Có một bạn ở Hà Nội nói rằng Sài Gòn không có nhiều fan, vì thành phố đa phần là dân tứ xứ, và có quá nhiều thứ nên không có thứ nào để nhớ sâu sắc… Nhưng tôi yêu Sài gòn, và có vài triệu người cùng nghĩ như tôi…
Nhiều người nói, đối với người Việt Nam, Hà Nội và tình yêu Hà Nội đã đi vào những tác phẩm thi ca nhạc họa bất hủ không gì so sánh được. Song tôi cũng yêu Sài Gòn – Chợ Lớn trong “L”Amant” (Người tình) và Sài Gòn bên lề chiến tranh trong “The Quiet American” (Người Mỹ trầm lặng) và rất nhiều tác phẩm lấy Sài Gòn làm bối cảnh khác.

Đang xem: Sài gòn không bao giờ ngủ vì tiền không bao giờ đủ

Những tác phẩm ấy cũng lãng mạn, sử thi và tinh tế không kém Hà Nội. Chẳng ai chất vấn tình yêu Hà Nội cả, thì hãy để tôi yêu Sài Gòn theo cách của tôi. Sao phải so sánh tình yêu này với tình yêu khác, và chắc gì ai đã mơ mộng hơn ai.

Một lần đi công tác Myanmar, tôi ngồi đợi chuyến bay chuyển tiếp ở phi trường Bangkok với tâm trạng hơi lo lắng. Nghe nói Myanmar chính phủ quân sự có chế độ quản lý ngoại hối gắt gao, có nhiều nghiêm luật khác nhưng lại không có internet.

 
 

Bèn bắt chuyện với ông hành khách người Thái Lan ngồi cạnh: “Ông đi Myanmar nhiều chưa? Không biết có phải đề phòng gì không?”. “Cô từ đâu tới?”. “Sài Gòn”. Ông khách mỉm cười: “Cô gái ơi, nếu cô sống được ở Sài Gòn thì có thể sống sót ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới!”.

Ông kể về chuyến du lịch tới Sài Gòn trước đó không lâu, khi lần đầu thấy xe máy chạy lẫn lộn với xe hơi, xe đạp và khách bộ hành. Ông còn bị giật túi mất hết tư trang và giấy tờ. Rồi hạ giọng hiểu biết: “Cũng không trách được, các bạn mới ra khỏi chiến tranh mà”. Khi đó chiến tranh chấm dứt đã được 20 năm.

Dấu tích chiến tranh còn lẩn quất đâu đó, ngay trong những tên đường quen và không quen, của những nhân vật thời chiến tranh. Có một con đường nhỏ, ở một khu khá yên tĩnh quận Một, với những nếp nhà cũ kỹ khiêm tốn, những tiệm ăn nho nhỏ hiền lành như tên đường vậy.

Con đường ấy mang tên người sinh viên phản chiến Nguyễn Thái Bình, người đã bày tỏ mong ước hòa bình trong thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ Nixon từ trường Đại học Washington (anh là sinh viên ở đó): “Trong cuộc đấu tranh vì tình yêu, hòa bình và công lý, tôi chỉ có một ý chí sắt đá, một tinh thần bất khuất và lòng yêu nhân loại thiết tha”.

 
 

Người sinh viên ấy đã mong ước “một ngày cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc”, “ngày ấy phải tới” trên thành phố thân yêu. Hòa bình tới lâu rồi nhưng những vết thương chưa lành miệng, và cuộc sống chưa hẳn đã yên ổn.

Nhưng hình như người Sài Gòn yêu cả những ngổn ngang chưa toàn vẹn ấy.

“Sài Gòn nhiều món ăn ngon lắm, tôi thích bột chiên, hủ tíu”, ông bạn đồng hành người Thái hào hứng nhắc nhở, từ những món rất chơi như bò bía tới món rất nặng như lẩu mắm.

Thế là tự nhiên nhớ nhà. Giống như lần đó, lần nào đi xa cũng vậy, được hỏi từ đâu đến, tôi đều trả lời: “Sài Gòn, Việt Nam”.

Xem thêm:

Lớn lên ở Hà Nội, nói giọng Bắc không pha, tôi vui vẻ trở thành cư dân của thành phố này từ 20 năm trước, một thời gian đủ dài để có một tình cảm gắn bó đặc biệt.Vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên đi từ sân bay về thành phố trên con đường thẳng tắp và những tiệm may sành điệu dọc đường Hai Bà Trưng.

Khi ấy tôi còn là một bà mẹ trẻ ngồi trong quán bướng bỉnh nói: “Cho chị cốc nước chanh, em không hiểu chị nói gì thì chị sang quán khác”. Đường Trần Khánh Dư, Tân Định của tôi có một bãi rác to tướng cạnh xóm Chùa khét tiếng. Bây giờ con trai tôi đã thành một thanh niên cao lớn, và đường Trần Khánh Dư đã thành “Holywood Boulevard” của Việt Nam, nơi đặt văn phòng của nhiều hãng phim.

Ở đây, ta sống, thở hít khí trời, đi lại, ngủ thức hối hả rồi thong dong, ồn ào rồi sâu lắng, khắc khoải rồi bình yên. Vâng ta có thể sống cách mà ta muốn, tưởng như cả thành phố đang ở sau lưng nâng đỡ. Vì thế mà ta không bao giờ cảm thấy cô đơn.

 

Có một bạn ở Hà Nội nói rằng Sài Gòn không có nhiều fan, vì thành phố đa phần là dân tứ xứ, và có quá nhiều thứ nên không có thứ nào để nhớ sâu sắc. Không biết nhận xét đó có đúng, nhưng tôi yêu Sài gòn, và có vài triệu người cùng nghĩ như tôi. Những người đang sống hết mình trong tình yêu với thành phố này, một cách dồn dập và bận rộn. Có khi vì thế lại không có đủ thời gian và sức lực để mô tả tình yêu ấy.

Nếu vào một buổi chiều ngồi ở Cafe Central, phía trước tòa nhà Sun Wah Tower trên đường Nguyễn Huệ, nhìn trời nhìn đất mà không phải lo lắng xem có ai để ý bộ dạng nhàu nhĩ của mình, đánh giá mình nhiều hay ít tiền, gốc gác thế nào, có phải dân elite (tinh hoa) hay không… ta sẽ một chút cảm giác lạ lùng, kiểu như “thiên đường nơi đây”.

Sài Gòn là nơi ta mong ngóng muốn quay về mỗi khi ở xa nó, cảm thấy thiếu thốn và áp lực. Đúng vậy, ở đây người ta sống nhanh nhưng không bị áp lực. Tôi cảm nhận rõ hơn những điều này khi tạm xa Sài Gòn nhiều năm, thứ tình cảm mà tôi không có được đối với Hà Nội, nơi tôi lớn lên, nơi có bố mẹ tôi ở đó.

Đời sống văn hóa nơi đây cũng phần nào phản ánh không khí nhộn nhịp nhưng giản dị, ồn ào nhưng tình cảm, hối hả nhưng cần mẫn của một thành phố đang ngày một trẻ ra nhờ làn sóng dân nhập cư.

Ở các phòng trà ca nhạc, rạp phim, sân khấu kịch nói, cải lương, hay trong các nhà hát, khán giả thuộc mọi tầng lớp, mọi giới và mọi lứa tuổi say sưa thưởng thức tác phẩm bằng thái độ trân trọng, bằng tiếng vỗ tay nhiệt tình. Không phải vì dân ở đây dễ tính, mà họ hào phóng, cởi mở hơn khi cổ vũ cho sáng tạo.

Sài Gòn không cũ đi trong thơ Nguyên Sa, trong nhạc Trịnh Công Sơn, áo dài học trò vẫn trắng và những con đường vẫn có lá me bay. Sài Gòn lại mới hơn trong những màn múa hiện đại của Nguyễn Tấn Lộc, hay những vở hài kịch của Hồng Vân.

Sài Gòn dậy sớm, tập thể dục ở Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, đi mua đồ ăn sáng, chạy ra uống cà phê trong quán, ngoài vườn, bên lề đường, nghe nhạc lẫn trong tiếng còi xe tấp nập. Sài Gòn miệt mài làm việc, chăm chỉ học hành, ăn trưa văn phòng rộn rã, tan trường trên yên xe gắn máy ba mẹ.

Xem thêm: Top 7 Cách Cột Tóc Phồng Nữ Tính Kiểu Hàn Quốc Cực Cute Đi Học, Đi Làm

Sài Gòn tình tự, cười nói, thủ thỉ ngoài phố, trong chợ, trên đường đi, ở bất cứ nơi nào có thể. Sài Gòn thức khuya trong những quán ăn đêm, trong ánh đèn nhấp nháy của các sàn nhảy, quán bar. Sài Gòn cặm cụi nấu nướng để kịp dọn hàng, quét đường cho sáng mai sạch sẽ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *