roosam.com – Qua lăng kính của một “con tốt” – người lính cấp thấp nhất thực thi nhiệm vụ cấp trên, chiến tranh luôn tàn khốc, căng thẳng và nhiều giằng xé.

Đang xem: Những trận đánh nổi tiếng trong lịch sử thế giới

Các sử gia đương thời ước tính con số thương vong vào thời điểm ngưng chiến là 27.000 lính Anh bị chém chết – tương đương với 1% dân số toàn nước Anh khi đó. Trong vài năm gần đây, một số sử gia đã ước tính số thi thể đếm được ở mức thấp hơn 10.000, nhưng số khác vẫn duy trì con số thương vong ban đầu.

3. Pháp

*
Trận Rossignol.
*
Trận Waterloo.

Người ta kể rằng số tử sĩ nhiều đến nỗi mà những kẻ chuyên trục lợi từ xác chết đã kiếm lời bằng cách bán những chiếc răng lấy từ miệng của các thi thể nằm rải rác trên chiến trường. Các nha sĩ mua cả ngàn chiến lợi phẩm như thế này để sử dụng vào việc chế các răng giả trong các năm tới.

Trên thực tế, đối với một thế hệ sinh sau vụ chém giết này, các bộ răng giả trên khắp Tây Âu còn được đặt biệt danh “răng Waterloo”.

4. Ba Tư

Nhằm chinh phục toàn bộ Hy Lạp, hoàng đế Ba Tư Xerxes I lên kế hoạch sử dụng 900 tàu chiến cỡ lớn để đưa quân của mình đi vòng qua Attica và đổ bộ lên eo đất Corinth, thọc vào giữa các thành bang Hy Lạp.

*
Chiến hạm ba tầng chèo dùng thời diễn ra trận hải chiến Salamis.

Hy vọng về một cơ hội giáng đòn chí tử cho đội quân xâm lược, chính khách-tướng Themistocles tập hợp một đội tàu nhỏ và đợi đến khi hạm đội cồng kềnh của Ba Tư đi vào con kênh rộng hơn 3km giữa đảo Salamis và đất liền. Khi thời cơ tới, vị tướng thành Athens tung ra đòn sát thủ. Dù có số lượng ít hơn (với tỷ lệ 1 chọi 3), tàu Hy Lạp vẫn hiên ngang lao thẳng vào đội hình tàu Ba Tư, sử dụng việc đâm va để làm thủng vỏ tàu đối phương. Các lính bộ binh được trang bị vũ khí đầy mình đã xông lên các con tàu bị thương, thả sức xọc gươm vào bất cứ kẻ thù mà họ gặp. Bản thân em trai của hoàng đế Xerxes, Đô đốc Ariabignes là một trong những quân nhân Ba Tư đầu gục ngã trước gươm đao của quân Hy Lạp.

Cuộc chém giết tiếp diễn và cơn hoảng loạn ngập tràn hạm đội Ba Tư. Các con tàu Ba Tư chòng chành tìm cách tẩu thoát khỏi tàu Hy Lạp và va chạm vào nhau. Một số tàu Ba Tư bị mắc cạn, số khác bị lật khiến hàng ngàn thành viên thủy thủ đoàn (mỗi tàu có 150 người) bị hất xuống dòng nước dữ. Theo sử gia thời cổ đại Herodotus, nhiều quân Ba Tư không… biết bơi trong khi số khác bị trọng lượng của bộ giáp trên người dìm xuống đáy biển.

Chỉ trong vài phút, tới 300 tàu Ba Tư bị nước vào và có tới 40.000 quân xâm lược chết đuối. Từ trên bờ, hoàng đế Ba Tư Xerxes kinh hãi nhìn toàn cảnh cuộc chiến đang diễn ra với thất bại thuộc về hải quân của ông ta.

5. La Mã

Cộng hòa La Mã hứng chịu một thất bại thậm chí còn ê chề hơn thất bại của người Ba Tư. Vào ngày 2/8 năm 216 trước Công nguyên, một đội quân gồm 50.000 chiến binh do tổng thống lĩnh Hannibal của thành bang Carthage chỉ huy đã bao vây và “làm thịt” một đội quân gồm 90.000 lính Italy do Gaius Terentius Varro chỉ huy tại Cannae.

*
Trận Cannae.

Mặc dù đông hơn quân xâm lược một chút xíu, các “giáo thủ” La Mã trang bị giáp dày không phải là đối thủ của lực lượng bộ binh địch cơ động hơn. Quân của tổng thống lĩnh Hannibal nhanh chóng vu hồi và bao vây quân La Mã. Trong vòng vài tiếng, lính của Hannibal chém giết tơi tả lính La Mã.

Xem thêm: Những Phần Mềm Chỉnh Sửa Ảnh Tốt Nhất Cho Android Và Ios, 15 Ứng Dụng Chỉnh Sửa Ảnh Tốt Nhất Cho Android

Theo các ước tính thời đó, hơn 50.000 lính La Mã đã bị tiêu diệt trong cuộc cận chiến này – tương đương với khoảng 20% dân số nam đủ tuổi phục vụ trong quân đội La Mã.

Sau vụ chém giết này, Hannibal đã cho thu thập nhẫn của các tử sĩ đối phương và gửi số nhẫn này về quê nhà, nơi những chiếc nhẫn được chất đống trên thềm Hội đồng Carthage.

Thành Rome điên loạn trước nguy cơ bị người Carthage cướp phá. Nhằm tránh họa thất trận hoàn toàn, các công dân thành La Mã thậm chí còn dùng đến việc hiến tế người sống để lấy lòng thần linh.

Viện nguyên lão La Mã vội vã tập hợp một đội quân mới và gửi ra mặt trận để chặn bước tiến của quân thù.

Tổng tư lệnh Hannibal gửi sứ giả tới đề nghị ký hòa ước. Thế nhưng Cộng hòa La Mã vẫn thách thức ông ta. Thậm chí thành bang La Mã còn ra lệnh cấm sử dụng từ “hòa bình” trong một thời gian. Cuộc kháng cự mạnh dần lên và Hannibal bỏ dở chiến dịch hãm thành và lui đội quân mệt mỏi của mình về Bắc Phi.

6. Nga

Trận chiến đẫm máu nhất trong 1 ngày của toàn lịch sử nhân loại là trận đánh diễn ra trên đất Nga ở Borodino vào cuối mùa hè năm 1812. Chỉ 3 tháng sau đó, Napoleon đã xâm lược đế chế của Sa hoàng Alexander bằng một đội quân được dự báo là lực lượng lục quân lớn nhất từng tập hợp được tại thời điểm đó: 680.000 người.

*
Trận Borodino.

Trong toàn mùa hè, vị hoàng đế Pháp điều đội quân lê dương của mình vượt qua các vùng đồng bằng bụi bặm để thẳng tiến đến Moscow.

Sau đó một chuỗi trận đánh cộng với bệnh dịch typhus đã làm giảm phân nửa số binh sĩ Pháp.

Vào tháng 9 năm đó, gần 150.000 lính Nga tập hợp lại để cản bước quân Pháp ở khu vực ngôi làng Borodino cách thủ đô lịch sử của Nga khoảng 120km.

Trận huyết chiến bắt đầu vào đầu giờ sáng ngày 7/9 và diễn ra quyết liệt trong cả ngày hôm đó. Đến lúc xế chiều, quân đội Nga đã tan tác – tới 45.000 lính Sa hoàng bị chết hoặc bị thương. Thương vong của quân Pháp thấp hơn chút ít, nhưng vẫn là con số khủng: 35.000 người, trong đó có 49 vị tướng.

Tuy đổ nhiều máu, Napoleon vẫn giành được chiến thắng và tiến nhanh về Moscow. Trong vòng một tuần lễ, cờ của quân Pháp đã tung bay trên Nhà thờ Lớn Saint Basil.

Nhưng người Nga đã thực hiện vườn không nhà trống, đốt thành phố này trước khi rút đi. Hệ quả là, quân Napoleon chỉ kiểm soát một thành phố hoang tàn, trong khi mùa đông đang tới gần và lực lượng Nga tăng viện đang tập trung ở phía nam.

*

Diễn biến trận đánh Stalingrad đẫm máu nhất lịch sử
roosam.com – Trận Stalingrad giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô được coi là đẫm máu nhất không chỉ trong Thế chiến 2 mà còn cả trong lịch sử nhân loại.

Xem thêm: 1 Ngày 1 Người Sử Dụng Bao Nhiêu Lít Nước, Lượng Nước Cần Cho Cơ Thể Trong 1 Ngày

Trước tình cảnh đó, Napoleon vội hạ lệnh cho quân đội viễn chinh từ bỏ chiến quả và rút về nước. Thế nhưng người Nga đâu có để yên. Các kỵ binh Cossack của Sa hoàng cộng với thời tiết lạnh dưới 0 độ đã biến cuộc rút lui trong 2 tháng của quân Pháp thành địa ngục trần gian. Trong tổng số lực lượng xâm lược ban đầu (gần 700.000), chỉ có chưa tới 100.000 lính Pháp và quân đồng minh là sống sót ra khỏi nước Nga./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *