rễ, lá, hoa, trong điều kiện thích hợp tự nhiên sẽ phát triển (Trích “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”). Đây thực sự là một quan niệm giáo dục độc đáo và đầy tiến bộ, rất đáng cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi.

Cuốn sách phù hợp cho những người làm công tác giáo dục, quan tâm đến giáo dục và những người sắp làm cha, làm mẹ cũng như các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi thiếu nhi đến độ tuổi mười bảy, mười tám.

*

Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

1. Thông tin chi tiết

Tên sách: Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy TốtMã hàng 8936056791512Tên Nhà Cung Cấp: Quang Van BooksTác giả: Doãn Kiến LợiNXB: NXB Văn HọcTrọng lượng: (gr) 950Kích thước: 16 x 24Số trang: 582Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

*

Đánh giá Sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

1 Cũng giống như giáo dục Việt Nam, giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Trung Quốc gây cho trẻ áp lực rất lớn về điểm số. Hoàn thành khối lượng bài tập lớn là thước đo cho sự khổ luyện thành tài của trẻ. Cùng với trình độ hiểu biết và năng lực hạn chế của nhiều giáo viên và cha mẹ đã làm lệch lạc mục đích của học tập, biến học tập trở thành công việc cực khổ cho trẻ. Tác giả vừa là chuyên gia tâm lý vừa là người mẹ có kiến thức thực tế từ việc quan sát và giáo dục con gái trưởng thành. Trong khi giáo dục của nhà trường còn nhiều bất cập, tác giả đề cao việc giáo dục gia đình làm cốt lõi trong hình thành nhân cách của trẻ, cha mẹ có thể giúp con có ý thức tự giác, hiểu biết và hạnh phúc. Không thể nhớ hết những tình huống thực tế rất gần gũi mà tác giả đưa ra, nhưng với tinh thần đề cao sự thật, tôn trọng con trẻ, cha mẹ có thể tìm ra được cách ứng xử phù hợp trong muôn vàn tình huống thực tế mà mỗi gia đình gặp phải. Mặc dù còn một vài điểm chưa thực sự đồng tình với tác giả nhưng đây là một cuốn sách nên đọc và đọc lại nhiều lần để thấm tư tưởng giáo dục. Cuốn sách phù hợp với các gia đình mong muốn tìm phương cách giáo dục con.

2 Không thể phủ nhận việc cuốn sách này giúp các bậc cha mẹ và thậm chí là cả con cái có thể tìm ra phương thức đúng đắn để tiếp nhận cuộc sống. Đây là cuốn sách giúp hướng dẫn cách giáo dục trẻ từ 7 tuổi trở lên. Đọc sách này mình thấy dễ hiểu, lời văn súc tích, không hoa mỹ, nội dung dễ tiếp nhận, vô cùng phù hợp với những người làm về giáo dục. Cũng giống như giáo dục Việt Nam, giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Trung Quốc gây cho trẻ áp lực rất lớn về điểm số. Hoàn thành khối lượng bài tập lớn là thước đo cho sự khổ luyện thành tài của trẻ. Cùng với trình độ hiểu biết và năng lực hạn chế của nhiều giáo viên và cha mẹ đã làm lệch lạc mục đích của học tập, biến học tập trở thành công việc cực khổ cho trẻ. Tác giả vừa là chuyên gia tâm lý vừa là người mẹ có kiến thức thực tế từ việc quan sát và giáo dục con gái trưởng thành. Trong khi giáo dục của nhà trường còn nhiều bất cập, tác giả đề cao việc giáo dục gia đình làm cốt lõi trong hình thành nhân cách của trẻ, cha mẹ có thể giúp con có ý thức tự giác, hiểu biết và hạnh phúc. Không thể nhớ hết những tình huống thực tế rất gần gũi mà tác giả đưa ra, nhưng với tinh thần đề cao sự thật, tôn trọng con trẻ, cha mẹ có thể tìm ra được cách ứng xử phù hợp trong muôn vàn tình huống thực tế mà mỗi gia đình gặp phải trong cuộc sống thường ngày.

3 Tôi ước gì tất cả những người mẹ và những người chuẩn bị làm mẹ đều đọc quyển sách này. Đây là quyển sách giáo dục mà tôi thấy hay nhất. Tôi đọc nó khi con tôi chỉ mới 7 tháng tuổi. Chính quyển sách này đã thay đổi cách giáo dục của tôi rất nhiều.

4 Rất nhiều vấn đề được đưa ra. Mình rất thích tiêu chí của cuốn sách “tận tâm nhưng không để lại dấu vết”. Một thông tin khá thú vị Doãn Kiến Lợi đưa ra là trẻ con rất dễ bị ám thị bởi lời người lớn nói, cái này mình thấy rất đúng khi đã đọc cả cuốn “Sức mạnh của tiềm thức”. Mình rất thích cách giáo dục con không để lại dấu vết như của tác giả Doãn Kiến Lợi: không ra mặt ép con làm việc gì mà con vẫn làm một cách vui vẻ. Phương pháp giáo dục của tác giả khá giống với phương pháp giáo dục của Montoseri, tức là để trẻ có thể tự do phát triển, có “bầu không khí” tự do để thở. Đọc xong cuốn sách này, tư tưởng giáo dục của mình đã thay đổi hẳn. Cuốn sách có dẫn chứng cụ thể, có sự đầu tư nghiên cứu, sưu tầm rất công phu. Người viết cũng rất có tâm, viết không phải để khoe mà viết bằng cái nhìn rất khách quan, nên rất thuyết phục người đọc. Hi vọng cuốn sách này sẽ đến được tay của nhiều bậc phụ huynh để con họ được hưởng một nền giáo dục gia đình tốt nhất.

5 Tôi muốn dành tặng quyển sách này cho người bạn sắp làm mẹ vì tôi thấy quyển sách rất hay. Cuốn sách thú vị với những câu chuyện thiết thực trong việc chăm sóc, dạy dỗ con. Trong khi giáo dục của nhà trường còn nhiều bất cập, tác giả đề cao việc giáo dục gia đình làm cốt lõi trong hình thành nhân cách của trẻ, cha mẹ có thể giúp con có ý thức tự giác, hiểu biết và hạnh phúc. Không thể nhớ hết những tình huống thực tế rất gần gũi mà tác giả đưa ra, nhưng với tinh thần đề cao sự thật, tôn trọng con trẻ, cha mẹ có thể tìm ra được cách ứng xử phù hợp trong muôn vàn tình huống thực tế mà mỗi gia đình gặp phải. Quyển sách hay đọc dễ hiểu, tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể giúp các mẹ có thể áp dụng vào thực tiễn.

Review sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

*

Review sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

Đây là cuốn sách được nhiều bạn đọc ở Việt Nam yêu thích.

Cuốn sách đã bàn về những vấn đề nóng bỏng nhất của giáo dục và gợi ra những hướng đi mới trong giáo dục gia đình. Những cha mẹ nào đang lo lắng việc học của con ở trường càng nên đọc cuốn này.

Khi còn đang du học ở Nhật Bản, qua báo chí và mạng xã hội tôi đã biết đến cuốn sách “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” của tác giả Doãn Kiến Lợi.

Bạn bè khi đó cũng hỏi tôi: “Cậu đã đọc cuốn sách này chưa? Đọc đi nhé!”.

Tôi muốn đọc nhưng rồi công việc cuốn đi nên bỏ quên cuốn sách. Tuy nhiên cái tựa sách đã hằn sâu vào đầu tôi, tạo ra một sự ám ảnh. Chưa cần đọc nội dung cuốn sách cũng thấy, người chọn cái tựa cho cuốn sách có độ nhạy cảm rất cao trước tâm tình của độc giả cũng như có sự hiểu biết sâu rộng và nhãn quan sắc bén đối với giáo dục trường học của Trung Quốc đương đại.

Về sau, khi đọc cuốn sách, tôi mới biết cái tựa sách “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” xuất phát từ ý tưởng của biên tập viên và cũng là kết quả của sự tranh luận, thảo luận giữa tác giả và biên tập viên cuốn sách này.

Gần đây, sau khi đã có kha khá trải nghiệm nuôi hai con nhỏ, tôi đã chạm tay đến cuốn sách này. Tôi đã đọc cuốn sách dày gần 600 trang ấy trong vài ngày.

Cuốn sách đã dẫn tôi tới những cảm xúc khác nhau và gợi cho tôi rất nhiều liên tưởng, so sánh thú vị với giáo dục Việt Nam. Thật sự đây là một cuốn sách tham khảo hữu ích cho các nhà giáo dục và bạn đọc phổ thông ở Việt Nam trong thời đại “cải cách giáo dục”.

Xem thêm: Ảnh Nóng Ngân 98 Đi Diễn Trong Trang Phục Phản Cảm Biểu Diễn

Bằng con mắt của một nhà văn, một giáo viên, một học giả và cũng là một người mẹ, Doãn Kiến Lợi thông qua việc kể lại các câu chuyện về việc nuôi dạy cô con gái Viên Viên của mình, đã chỉ ra và phân tích rõ những vấn đề nhức nhối trong giáo dục gia đình, giáo dục trường học ở Trung Quốc và gợi ý về những con đường khả dĩ có thể dẫn người ta thoát ra khỏi tình trạng đó. Một trong những lối thoát cơ bản nhất mà Doãn Kiến Lợi muốn nhấn mạnh là hãy tự tay nuôi dạy con mình thành người mà mình mơ ước thay vì phó mặc cho giáo dục trường học.

Xuyên suốt cuốn sách chúng ta sẽ thấy trong quá trình nuôi dạy Viên Viên bà đã nhiều lần “va đập” với hệ thống giáo dục trường học cứng nhắc và lạc hậu. Thay vì phó mặc hay chỉ thở than, bà đã cố gắng hợp tác với giáo viên trong phạm vi có thể, khi không thể hợp tác bà lặng lẽ bên con để hỗ trợ con vượt qua hoàn cảnh.Tuy nhiên, dạy con, nhất là dạy con để bù đắp lại những thiếu hụt của giáo dục trường học hoặc uốn nắn những lệch lạc của nó không phải là điều dễ.

Để làm được điều đó, cần phải hiểu về giáo dục và hiểu về trẻ em. Chính vì thế bà đã vừa nuôi con vừa học làm mẹ một cách vô cùng nghiêm túc. Cuốn sách này có thể coi là kết quả học tập, nghiên cứu và trải nghiệm của bà. Nội dung mà cuốn sách đề cập rất rộng và phong phú nhưng trong tư cách vừa là người nghiên cứu về giáo dục vừa là một ông bố có hai đứa con nhỏ, tôi quan tâm và cảm thấy thú vị nhất ở hai điểm.

Thứ nhất, cuốn sách nhấn mạnh chuyện bố mẹ cần thấu hiểu con và đừng bao giờ nghĩ “trẻ nhỏ không biết gì”.

Quan điểm này rất phổ biến trong giới giáo dục hiện đại và đã được giới khoa học thừa nhận từ lâu. Tuy nhiên, trên thực tế ở những nước nơi mà ý thức hệ và các tập quán trong xã hội cổ truyền còn mạnh, không nhiều phụ huynh hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của nó. Đại đa số sẽ coi trẻ em là một thực thể non nớt, cần phải phục tùng tuyệt đối. Ở một thái cực khác sẽ lại có vô số người coi trẻ em là một “tờ giấy trắng” ở đó người lớn “muốn vẽ gì thì vẽ” và “vẽ thế nào thì nên thế”. Dưới ảnh hưởng của quan niệm đó những cá tính, thiên hướng, sự phong phú tự nhiên của trẻ em luôn bị bỏ qua hoặc bị ức chế. Hậu quả là trẻ em đã không có được môi trường thuận lợi nhất để phát triển và “không được là mình”.

Chính vì xuất phát từ quan niệm coi trẻ em là một thực thể có cá tính riêng, có thế giới tinh thần phong phú và không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, bà đã lưu ý các phụ huynh cần phải tôn trọng con tối đa trong phạm vi có thể và phải luôn chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày. Chẳng hạn như bà luôn giải thích cho Viên Viên về cảm giác đau khi phải tiêm, thay vì đánh lừa hoặc nói dối con gái rằng nó “không đau”. Đối thoại trở thành chìa khóa trong giao tiếp giữa bà và con. Khi con gặp khó khăn trong học tập hay cuộc sống thay vì can thiệp thô bạo bằng cách tra hỏi hay đọc trộm nhật kí bà đã kiên trì đối thoại để tạo ra mối quan hệ tin tưởng để rồi chính con gái nói ra những điều “bí mật” và khổ đau đang chất chứa trong lòng.

Bà cũng cực lực phản đối kiểu giáo dục “đổ lỗi” và”trả thù” vốn rất thịnh hành giữa các bà mẹ Trung Quốc. Đó là khi trẻ em vui chơi bất cẩn va vào đồ vật nào đó hay sẩy chân ngã các bà mẹ thường chạy tới dỗ dành con và “đánh chừa” những vật con vừa va vào hay mặt đất nơi ngã xuống. Từ góc độ lý luận bà cho rằng cách làm như vậy sẽ khiến trẻ có thói quen đổ lỗi và trả thù. Trong trường hợp đó, thay vì “đánh chừa” bà đã “xoa chỗ đau” của chiếc ghế mà con gái Viên Viên vừa va vào đồng thời giải thích cho con lần sau phải cẩn thận hơn. Cách làm và những phân tích của bà ở trường hợp này chắc chắn sẽ gợi lên trong lòng độc giả Việt Nam những liên tưởng nhiều tầng bậc.

Ở một khía cạnh khác, bà cũng rất phản đối chuyện đem trẻ con ra làm đối tượng để trêu đùa phản cảm. Trong cuốn sách bà đã dẫn ra trường hợp cô con gái Viên Viên bị đồng nghiệp của bố trêu đùa và chịu tác động tâm lý nặng nề. Bình luận về vấn đề này, bà viết: “Người lớn cảm thấy những trò này rất thú vị, tưởng rằng chỉ là trêu cho trẻ cuống lên một lúc, khóc một lát, cười xong là hết chuyện. Thực ra những hành vi này sẽ gây tổn thương cho trẻ về mặt tâm lý. Đối với trẻ, những trò đùa này không hề thú vị mà chỉ khiến trẻ cảm thấy bất an và không được tôn trọng, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi trong quan hệ xã giao và không tin tưởng vào người khác”.Với tôi, những lời phân tích của bà rất chí lí và nó cũng khiến cho tôi để ý hơn đến những sự trêu đùa của người lớn xung quanh đối với hai đứa con mình.

Thứ hai, trong cuốn sách tác giả Doãn Kiến Lợi đã trình bày rất sinh động về cách học trong thời đại mới.

Ở những nước có chiều dài lịch sử khoa cử như Việt Nam và Trung Quốc, quan niệm của phụ huynh và giáo viên về việc học dễ rơi vào trạng thái cực đoan và lệch lạc. Rất nhiều người sẽ quan niệm việc học là chỉ việc người học ngồi vào bàn làm bài tập, giải các bộ đề hay đọc sách giáo khoa. Những học sinh chăm học là những học sinh chăm chỉ làm các công việc đó hàng ngày ở trường và ở nhà để giành lấy điểm số cao nhất trong các bài thi và bài kiểm tra.

Trong cuốn sách, Doãn Kiến lợi đã cho người đọc thấy cách thức bà hướng dẫn con học theo quan điểm rộng mở và hiện đại. Theo đó, việc học có thể diễn ra ở bất cứ đâu. Nó có thể diễn ra ngoài phố, ở nhà ông bà, trên tàu xe… Việc học cũng không đơn giản chỉ là ngồi vào bàn giải bài tập, đọc sách giáo khoa hay là nghe giảng và ghi chép bài giảng. Nó còn là các hoạt động quan sát, trải nghiệm cuộc sống, suy nghĩ và thể hiện suy nghĩ bằng ngôn ngữ của bản thân. Đặc biệt, việc học phải được thể hiện và tiến hành thông qua đọc sách. Trong cuốn sách của mình bà đã dành một dung lượng khá lớn để nói về việc đọc sách mà phần lớn trong đó là các trải nghiệm thực tế của bà và Viên Viên.

Bà khẳng định tác dụng to lớn của việc đọc sách đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em và chứng minh rằng điều này không hề mâu thuẫn với thành thích học tập ở trường như nhiều phụ huynh khác nghĩ. Bằng quan sát và các câu chuyện cụ thể bà cho độc giả thấy những đứa trẻ ít đọc sách ngoài giờ, chỉ chăm chăm đọc sách giáo khoa và làm bài tập thì có thể học tốt ở giai đoạn tiểu học nhưng sau đó sẽ sút kém dần.

Vì thế, đối với Viên Viên cho dù là khi mới vào tiểu học hay khi đang gấp rút chuẩn bị cho kì thi đại học, bà đều chú ý tới việc đọc sách của con. Bà đã đọc cho Viên Viên nghe và cho Viên Viên đọc vô vàn các cuốn sách rất phong phú từ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, tiểu thuyết của Quỳnh Dao cho đến các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và thế giới thậm chí là cả thơ Đường.

Thật thú vị là khi dẫn ra câu chuyện để chứng minh cho việc đọc thi ca cổ điển có tác dụng tốt cho sự phát triển trí tuệ, bà đã kể câu chuyện về nhà khoa học Dương Chấn Ninh, người từng đoạt giải nobel. Cho dù sớm bộc lộ năng khiếu toán học, ngay từ nhỏ bố Dương Chấn Ninh, một giáo sư toán học, đã yêu cầu con bỏ vài năm học về văn học cổ điển của Trung Quốc thay vì tập trung hoàn toàn vào toán. Về sau, chính Dương Chấn Ninh cho rằng ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung Quốc đối với ông rất lớn. Câu chuyện mà bà dẫn ra làm tôi nhớ đến hai tác giả Nhật Bản có những tác phẩm đang “ăn khách” là Fujiwara Masahiko và Bando Mariko. Giáo sư Fujiwara Masahiko trong tác phẩm “Phẩm cách quốc gia” cũng viết rằng văn chương cổ điển có vai trò rất quan trọng đối với các nhà khoa học đặc biệt là toán học vì nó đem lại cảm xúc mĩ học. Trong cuốn sách của mình ông cũng kể lại câu chuyện về một giáo sư toán học người Nhật sau khi du học ở phương Tây về đã dành vài năm đầu tiên để nghiên cứu thơ Haiku của Basho. Vài năm sau ông mới bắt tay vào nghiên cứu toán học và công bố hàng loạt công trình có giá trị. Tương tự, bà Bando Mariko, một người phụ nữ rất thành công ở cả phương diện nghề nghiệp và giáo dục gia đình trong các tác phẩm của mình như “Phẩm cách cha mẹ”, “Phẩm cách phụ nữ” cũng đánh giá rất cao vai trò của tác phẩm văn học cổ điển và bản thân bà cũng luôn đọc các tác phẩm thơ ca cổ điển của Nhật Bản cho hai cô con gái nghe hồi còn nhỏ.

Không chỉ phân tích những tác dụng ưu tú của việc đọc sách đối với sự phát triển của trẻ em, bằng các lập luận thuyết phục, tác giả Doãn Kiến Lợi còn chỉ ra cho bạn đọc thấy tác hại của việc trẻ em không đọc sách gì ngoài sách giáo khoa: “Người không đọc sách là người mông muội, một gia đình không đọc sách là một gia đình vô vị, một dân tộc không đọc sách là một dân tộc nông cạn”. Đây không phải là một câu nói vu vơ và hồ đồ. Đấy là lời tâm huyết gan ruột của một nhà giáo đã một thời gian dài phụng sự giáo dục trường học, một người mẹ đã giáo dục con nên người và cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc của một nhà nghiên cứu đã nhìn ra hiện trạng đáng buồn của giáo dục nước nhà.

Cho dù là một cuốn sách xếp vào thể loại “sách nuôi dạy con”, “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” cũng cung cấp cho bạn đọc Việt Nam rất nhiều thông tin có tính chất tư liệu quý và thú vị về giáo dục trường học đương đại của Trung Quốc. Nếu đọc nó bằng tư duy phê phán bạn đọc sẽ có thêm rất nhiều thông tin hữu ích để suy ngẫm về giáo dục và cải cách giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa.

Thế mạnh của tác giả Doãn Kiến Lợi là nhìn mọi thứ trong vai trò “song trùng”-vừa là giáo viên vừa là phụ huynh. Bởi thế trong cuốn sách bà đã rất thành công với lối viết hòa trộn giữa lý luận và thực tiễn. Sau những ví dụ về việc nuôi dạy Viên Viên hay các vấn đề giáo dục mà bà và con đã phải đối mặt, bà đều dẫn ra các công trình nghiên cứu, các phân tích của các học giả có uy tín trên thế giới và Trung Quốc để độc giả có cái nhìn đa chiều và thực chứng.

Xem thêm: Top 250 Đề Thi Học Sinh Giỏi Tiếng Anh Lớp 11 Năm 2020, Đề Thi Hsg Tiếng Anh 11

“Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” xứng đáng là cuốn sách để các bậc phụ huynh Việt Nam tìm đọc vì tính vấn đề mà nó nêu ra cũng như những thông tin cụ thể mà nó cung cấp. Đọc cuốn sách này, chúng ta, những độc giả Việt Nam cũng sẽ hiểu hơn về những người trí thức cấp tiến có tinh thần khai phóng, nhân văn như bà Doãn Kiến Lợi, những người đang nỗ lực tạo ra những con người biết trân trọng những giá trị phổ quát và hướng tới thế giới hòa bình.

Mua sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt” khoảng 92.000đ đến 118.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *