Cùng là bệnh lý đường hô hấp, hen suyễn và viêm phế quản đều gây kích thích đường thở, viêm và ho, đây là lý do mà hai căn bệnh này thường nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này rất nguy hiểm, bởi phương pháp điều trị của hai bệnh này rất khác biệt.
Đang xem: Sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản
Hen suyễn và viêm phế quản đều gây triệu chứng thường gặp nhất là ho. Vì vậy, bác sĩ phải kiểm tra các dấu hiệu triệu chứng đặc hiệu của mỗi bệnh lý để xác định chẩn đoán ban đầu.
1.1. Triệu chứng của viêm phế quản
Rét runKhó chịu toàn thânHo có đờm trắng, vàng hoặc xanhĐau nhức hoặc tức ngực
Đôi khi, người bệnh mắc phải các triệu chứng ho, khò khè, khó thở lại nghĩ họ bị viêm phế quản, trong khi thực tế họ mắc phải hen suyễn. Do đó, cần phân biệt hen suyễn khiến đường thở bị viêm và hẹp hơn bình thường, triệu chứng khó thở mà người bệnh mắc phải là do hen suyễn gây hẹp đường thở.
1.2. Các triệu chứng thường gặp khác của hen suyễn
HoKhó thởKhò khè
Triệu chứng thường trở nặng vào đêm hay sáng sớm. Triệu chứng cũng đặc biệt nặng sau khi người bệnh có các tác nhân kích thích như khói thuốc, tập thể dục hay phấn hoa
Bệnh nhân hen suyễn thường khó thở về đêm hoặc sáng sớm
2. Liệu có thể mắc hen suyễn và viêm phế quản cùng lúc?
Người bệnh mắc hen suyễn có thể mắc viêm phế quản cấp. Hậu quả là triệu chứng hen suyễn có thể nặng hơn, bao gồm:
Khó thởKhò khèĐau và cảm giác khó chịu khi hít thở
Nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do viêm phế quản nặng và hen suyễn gây đờm tắc nghẽn đường thở vào phổi.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn và viêm phế quản
Đầu tiên, bác sĩ cần những thông tin thật rõ ràng và chính xác về tiền sử bệnh, triệu chứng, như khi nào triệu chứng nặng lên hay đỡ hơn.
Xét nghiệm thở cũng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mắc hen suyễn, phổ biến là xét nghiệm đo chức năng hô hấp, trong đó bệnh nhân thổi vào một cảm biến để đo hơi thở ra nhanh và khó khăn như thế nào.
Bác sĩ cũng cân nhắc đặt chẩn đoán hen suyễn lên trên viêm quế quản nếu bệnh nhân đã hết ho nhưng sau đó lại ho lại, nhưng có trường hợp ngoại trừ là bệnh nhân mắc viêm phế quản mãn tính, thường do hút thuốc. Thuốc ho cũng thường không có tác dụng với hen suyễn. Theo đó, việc chẩn đoán viêm phế quản sẽ dựa theo tiền sử bệnh, triệu chứng và nghe phổi. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp X-quang phổi để loại trừ viêm phổi. Bệnh nhân có thể phải làm lại xét nghiệm hen suyễn sau 1-2 tuần nếu triệu chứng không đỡ.
Bệnh nhân chụp X-quang để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
4. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và viêm phế quản
Một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản là vi rút, đơn cử như các loại vi rút gây cảm thường gặp. Các vi rút này lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần khi người mắc vi rút ho hay người lành chạm vào tay người mắc bệnh. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể mắc viêm phế quản cấp khi dịch vị dạ dày trào ngược vào đường thở.
Xem thêm: Tin Tức 24H Mới Nhất, Tin Nhanh, Tin Nóng Hàng Ngày, An Ninh Hình Sự 24H
Nguyên nhân chính xác của hen suyễn nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên người đã có tiền sử gia đình hay dị ứng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn. Bị phơi nhiễm với các loại vi rút gây viêm nhiễm đường hô hấp lúc còn nhỏ cũng góp phần gây hen suyễn.
5. Phương pháp điều trị hen suyễn và viêm phế quản
Hiện nay vẫn không có thuốc chữa viêm phế quản do vi rút, người bệnh được khuyên nên tuân theo các hướng dẫn giúp tăng cường hệ miễn dịch và để cơ thể tự chiến đấu để đẩy lùi vi rút, bao gồm:
Uống nhiều nướcNghỉ ngơi
Có một số loại thuốc có thể kê đơn để giảm các triệu chứng và số lần lên cơn hen suyễn, mặc dù hen suyễn không có cách chữa trị triệt để, bao gồm thuốc hít vừa tác dụng nhanh và tác dụng dài để giảm bớt các vấn đề về hô hấp. Người bệnh được khuyên tránh các tác nhân gây hen suyễn, như khói thuốc, chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác.
Bệnh nhân tự điều trị viêm phế quản bằng cách bổ sung nhiều nước
6. Cách phòng tránh hen suyễn và viêm phế quản
Chúng ta có thể ngăn ngừa viêm phế quản bằng cách cẩn trọng tránh các đường lây truyền của vi rút, quan trọng nhất là rửa tay đúng cách trước và sau ăn, cũng như liên tục trong ngày để ngừa vi rút phát tán. Người bệnh nên tránh các yếu tố kích thích làm tình trạng hen nghiêm trọng hơn, ví dụ như khói thuốc lá, da lông động vật và dị ứng theo mùa.
Viêm phế quản là bệnh lý cấp tính, nhưng có thể gây biến chứng cho một số đối tượng như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu như người mắc bệnh ung thư hay tiểu đường.
Ngoài ra, người bệnh cần uống thuốc theo hướng dẫn và tránh các tác nhân kích thích có thể giúp tránh các cơn hen. Người bệnh không nên tránh các hoạt động thể chất, dù tập thể dục có thể kích phát cơn hen trong một số trường hợp, vì vậy, hãy luôn mang theo thuốc hít tác dụng nhanh để ngừa cơn hen, hoặc sử dụng thuốc hít 30 phút trước khi tập thể dục theo khuyến cáo từ bác sĩ.
Bệnh hen suyễn và viêm phế quản đều là các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt đây đều là căn bệnh không có phương thức điều trị triệt để, mọi phương pháp chỉ có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh. Do đó việc thăm khám thường xuyên hoặc khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm là việc làm cần thiết.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế roosam.com là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp. Với cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho khách hàng.
Xem thêm: Sau Khi Uống Thuốc Bao Lâu Thì Uống Sữa, Uống Thuốc Xong Có Nên Uống Sữa Không
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế roosam.com, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế roosam.com trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.