Lịch sử 70 năm của ĐCSTQ được viết bằng máu và những lời dối trá. Nhiều người không hiểu tại sao ĐCSTQ lại giết người. Trên bề mặt, có vẻ như ĐCSTQ “bắt buộc phải giết” và rằng nhiều sự kiện đã tình cờ châm ngòi nổ cho cỗ máy giết người của ĐCSTQ. Thực chất, mục đích thích chém giết của ĐCSTQ là để tạo ra khủng bố tối đa nhằm đe dọa người dân và buộc họ vì sợ hãi mà chấp nhận quyền thống trị tuyệt đối của nó. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đẫm máu này vừa vô cùng bi đát vừa được ít người biết đến…Xem lại Kỳ 1: Hồng Kông – nạn nhân mới trong “trò chơi” giết người của ĐCSTQ

*

Nhân chứng

Khi cuốn sách The enemy within (Kẻ thù bên trong) của tác giả Raymond J. De Jaegher ra mắt vào năm 1952, nó đã gây ra một cơn chấn động toàn cầu, và ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Hoover đã bình luận rằng cuốn sách đã vạch trần bản chất khủng bố của các phong trào cộng sản.The enemy within (Kẻ thù bên trong) của tác giả Raymond J. De JaegherRaymond deJaegher (1905-1980) là một linh mục Công giáo người Bỉ đã từng có nhiều năm ở Trung Quốc. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ châu Âu, nói đọc và viết bằng tiếng Trung thành thạo và rất gần gũi với người dân địa phương. Ông luôn lắng nghe những vấn đề của bạn và thường đưa ra những lời khuyên xác đáng. Năm 1952, ông ra mắt cuốn sách The enemy within, trong đó ông kể tường tận trải nghiệm 22 năm tại Trung Quốc khi phải chứng kiến những vụ thảm sát đẫm máu của ĐCSTQ đối với người dân của chính họ.

Đang xem: Những kẻ giết người man rợ nhất thế giới

*

Raymond deJaegher (1905-1980) là một linh mục Công giáo người Bỉ đã từng nhiều năm ở Trung Quốc.Trong cuốn sách, ông đã kể lại một câu chuyện bi thảm khi các quan chức ĐCSTQ yêu cầu tất cả dân làng phải tập trung ra một khu đất trống trong một ngôi làng trước khi giáo viên dẫn bọn trẻ cũng tới đó. Mục đích của việc tập trung là để mọi người chứng kiến việc hành quyết 13 thanh niên yêu nước. Sau khi thông báo các tội danh được bịa đặt ra để chống lại các nạn nhân, ĐCSTQ ra lệnh cho giáo viên bắt nhịp cho các em nhỏ hát các bài hát yêu nước.Đao phủ là một tên lính ĐCSTQ còn trẻ tuổi đi đến đằng sau nạn nhân đầu tiên, nhanh gọn chém đứt cổ nạn nhân bằng thanh mã tấu sắc ngọt và cái đầu của nạn nhân thứ nhất rơi xuống. Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó, tiếng hát của những đứa trẻ biến thành tiếng gào khóc hoảng loạn. Giáo viên vẫn bắt nhịp và cố giữ cho học trò tiếp tục hát; cái chuông của cô vẫn tiếp tục rung lên trong nỗi kinh hoàng.Và cứ như thế, 12 vụ hành quyết nữa được thực hiện ngay trước mặt bọn trẻ. Chưa dừng tại đó, những tên lính cộng sản Trung Quốc còn mổ tung lồng ngực của nạn nhân và moi tim họ trong một “nghi thức” rùng rợn. Những đứa trẻ mặt tái xanh run rẩy, một số thì bắt đầu nôn ọe trong khi cô giáo hướng dẫn lũ trẻ xếp thành hàng để quay trở về trường.

