Sài Gòn có vô số câu chuyện rùng rợn về các địa điểm bị “ma ám” trong thành phố. Cho dù xã hội hiện đại có phát triển đến chừng nào, những góc tâm linh bí ẩn trong lòng người, các tập tục mê tín dị đoan và cả những truyền thuyết đô thị lạnh tóc gáy sẽ mãi vẫn còn đó.

Đang xem: Tổng hợp những địa điểm ma ám nổi tiếng ở việt nam

Cùng Urbanist điểm qua năm địa điểm nổi tiếng của thành phố thường được lấy làm bối cảnh cho những câu chuyện kể đêm khuya đầy ám ảnh.

Đây hầu hết đều là chuyện truyền miệng, những lời đồn thổi trong dân gian, được thêm thắt qua mỗi lần kể lại — từ bác xe ôm thân thiện hay tán gẫu cho đến một đường link lạ hoắc nào đó trên mạng Internet. Urbanist xin phép không chịu trách nhiệm nếu sau bài viết này, bạn đọc quyết định ghé thăm các địa điểm dưới đây để “gọi hồn” và rồi đành ngậm ngùi đi về mà chưa kịp có trải nghiệm tâm linh nào.

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

*

Hình ảnh: Alexander McMillan.

Bảo tàng Mỹ thuật là một trong số ít các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc ở Sài Gòn cho đến nay vẫn được gìn giữ trong tình trạng khá tốt. Tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính, Quận 1, tòa dinh thự nguy nga, trang nhã này từng là nơi ở của Hứa Bổn Hòa, hay còn được gọi là chú Hỏa, một trong những hào phú nức tiếng nhất đất Sài Gòn những năm 1920.

Tương truyền rằng lúc sinh thời, chú Hỏa có nhiều con và hầu hết đều là con trai. Thế nhưng, người mà vợ chồng chú Hỏa yêu chiều nhất lại là cô con gái duy nhất mà họ có, vốn rất ít lộ diện trước mặt hàng xóm hay người vãng lai. Thương thay, cô qua đời vì bạo bệnh khi còn chưa đến ngưỡng tuổi thiếu niên. Quá đau lòng trước cái chết của con, chú Hỏa không nỡ đem chôn mà xây một chiếc quan tài bằng đá và đặt con vào, biến căn phòng cô từng ở thành một lăng mộ.

Sau cái chết của người con gái, tin đồn bắt đầu râm ran về một hồn ma quẩn quanh trong phủ nhà họ Hứa. Một người thợ cơ khí từng làm việc cho nhà chú Hỏa kể lại rằng đã nhìn thấy một cái bóng bay lơ lửng trên dãy hành lang và qua các ô cửa sổ tầng trên cùng, nơi có căn phòng cô từng ở. Theo lời hàng xóm, cô gái trẻ bạc mệnh đã bị nhốt trong căn phòng này suốt những ngày tháng cuối đời.

Một người giúp việc trong nhà kể rằng đã chứng kiến những hiện tượng kỳ lạ xảy ra vào ngày giỗ đầu của cô. Thương tiếc đứa con xấu số, chú Hỏa đã mua một chiếc váy trắng và một con búp bê để cô giúp việc bày trên bàn thờ cùng với một chén cơm. Khi quay lại căn phòng, cô giúp việc bàng hoàng thấy chén cơm đã vơi một nửa, và cô con gái nhà họ Hứa đang ngồi trên quan tài, tay cầm con búp bê mới và trên người mặc chiếc váy trắng mà cha cô mua cho.

Đám cháy oan nghiệt tại ngôi nhà số 24 đường Lý Thái Tổ

*

Hình ảnh: Brandon Coleman.

Những người hàng xóm sống gần ngôi nhà phố tại số 24 Lý Thái Tổ cho biết đến giờ vẫn còn nhớ rõ cái đêm định mệnh tháng 12 năm 2001, khi ngọn lửa oan nghiệt bùng lên thiêu rụi ngôi nhà và lấy đi mạng sống của bảy thành viên trong gia đình.

Lửa bắt đầu bốc lên lúc nửa đêm và nhanh chóng ngốn lấy cả tầng trệt kiêm cửa hàng bán xe máy của gia đình. Người dân xung quanh bị đánh thức bởi mùi nhựa cháy khét lẹt của lốp xe. Cũng như nhiều căn nhà ống khác tại Sài Gòn, ngôi nhà này lắp hai lớp cửa sắt để chống trộm, và cách duy nhất để những người trong nhà thoát ra ngoài là qua đường ban công.

Những người có mặt vào đêm đó đến nay vẫn không thể quên được hình ảnh người con gái của hai ông bà chủ nhà, khi ấy đang mang thai và trên tay ôm đứa con nhỏ đứng ở ban công lầu trên nhìn ra. Tầng mà cô đứng không quá cao nên người dân liên tục giục cô ném đứa trẻ xuống cho mọi người đỡ, thế nhưng cô mãi vẫn không thể rời tay khỏi đứa con. Ngay cả khi có tấm nệm ở dưới, vì lí do gì đó cô vẫn chần chừ không nhảy, và cuối cùng thì quay vào trong mà không trở ra nữa.

Khi trời sáng và ngọn lửa đã được dập tắt, chỉ còn cặp vợ chồng già chủ nhân của ngôi nhà, cùng với người con trai mắc bệnh tâm thần từ bé là còn sống sót. Theo điều tra của cục phòng cháy chữa cháy, chính người con trai này đã gây ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng khiến bảy người thiệt mạng.

Trong suốt một thời gian dài, ngôi nhà bị bỏ hoang do những lời đồn đại về một hồn ma ẩn hiện bên ban công được cho là của người thai phụ năm nào.

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa

*

Hình ảnh:Adam Young.

Xem thêm: Nhan Sắc “Không Tuổi” Của Hoa Hậu Đền Hùng Giáng My Sinh Năm Bao Nhiêu

Ở Sài Gòn, trước khi có Nghĩa trang Đa Phước và Gò Dưa thì Bình Hưng Hòa là nơi duy nhất để chôn cất người đã mất. Nơi đây đến giờ vẫn là nghĩa trang lớn nhất của thành phố và cũng là nơi khởi nguồn của hằng hà sa những câu chuyện ma đầy oan khiên.

Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến truyền thuyết về “người con gái hát cải lương”. Nhân vật chính trong câu chuyện là một cô gái 16 tuổi từng sống tại Quận Bình Chánh. Sinh thời, cô gái trẻ rất say mê cải lương và đem lòng yêu một tài tử thuộc gánh hát trong vùng. Thế nhưng, cha cô, một người quan chức cấp cao, lại không chấp thuận mối quan hệ của cả hai vì cho rằng chàng trai có xuất thân không cân xứng. Ông ép anh nhập ngũ nhằm chia rẽ đôi tình nhân.

Vài tháng trôi qua, cô gái trẻ rơi vào tuyệt vọng khi hay tin người yêu đã tử trận. Quá đau khổ và tức giận, cô tự kết liễu đời mình bằng cách nhảy xuống hồ nước trong nghĩa trang. Xác của cô được tìm thấy sáu ngày sau đó.

Dù đã chọn cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau, nhưng linh hồn say mê âm nhạc của người con gái trẻ vẫn lẩn khuất quanh khu vực nghĩa địa, và cứ mỗi dịp trăng tròn, người dân lại truyền tai nhau về cô gái đứng bên mép hồ ngâm nga những khúc cải lương yêu thích lúc sinh thời.

Chung cư 13 tầng trên đường Trần Hưng Đạo

*

Ảnh: Brandon Coleman.

Trước khi rơi vào tình trạng hoang phế xập xệ, chung cư số 727 Trần Hưng Đạo, Quận 5 từng là một biểu tượng của sự thịnh vượng tại Sài Gòn vào những năm 1960. Tòa nhà này trước đây chính là khách sạn President Hotel, do chính vị đại gia bất động sản nức tiếng Sài thành lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Đời đầu tư xây dựng.

*

Hình ảnh: Một Thế Giới

Theo bản thiết kế, khách sạn có 13 tầng với 530 căn phòng, mỗi phòng rộng 20 mét vuông. Có tin đồn rằng vào thời điểm đó, đối tác người Pháp của ông Đời đã bày tỏ sự e dè trước việc xây một căn nhà 13 tầng, một con số mà theo quan niệm phương Tây là xui xẻo và cần kiêng kỵ.

Quá trình xây dựng đang diễn ra thuận buồm xuôi gió thì đến tầng cuối cùng, hàng loạt tai nạn chết người xảy ra một cách đầy bí ẩn. Ông Đời phải tạm dừng mọi hoạt động thi công và mời một pháp sư nổi tiếng người Trung Quốc tới để làm lễ trừ tà.

Cuối những năm 1960, khách sạn cuối cùng cũng được hoàn thành. Người dân sống tại khu vực Chợ Lớn khi đó không ngừng thêu dệt các giả thuyết khác nhau xoay quanh việc làm thế nào mà ông Đời có thể hoàn thành được công trình đầy tai ương này. Trong số đó, đáng sợ nhất chính là tin đồn về bốn cái xác trinh nữ được chôn dưới tòa nhà.

Theo lời đồn, vị pháp sư trên đã đến các bệnh viện để mua lại bốn cái xác trinh nữ và đem về chôn ở bốn góc của khách sạn. Vong linh của các cô gái được cho là đã giúp trấn yểm tà ma, và nhờ đó, quá trình thi công mới có thể tiếp tục.

Tòa chung cư này đã bị đập bỏ đầu năm 2018. Dù rất tiếc nhưng chúng tôi hy vọng rằng những linh hồn từng trú ngụ trong những căn phòng ố vàng, ám mùi ẩm mốc của tòa nhà có thể tìm thấy một nơi trú chân mới tốt hơn.

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Hình ảnh:manhai.

Nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 1, trường Nguyễn Thị Minh Khai từng là một trường nữ sinh với tên gọi Trường nữ sinh Gia Long. Trường được xây dựng vào năm 1922 và trở nên nổi tiếng khắp Sài Gòn trong những năm 1950.

Xem thêm:

Các thế hệ học sinh trường Minh Khai đến nay vẫn rỉ tai nhau những câu chuyện về một bóng ma mặc áo dài tím dưới bóng cây đa trong khuôn viên trường. Vào những đêm trăng rằm, những cô cậu học sinh ở lại muộn vẫn có thể thấy hình bóng hồn ma cô gái quanh quẩn trong sân trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *