Hiện tượng sinh viên ra trường không có việc làm hay đi làm trái ngành là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nay ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2017 thì có 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Vậy nguyên nhân thất nghiệp là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết “Top 10 nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên”
Hiện cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta. (Trích lời: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đang xem: Nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên mới ra trường
Trong các trường đại học còn đạo tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Chính việc đào tạo thiếu tập trung, chuyên môn dẫn đến sinh viên có số lượng nhưng thiếu chất lượng. Số lượng sinh viên hằng năm ra trường quá lớn so với số lượng tuyển dụng của doanh nghiệp.
Để tránh vấn đề này nhà trường cần tạo sân sinh hoạt nhiều hơn cho sinh viên, tạo những buổi giao lưu, tham quan doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập sớm. Còn sinh viên nên chủ động tham gia các hoạt động của trường, đi làm thêm và tham gia những câu lạc bộ cộng đồng để phát triển bản thân.
Theo TS.Trịnh Văn Tùng, Giảng viên chính Trường ĐHKHXH-NV (ĐHQGHN) phát biểu năm 2012: một thực tế hiện nay là sinh viên chưa được hướng nghiệp một cách bài bản mà chỉ hướng đến những ngành học vừa sức để đỗ và lấy được bằng ĐH.
Thiếu kỹ năng mềmĐây là một vấn đề nhức nhối của không biết bao nhiêu thế hệ Việt Nam. Chắc hẳn nguồn gốc của vấn đề là bắt đầu lúc chúng ta ở ngưỡng cửa bước vào các trường đại học. Có bạn nào nằm ở ranh giới chọn ngành mình thích, trường mình thích hay do gia đình quyết định? Có bạn nào mơ hồ về ngành nghề mình sẽ làm như thế nào hay chỉ chọn trường danh tiếng, ngành học đang được chuộng? Có biết bao sinh viên hâm hở bước vào trường đại học danh tiếng và rồi ngỡ ngàng bước ra với câu hỏi mình sẽ làm gì đây? Hay những ai đi làm được một năm và vỡ òa không thể gắn bó với ngành hiện tại? Để giải quyết vấn đề này, các bạn đang chuẩn bị thi tuyển và gia đình cần nghiêm túc nhìn nhận trường đại học chỉ là nơi đào tạo và cái đích cuối cùng là công việc sau này. Chúng ta cần xem xét chúng ta thích gì, điểm mạnh của chúng ta ở đâu và tham khảo về ngành nghề mình hướng đến rõ ràng từ ban đầu.
Xem thêm: Thông Báo Điểm Sàn Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2019, Điểm Chuẩn Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2020
Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt nhưng thực trạng sinh viên Việt Nam hầu như thiếu đến 80-90% kỹ năng mềm. Nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc thì nguyên nhân là do cả phía nhà trường và cả sinh viên. Nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên tự lập, hoạt động nhiều hơn để va chạm và tự xử lý vấn đề, không quá chú trọng vào điểm số, thành tích. Sinh viên nên tự hiểu tầm quan trọng của những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự học hỏi, kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng cơ bản cần thiết, sau đó phát triển lên những kỹ năng cao hơn như kỹ năng đàm phán, lãnh đạo hay thiết kế và quản lý chiến lược.
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, phổ biến và thông dụng trên toàn thế giới. Thời đại phát triển, Việt Nam có nền kinh tế mở, các công ty từ nhiều quốc gia ồ ạt đầu tư vào nước ta. Chính vì thế tiếng anh càng trở nên thông dụng và trở thành ngôn ngữ giao tiếp cơ bản mà ngay cả khi đi làm phụ vụ hay bán hàng ở trung tâm thành phố bạn cũng cần phải có trình độ tiếng anh giao tiếp cơ bản.
Tuy nhiên đáng buồn là dù học tiếng anh từ năm lớp 6, học đại học có đủ thứ bằng tiếng Anh nhưng bạn lại không thể giao tiếp. Chính điều này đã ngăn cản bạn bước vào những công ty nước ngoài hay tập đoàn quốc gia cho dù trình độ chuyên môn của bạn cực tốt.
Xem thêm: Báo Chí Nước Ngoài Nói Về U23 Việt Nam, Báo Chí Nói Về U23 Việt Nam
Dù ở trong bất kỳ ngành nghề, địa phương nào chúng ta cần thừa nhận rằng quan hệ và tiền tệ luôn là tiền đề căn bản. Chính vì nguyên nhân này không ít gia đình đã phải chạy đôn chạy đáo để con mình có công việc ổn định khi rời đại học. Sự thiệt thòi không hẳn chỉ ở người xin việc mà còn ở chính doanh nghiệp vì không chọn nhân viên dựa trên năng lực thực sự của họ.