*

Cảnh ĐCSTQ hành quyết các nạn nhân trong lịch sử.Sau đó, cha De Jaegher nhiều lần thấy bọn trẻ lại bị buộc phải chứng kiến các vụ hành quyết giết người. Rồi mặc nhiên, những đứa trẻ trở nên quen dần với những cảnh đẫm máu và tỏ ra vô cảm trước cái chết, một số thậm chí bắt đầu cảm thấy phấn khích.Không những vậy, vị linh mục này còn chứng kiến ​​những vụ giết chóc và những hình thức tra tấn tàn khốc dưới bàn tay của lính cộng sản Trung Quốc, trong đó có hình thức tra tấn buộc nạn nhân phải nuốt một lượng muối lớn mà không cho uống nước; lột bỏ quần áo của nạn nhân và bắt họ phải lăn trên các mảnh thủy tinh vỡ; hoặc khoét một hố sâu trên mặt sông đóng băng và ném nạn nhân vào đó.Cha De Jaegher cũng từng chứng kiến một nạn nhân bị ném vào thùng nước sôi khổng lồ ở tỉnh Sơn Tây. Và tại Bình Sơn, vị linh mục này cũng tận mắt thấy một người cha bị các đảng viên ĐCSTQ lột da khi nạn nhân còn sống, và chúng còn buộc người con trai phải chứng kiến và “buộc” phải tham gia vào màn tra tấn.Những kẻ giết người đã đổ giấm và axit lên cơ thể của người cha từ phía sau, từ từ lên đến vai và chẳng mấy chốc toàn bộ lớp da trên cơ thể của ông bị bong ra, chỉ còn lại phần da đầu. Người con đã phải chứng kiến cái chết thảm đến với người cha của mình chỉ trong vòng có vài phút.Có một ý thức hệ hỗ trợ và các yêu cầu thực tiễn nằm sau sự thích chém giết của ĐCSTQ. Mao Trạch Đông đã tóm tắt mục đích của Cách mạng Văn hóa như sau, “…sau thời đại hỗn mang, thế giới sẽ có hòa bình, nhưng cứ khoảng 7 – 8 năm, sự hỗn loạn lại cần phải xảy ra.”. Hiểu theo cách nói của Mao là nên có một cuộc cách mạng về chính trị khoảng 7 – 8 năm một lần và cần phải giết chết một số người nào đó khoảng 7 – 8 năm một lần.Thực tế là, những sự kiện này đã được dùng để ngụy trang cho nhu cầu giết chóc của Đảng, và ĐCSTQ cần phải giết chóc theo định kỳ. Việc giết chóc 7 – 8 năm một lần là để gợi nhớ lại sự khủng bố trong tâm trí của người dân và có thể cảnh cáo thế hệ kế tiếp: Bất cứ ai chống lại ĐCSTQ, muốn thách thức quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ, hoặc cố nói ra sự thật về lịch sử Trung Quốc, sẽ phải nếm mùi “quả đấm sắt của chế độ chuyên chính vô sản”.Cổ nhân có câu: “Nhân mệnh quan Thiên (Mệnh người có liên quan đến Trời)”, “Cứu một mạng người hơn xây bảy tầng tháp”. ĐCSTQ không những tà ác giết người, mà còn bắt mọi người phải chứng kiến cái chết đó, khiến nhiều người trở nên lãnh cảm, không những thấy chết mà không cứu, lại còn thêm dầu vào lửa, thậm chí coi giết người làm vui. Chỉ cần ĐCSTQ bảo làm gì thì liền làm nấy, cho rằng đó là cần thiết cho Đảng tính, là cần thiết cho chính sách của Đảng… Đó chính là hình thức cải tạo tư tưởng hay còn gọi là “tẩy não” người dân.

ĐCSTQ giết người nhằm tạo ra khủng bố tâm lý

Trong phong trào cách mạng nào cũng vậy, ĐCSTQ đều sử dụng chiến lược diệt chủng. Thực tế, những cuộc đấu tranh chính trị liên miên do ĐCSTQ phát động đã hình thành tư tưởng đấu tranh không ngừng mạnh lên trong đầu người dân. Có thời điểm người người Trung Quốc đều coi việc giết chóc trở nên bình thường. Trường học, bệnh viện, nhà máy… và mọi huyện lỵ thành thị trên khắp Trung Quốc đều trở thành “chiến trường” như những gì mà Mao từng gọi là “tất cả cùng nội chiến”...Bởi vì mục đích của chém giết là để tạo ra khủng bố tối đa, ĐCSTQ đã lựa chọn các mục tiêu để hủy diệt một cách tùy tiện và bừa bãi. Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã viết “Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động và đối với các hoạt động phản động của các giai cấp phản động.” Nói cách khác, ngay cả trước khi ĐCSTQ chiếm được Bắc Kinh, nó đã quyết định trong đầu là sẽ hành động tàn bạo dưới cách nói khéo là “chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân”.Ngay sau ĐCSTQ giành được quyền lực vào năm 1949, nó đã dấy lên phong trào “trấn áp các phần tử phản động”. Nếu ai đã gia nhập và phục vụ trong quân đội của Quốc Dân Đảng, dù không liên quan đến chính trị sau khi ĐCSTQ giành được quyền lực, nhưng vẫn sẽ bị giết chết vì “lịch sử phản động” của mình. Mao Trạch Đông thậm chí còn đề xuất: “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân…, ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.”. “Quy định của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động” công bố năm 1951 thậm chí còn nói rằng những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.ĐCSTQ cũng giết chết những người sở hữu đất đai (địa chủ) trong phong trào Cải cách ruộng đất để giải quyết vấn đề về các mối quan hệ sản xuất ở nông thôn, số người chết lên tới 5 triệu người. Khẩu hiệu phổ biến thời điểm này là: “Làng nào cũng đổ máu, nhà nào cũng đánh nhau,” cho thấy rằng làng nào có những người sở hữu đất đai (địa chủ) thì đều bị giết.

*

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ này là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) hoặc những người nông dân giàu có. Người dân sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. ĐCSTQ gài người lẫn trong đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và thế là nạn nhân đã bị xử tử ngay tại chỗ.ĐCSTQ giết hại các nhà tư sản để đạt mục đích ăn cướp tài sản và tiền bạc của họ, cũng như giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở thành thị. Số người “tự sát”, “mất tích” và tử hình lên tới 4 triệu người.Không một nhà tư sản nào có thể trốn thoát trong “Chiến dịch Ngũ Phản”. Họ bị yêu cầu phải đóng thuế mà họ “đã trốn” từ tận thời Quang Tự (1875-1908), từ thời nhà Thanh (1644-1911) khi thị trường thương mại Thượng Hải mới bắt đầu được thành lập. Các nhà tư sản không thể có cách nào trả được những thứ “thuế” này, ngay cả khi gán hết tài sản. Tự vẫn là phương thức được lựa chọn duy nhất mà ĐCSTQ dồn họ đến chân tường, nhưng họ cũng không dám nhảy xuống sông tự vẫn vì nếu xác của họ mà không được tìm thấy, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ là chạy trốn sang Hồng Kông, và họ hàng thân thích sẽ phải chịu liên đới. Do đó họ buộc phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng chứng về cái chết của họ.Mao Trạch Đông thực hiện kế hoạch “Đại nhảy vọt”, cưỡng chế tập thể hóa nông nghiệp và chế độ nhà ăn tập thể khiến 45 triệu người chết đói. ĐCSTQ còn ra lệnh cho dân quân chặn mọi ngả đường không cho các nạn nhân chạy thoát khỏi các khu vực có nạn đói. Khi các nông dân bị đói quá phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ đã ra lệnh bắn vào đám đông để trấn áp việc cướp thóc gạo và dán nhãn cho những người bị chết là các phần tử phản cách mạng. Dưới thời ĐCSTQ, mọi người đã buộc phải ăn thịt cả những người bị chết, ăn thịt những người chạy trốn đến từ những khu vực khác, và thậm chí đã phải giết chết và ăn thịt con cái của chính mình.

Xem thêm: Lộ Clip Ghi Lại Cảnh Người Phụ Nữ Thoải Mái Để Cho Con Chạm Vào

*

Trong khi người dân chết đói vì Đại Nhảy vọt thì bữa ăn của Mao Trạch Đông vẫn đầy đủ sơn hào hải vị.Các cuộc tàn sát trên diện rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã thiết lập được quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ về chính trị và văn hóa đã làm 15 triệu người thiệt mạng. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất và việc chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, dẫn đến việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.

*

Cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng trả lời phỏng vấn: “Số người chết thật sự trong Cách mạng Văn hóa e rằng là con số thiên văn, mãi mãi không thể tính ra được”.

*

Hồng vệ binh đang tròng một tấm bảng vào cổ một “phần tử đen) vào năm 1966Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được dùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị và đè bẹp sự đòi hỏi dân chủ khiến hàng ngàn sinh viên, học sinh bị chết thảm khốc dưới bánh xích xe tăng và súng cối.Chiến dịch đàn áp tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo và môn tu luyện Pháp Luân Công nhằm giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng đã khiến hàng triệu người chết thảm trong các trại giam, trại lao động cưỡng bức, các nhà tù và các bệnh viện tâm thần.

*

Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp.Ngày nay ĐCSTQ có xu hướng chém giết ít hơn nhiều so với trong quá khứ. Điều này được lý giải bởi hai lý do: Thứ nhất, sau bao chiến dịch đẫm máu, ĐCSTQ đã thành công trong việc “tẩy não” người dân khiến họ trở nên phục tùng tuyệt đối. Thứ hai, nền kinh tế của ĐCSTQ vốn phụ thuộc chủ yếu vào dòng vốn của nước ngoài để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, nên ĐCSTQ hiểu rằng việc chém giết công khai sẽ dễ bị cộng đồng quốc tế trừng phạt, và nguy hiểm cho chế độ độc tài của nó.

*

Ngày nay, ĐCSTQ “âm thầm” tra tấn, giết hại và “thu hoạch” nội tạng sống của các học viên Pháp Luân CôngDù vậy, đằng sau “hậu trường”, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ việc chém giết. ĐCSTQ ngày nay vẫn không từ một nỗ lực nào nhằm che giấu các bằng chứng vấy máu. Cuộc biểu tình đòi hủy bỏ Luật Dẫn độ, đòi quyền tự do và dân chủ cho Hồng Kong đã khiến miền đất tự do, vốn có nền pháp trị minh bạch đã phải chứng kiến sự tàn bạo của cảnh sát – từng được coi là cảnh sát tốt nhất châu Á và xuất hiện nhiều “cái chết bất thường” nhất sau khi ĐCSTQ thao túng chính trường Hồng Kông.Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa dân số Trung Quốc và ước tính 80 triệu người đã bị chết bất thường. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới cộng lại.Hầu như tất cả các chiến dịch chính trị đã qua đều được dùng để làm sống lại bóng ma tà ác của ĐCSTQ và kích động tham vọng cách mạng của nó. ĐCSTQ cũng đã sử dụng những phong trào chính trị này để “thử lòng” các đảng viên ĐCSTQ và vốn bản chất là lưu manh tà ác, tính Đảng mạnh mẽ của nó cũng khiến giới chóp bu tiêu diệt cả những người “đồng chí” nhưng không “đồng quan điểm” với Đảng.

Giết hại cả những người “đồng chí” của mình

Cũng như ở những nước cộng sản khác, việc chém giết tùy tiện của ĐCSTQ cũng bao gồm cả việc giết hại tàn bạo những đảng viên cộng sản. Vì ĐCSTQ hợp nhất các đảng viên của nó dựa trên cơ sở “Đảng tính” thay vì dựa trên đạo đức và công lý, nên sự trung thành của các đảng viên, đặc biệt là các quan chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất là một vấn đề trọng tâm.Việc đấu đá trong nội bộ của các Đảng Cộng sản là điều ai cũng biết. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX trong hai nhiệm kỳ đầu, ngoại trừ Lê-nin và Xta-lin chết vì bệnh, tất cả đều đã bị tử hình hoặc tự tử. Ba trong số năm nguyên soái Liên Xô bị tử hình, ba trong số năm tổng tư lệnh bị tử hình, tất cả 10 phó tổng tư lệnh quân đội bị tử hình, 57 trong số 85 tư lệnh quân đoàn đã bị tử hình, và 110 trong số 195 tư lệnh sư đoàn cũng bị hành hình.ĐCSTQ có chủ trương “đấu tranh tàn bạo và tấn công tàn nhẫn”, đã tiến hành một chiến dịch “chỉnh đốn” tiêu diệt Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch, Hồ Phong, và Bành Đức Hoài. Trong Cách mạng Văn hóa, gần như tất cả các đảng viên cao cấp của Đảng đã bị tiêu diệt.Lưu Thiếu Kỳ, cựu Chủ tịch nước từng là nhân vật số 2 của ĐCSTQ đã phải chết bi thảm dưới bàn tay của các “đồng chí” của mình. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ, Uông Đông Hưng – vệ sỹ trưởng của Mao Trạch Đông đem đến cho Lưu Thiếu Kỳ món quà sinh nhật là một chiếc đài, trong đó có bản thu âm bản Báo cáo chính thức của Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của BCH TƯ khóa 12: “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng và tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và các kẻ tòng phạm của hắn về các tội phản bội và làm phản.”

*

Giết người diệt khẩu

*
*

Khối bê tông trong vụ án được đặt ngay trong nhà ở vị trí dễ thấySáng ngày 16/5 sau khi kiểm tra khối hình trụ thì phát hiện thêm một xác chết nữa. Vào khoảng 10h -12h tối 17/5, báo chí đồng loạt đăng tin truy tìm 2 người phụ nữ liên quan tới vụ bê tông. Chỉ khoảng 2 tiếng sau, tức là 0h30 sáng 18/5, nhóm phụ nữ đã bị bắt tại khách sạn Tiamo Phú Thịnh , TX Thủ Dầu Một, Bình Dương (cách nơi xảy ra vụ án 50 km ). Và ngay trưa 18/5, đã có lời khai ban đầu của nghi phạm khai giết người do mâu thuẫn trong sinh hoạt. Ngày 19/5 các nghi phạm khai rằng mâu thuẫn do tu luyện Pháp Luân Công dẫn đến hành vi giết người đổ bê tông.

*

Công an khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong vụ án tại Bình Dương. (Ảnh: baobinhduong.vn)Có điều vụ án đã bộc lộ nhiều điểm bất nhất. Ngày 18/5, các kênh truyền thông đồng loạt đăng tin 4 nghi phạm trong vụ án bị Công an tỉnh Bình Dương bắt ngay trước cổng khu dân cư Tiamo Phú Thịnh (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) khi đang trên đường bỏ trốn gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi), Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi), Lê Phú Hạnh (54 tuổi) và Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi). Tên và ảnh của bà Lê Phú Hạnh nằm trong danh sách 4 nghi phạm bị bắt, nhưng sự thật là thời điểm ấy bà Lê Phú Hạnh đang ở nhà và không hề biết vụ án mạng. Sau đó, ngày 22/5 báo chí đã “âm thầm” đổi tên nghi phạm bị bắt từ bà Lê Phú Hạnh sang Nguyễn Ngọc Tâm Huyên mà không hề đính chính hay xin lỗi bà Lê Phú Hạnh.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, Điểm Chuẩn Đh Sư Phạm Hà Nội

*

Các báo đồng loạt đưa tin và ảnh nghi phạm như sau: Phạm Thị Thiên Hà (giữa); Trịnh Thị Hồng Hoa (trái); Lê Phú Hạnh (phải)

*

Sau đó âm thầm đổi tên nghi phạm và ảnh lại như sau (từ trái sang): Nguyễn Ngọc Tâm Huyên, Lê Ngọc Phương Thảo, Trịnh Thị Hồng Hoa, Phạm Thị Thiên HàNgoài ra, còn có những bất cập mâu thuẫn về lời khai của các bên liên quan do báo chí đưa tin. Lưu ý rằng, cho đến thời điểm này, báo chí và cơ quan công an chỉ đưa tin một chiều về lời khai của nghi phạm mà vẫn chưa công bố video nào cho thấy nhóm người này khai nhận hành vi như thế nào.Ngày 19/5 báo chí đồng loạt đưa tin nhóm người đã khai nhận tội, với những tình tiết man rợ như: “Tháng 10/2018, nhóm người này thuê căn nhà của ông Vương ở xã Hưng hòa để tu luyện. Tháng 12/2018, cuối năm 2018, cả nhóm đến một khu du lịch tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) thuê phòng, mở lớp tu luyện. Tại đây, nạn nhân Trần Đức Linh xảy ra mâu thuẫn với Hà và Thảo. Các nghi can khai anh Linh sau đó nhảy từ trên lầu xuống đất tử vong khi tu luyện.Gần một tuần sau, nhóm này đưa thi thể Linh về căn nhà thuê của ông Vương. Họ bỏ thi thể anh Linh vào thùng nhựa, ướp bằng xác trà và đổ bê tông vào.Những ngày sau đó, Hà thấy anh Thành có biểu hiện lạ, hay nhìn phụ nữ nên nảy sinh ý định giết anh này. Hà và Thảo dùng bộ kích điện làm cho anh Thành bất tỉnh rồi Hà siết cổ nạn nhân tới chết. Sau đó, Hà và Thảo mua thùng nhựa, xi măng về đổ bê tông, phi tang thi thể nạn nhân. Theo lời khai của nghi phạm vụ án mà báo chí đưa thì nạn nhân Trần Đức Linh (51 tuổi, quê Ngệ An) đã chết từ tháng 12/2018. Nhưng điều này lại mâu thuẫn với kết quả giám định Pháp y của công an là nạn nhân mới chết cũng như phù hợp với lời kể của ông Hùng, người trực tiếp đập hai khối bê tông chứa thân thể người trên trang zing.vn: “Ông Hùng cho biết cả hai xác chết đều chưa thối rữa. Với kinh nghiệm mấy chục năm bốc xác, ông Hùng dự đoán cả hai nạn nhân mới bị sát hại… Cả hai thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nếu một người chết lâu, tôi chỉ cần nắm phần tóc đã rơi ra ngoài”, ông Hùng phân tích.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *