“Làm thế nào để ôn thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh một cách hiệu quả?” Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn học sinh lớp 12 đang tìm cho mình một phương pháp học Tiếng Anh tốt nhất chuẩn bị kiến thức cho kì thi. Thích Tiếng Anh chia sẻ “Phương pháp làm các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh hiệu quả” trong đề thi THPT Quốc Gia (Đại Học)
Với nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về mảng Luyện thi đại học, đội ngũ Thích Tiếng Anh giới thiệu đến các bạn Loạt bài Hướng dẫn ôn thi THPT Quốc gia từ A – Z. Loạt bài tổng hợp các bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về kì thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh, cách ôn luyện cũng như kĩ năng làm các dạng bài có trong đề thi. Đặc biệt trong đó có các mẹo và các điểm cần chú ý giúp bạn làm bài tốt hơn.
Đang xem: ôn thi đại học môn tiếng anh như thế nào
I. Danh sách bài viết
Danh sách các bài viết hướng dẫn học và làm các chuyên đề trong đề thi môn Tiếng Anh THPT QG hiệu quả
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ:
Mình tên Vân Anh (fb Phạm Vân Anh), là quản lí của roosam.com, tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN – với điểm đầu vào môn tiếng Anh là 9.5 (2016). Trong loạt bài viết này mình xin chia sẻ về cách làm đề thi THPT Quốc Gia (đại học) môn Tiếng Anh hiệu quả. Hi vọng những mẹo này sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới.
II. Tổng quát về đề thi
Cấu trúc chung của đề
Một đề thi đại học tiếng anh bao quát gần như toàn bộ ngữ pháp và từ vựng tiếng anh cơ bản trong phạm vi tiếng anh Trung học phổ thông. Về cơ bản, mỗi đề 50 câu, trải đều các chuyên đề:
Ngữ Âm (phát âm, trọng âm)Ngữ pháp – từ vựng (ngữ pháp, từ vựng, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, tìm lỗi sai)Chức năng giao tiếpKỹ năng đọc (điền từ, đọc hiểu)Kỹ năng viết (câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho và nối 2 câu thành 1 câu)
Theo phân thích ma trận đề thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, trong đề 50 câu có:
2 câu phát âm2 câu trọng âm8 câu ngữ pháp6 câu từ vựng2 câu từ đồng nghĩa2 câu từ trái nghĩa3 câu tìm lỗi sai1 câu chức năng giao tiếp5 câu điền từ vào bài đọc13 câu đọc hiểu (1 bài đọc ngắn và 1 bài đọc dài)3 câu dạng gần nghĩa2 câu nối hai câu lẻ thành 1 câu sử dụng từ nối và cấu trúc phù hợp
Các câu trên được phân chia độ khó theo các cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp và Vân dụng cao. Trong đó, 20% là các câu Nhận biết, 30% cho cấp độ Thông hiểu, 30% Vận dụng thấp, và 20% là các câu đòi hỏi mức độ Vận dụng cao.
Thứ tự và thời gian làm bài hiệu quả
1. Lưu ý về thứ tự làm bài
Nắm được cấu trúc của đề là một trong những bước đệm cơ bản nhất để phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài thi hợp lý.
Các bạn có thể thấy, đọc hiểu và câu lẻ là hai phần quan trọng chiếm hơn 50% dung lượng đề thi. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, ta không thể bỏ qua 2 dạng bài quan trọng này. Hãy dành đủ thời gian cho chúng nhé!
Ngoài ra, câu ngữ âm, giao tiếp, và lỗi sai là các câu ăn điểm, hãy cố gắng thật cẩn thận và cân nhắc thật kĩ trước khi chọn đáp án, đừng để sai “oan”.
Một lời khuyên nữa có lẽ đã đi vào “nghìn năm văn vở” nhưng vẫn luôn đúng, đó là “Câu dễ làm trước – Câu khó làm sau”. Thật tiếc khi chúng ta cứ ngồi suy tư câu khó hay loay hoay với bài đọc hiểu mà bỏ lỡ những câu ngữ âm, ngữ pháp, hay lỗi sai có thể làm được.
Xem thêm: Muốn Thay Đổi Bản Thân Nên Bắt Đầu Từ Đâu, Thay Đổi Chính Mình
Tuy nhiên, mình đặc biệt lưu ý mọi người cần đánh dấu những câu khó, chưa làm được, để quá trình rà soát tìm lại những câu chưa làm được thuận lợi hơn nhé.
2. Lưu ý về việc phân bổ thời gian
Thông thường, rất ít bạn lại thiếu thời gian làm bài môn tiếng Anh, vì đặc thù là môn trắc nghiệm. Với 60 phút để hoàn thành 50 câu trắc nghiệm (thời gian làm bài trung bình là 1.2 phút/ câu) thì việc phân chia thời gian làm bài hợp lý là một bước cực quan trọng để có thể đạt được mức điểm tối đa.
Khi nhận được đề, hãy dành 2 phút để điền mọi thông tin quan trọng (Số báo danh, Mã đề thi) vào tờ giấy thi, đọc qua đề 1 lượt, kiểm tra xem đề có lỗi hay không, cũng như xác định được các bài cần làm trước.
Sau đó, áp dụng quy tắc “Dễ trước – Khó sau”, các bạn hãy lướt một lượt từ đầu đề đến cuối (có thể tạm bỏ qua 2 bài đọc hiểu) để giải quyết nhanh các câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu. (nhớ đánh dấu các câu khó, hay vẫn đang phân vân lại nhé). Làm đến đâu, tô luôn vào Phiếu trả lời đến đó. Thời gian cho phép: 30-40s/ câu
Đến lượt thứ 2, các bạn cần xét đến các câu khiến mình phân vân (thường là đã loại được 2 đáp án), cân nhắc, loại trừ và đưa ra quyết định. Nếu vẫn thấy chưa chắc thì tiếp tục đánh dấu. Bây giờ là lúc bạn đọc cả 2 bài đọc hiểu và làm bài điền từ lần thứ nhất. Lần đọc này, ta cần nắm được chủ đề của các đoạn văn, giải quyết các câu hỏi chi tiết trong bài (Xem chi tiết lại bài viết Hướng dẫn cách làm dạng bài đọc hiểu và điền từ tiếng Anh thi THPT Quốc gia). Thời gian cho phép: 40-60s/ câu
Sau đó lặp lại quy trình với các câu khó hơn cho đến khi hết bài.
Bởi đọc hiểu và điền từ là hai dạng bài khiến thí sinh khá “ngại” khi phải giải quyết. Nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn để cả 2 bài đọc hiểu và điền từ xuống cuối, bởi thời gian cuối giờ, não chúng ta hoạt động thực sự không tốt lắm đâu! Hãy làm bài thật “không ngoan” để có thời gian xem lại và cân nhắc đáp án.
Xem thêm: Anh Như Con Cáo Em Như Một Cành Nho Xanh, Anh Đếch Cần Gì Nhiều Ngoài Em
Tất nhiên, thật tốt nếu bạn có thể làm đến đâu hết đến đấy. Nhưng nếu có câu khiến bạn phân vân, hãy đánh dấu câu đó lại và chuyển sang câu tiếp theo. Chúng ta sẽ trở lại khi lướt qua được hết các câu dễ và tô chúng vào phiếu trả lời. Khi đã “giải quyết” được kha khá các câu, tinh thần làm bài cũng sẽ đỡ áp lực hơn nhiều đấy!
Cùng đón đọc chi tiết cách làm từng dạng bài trong Danh sách bài viết phía trên nhé.
Vui lòng tôn trọng công sức của người viết, ghi nguồn khi sử dụng nội dung: Mira Vân – roosam.com