Nhiều người trong chúng ta đã nghe đến hoặc đã ở vào hoàn cảnh được người phỏng vấn hỏi câu này: “Vì sao bạn muốn nghỉ việc ở công ty cũ?” hay “Tại sao bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại?”. Đây là câu hỏi để trả lời thì đơn giản, vì ai cũng sẽ có lý do khi ra quyết định nghỉ việc, nhưng để trả lời sao cho khéo thì lại không hề dễ dàng.

Đang xem: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ

Câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” khiến nhiều người lúng túng trả lời khi suy nghĩ nên trả lời thật hay trả lời khéo để qua vòng phỏng vấn. Để bản thân tránh rơi vào thế bị động, bạn cần một chút chuẩn bị để có câu trả lời hay và tạo ấn tượng tốt với ông chủ tương lai. Những thông tin dưới đây ứng viên cần nắm rõ để biết cần chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn cũng như có được một câu trả lời trọn vẹn, được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

MỤC LỤC: 1. Tại sao người phỏng vấn hỏi câu hỏi này? 2. Cách trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc? 3. Các lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất 4. Một số mẫu câu trả lời hay 5. Sai lầm cần tránh 6. Có nên đề cập lý do nghỉ việc công ty cũ trong CV?

*

1. Tại sao người phỏng vấn hỏi câu hỏi này?

Việc nhà tuyển dụng tò mò về lý do một người từ bỏ công việc hiện tại và muốn đảm nhiệm một vai trò mới ở công ty họ là điều dễ hiểu. Họ muốn chắc chắn rằng bạn theo đuổi công việc mới vì một lý do chính đáng và sẽ không mang đến căng thẳng hay mâu thuẫn cho công ty họ. Ngoài ra, họ còn muốn biết liệu bạn có thực sự nghiêm túc khi nhảy việc không hay chỉ đơn giản là bạn vẫn đang trong quá trình thử nhiều công việc khác nhau. Do đó trước mỗi buổi phỏng vấn bạn cần phải có sự chuẩn bị thật là kỹ càng, chủ động tìm hiểu các tình huống phỏng vấn có thể xảy ra, từ đó sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hơn khi tham gia vào bất kỳ một buổi phỏng vấn nào.

Xem thêm: Phần Mềm Gọi Điện Thoại Miễn Phí Trên Android Tốt Nhất Hiện Nay

2. Cách trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc?

Để trả lời câu hỏi này một cách khôn ngoan, tốt nhất là bạn nên trung thực một cách tương đối. Nói cho dễ hiểu thì giống như khi một nhân viên bán hàng, sales tiếp thị sản phẩm cho khách hàng, nhân viên bán hàng đó sẽ chỉ nhấn mạnh ưu điểm của sản phẩm đó mà bỏ qua một số khuyết điểm hay tác dụng phụ. Trong trường hợp này cũng vậy, bạn có thể nói ra tình huống thực nhưng hãy “tránh nặng tìm nhẹ”, có nghĩa là nếu bạn nghỉ việc vì xung đột cá nhân và khả năng quản lý kém của công ty, bạn nên bỏ qua những thông tin này khi trả lời. Dù gặp phải câu hỏi phỏng vấn nào từ nhà tuyển dụng, bạn cũng đừng để nỗi sợ hãi chi phối bạn, hãy luôn biết đối phó với nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn, thể hiện sự tự tin. Hãy làm chủ cuộc phỏng vấn bởi thông qua phong thái của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn hơn. Đặc biệt, thái độ tự tin khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, dù câu hỏi khó ra sao thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

3. Các lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất

Trong CV xin việc và khi phỏng vấn, bạn có thể kể ra những lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất như: Giá trị của bạn không còn phù hợp với định hướng của công ty. Bạn muốn tăng lương. Công ty cũ ngừng hoạt động. Bạn cảm thấy mình không được đánh giá cao ở công việc hiện tại. Bạn muốn tìm kiếm những thử thách mới trong công việc. Bạn muốn một công việc với nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Bạn cần phải nghỉ việc vì lý do cá nhân hoặc gia đình. Bạn không phù hợp với thời gian làm việc của công việc hiện tại. Bạn chuyển đến một nơi khác để sinh sống. Bạn đã thay đổi định hướng phát triển sự nghiệp của bản thân. Bạn quyết định quay trở lại trường đi học sau một thời gian làm việc. Bạn muốn tìm một cơ hội khác tốt hơn. Bạn nghỉ việc vì lý do sức khỏe nhưng đến thời điểm hiện tại, mọi việc đã được giải quyết. Bạn muốn làm việc trong một lĩnh vực, ngành nghề khác.

*

Mẹo trả lời lý do nghỉ việc chuyên nghiệp

4. Một số mẫu câu trả lời hay

Đó là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy tôi đã học được tất cả mọi thứ tôi có thể ở vị trí đó. Tôi không thấy có mình có bất cứ cơ hội thăng tiến nào trong công ty trước, tôi lại là người thích được thử thách, vì thế tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chuyển việc. Tôi rất thích công việc tiên phong trong lĩnh vực tin tức không gian địa lý/chiến lược truyền thông xã hội/hoạt hình 3D ở công ty nhưng tôi không có cơ hội học hỏi điều gì từ sếp cũ của tôi cả. Tôi yêu thích công việc này nhưng tôi không có cơ hội sử dụng kỹ năng lập trình/phân tích/Render như tôi muốn, vì thế tôi nghĩ làm việc với quý công ty sẽ thích hợp hơn với tôi. Bỏ qua một số chi tiết tiêu cực không có nghĩa là bạn “sáng tạo” lại toàn bộ câu chuyện, câu trả lời của bạn cần bám sát sự thật nếu không sẽ mang đến tác dụng ngược. Quan trọng là phải giữ được thái độ tích cực trong câu trả lời của bạn, đừng để nhà tuyển dụng có ấn tượng rằng bạn có những trải nghiệm tồi tệ với công việc trước vì điều này khiến bạn có vẻ là người tiêu cực. Thay vào đó, nhấn mạnh rằng bạn nghỉ việc vì hướng tới tương lai và cần phải thay đổi vì mục tiêu của mình. Tôi cần một khoảng thời gian để học lên cao hơn nên tôi đã quyết định xin nghỉ việc ở công ty cũ để tập trung vào trau dồi kỹ năng chuyên môn. Hiện tại tôi đã hoàn thành xong khóa học và tự tin có thể đủ khả năng đảm nhận công việc mà công ty đang tuyển dụng. Tôi có mong muốn là làm việc theo đúng chuyên nghành mình theo học để tích lũy kinh nghiệm và có khả năng phát triển bản thân. Tuy nhiên, công việc hiện tại của tôi ở công ty cũ lại trái với chuyên ngành mà tôi theo học nên khó có thể phát huy hết khả năng của mình. Đó là lý do tôi tôi xin chuyển việc và muốn thử sức với một môi trường mới. Tôi cảm thấy công việc ở công ty cũ hơi nhàm chán nên tôi không thể tích lũy hay học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, tôi xin chuyển việc với mong muốn có cơ hội đảm nhận những vị trí đòi hỏi nhiều thử thách hơn. Công ty có kế hoạch dời văn phòng sang một cơ sở mới mà quá xa so với địa điểm tôi sinh sống khiến quá trình di chuyển trở nên khó khăn. Tôi quyết định chuyển sang một công việc gần nhà hơn để có thể tập trung hết mình cho công việc. Vì công ty thiếu nhân sự nên đã chuyển tôi sang một bộ phận khác tôi không có chuyên môn, kinh nghiệm để đảm nhận công việc này nên đã quyết định rời đi.

*

Xem thêm: Cách Làm Vòng Tay Tình Bạn Bằng Chỉ Thêu May Mắn Cho Tình Bạn

5. Sai lầm cần tránh

Một trong những sai lầm mà ứng viên thường mắc phải nhất là nói xấu quản lý, đồng nghiệp và công việc cũ. Điều này chỉ biến bạn thành kẻ hay tám chuyện và chuyên gây rắc rối. Mục đích của người phỏng vấn khi hỏi câu này không phải để phân tích ai đúng ai sai, cái họ muốn thấy là thái độ và cách nhìn nhận của bạn. Nếu bạn nói về xung đột cá nhân với đồng nghiệp cũ hay quản lý cũ, rất có thể vị sếp mới sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có phát sinh vấn đề tương tự khi vào làm hay không. Bạn có thể nghỉ vì tài chính công ty không ổn định, chậm lương nhưng nếu nói điều này trong buổi phỏng vấn sẽ khiến người phỏng vấn nghi ngờ về lòng trung thành của bạn với công ty. Nhiều ứng viên vì để an toàn nên nói rằng họ nghỉ việc vì “lý do cá nhân”, đây là một cách trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, thường thì điều này sẽ được hiểu là xuất phát từ các vấn đề nói trên và vẫn tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng tương tự.

6. Có nên đề cập lý do nghỉ việc công ty cũ trong CV?

Mục đích chính của CV là để bạn quảng cáo về bản thân, những kỹ năng, kinh nghiệm và cả thành tích của bạn một cách thuyết phục nhất. CV chỉ nên chứa đựng những thông tin tích cực và đáng tin; do đó, bạn không nên đề cập lý do nghỉ việc công ty cũ trong CV. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi này trong quá trình phỏng vấn.

*

Ứng viên không nên đưa lý do nghỉ việc ở công ty cũ vào CV xin việc

Lý do nghỉ việc ở công ty cũ luôn là câu hỏi khiến ứng viên băn khoăn nhất khi trả lời bởi nếu không khéo léo sẽ gây “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, qua những gợi ý trả lời trên đây, roosam.com hy vọng bạn đọc sẽ biết cách áp dụng trong những buổi phỏng vấn việc làm thực tế, từ đó nhanh chóng có được phù hợp. Nhiều người tranh luận rằng họ có thể viết lý do nghỉ việc là công ty cắt giảm nhân sự, nhưng đây là điều không nên do nó sẽ không hề giúp ích gì cho việc bạn chứng tỏ bản thân. Ngoài cách trả lời lý do nghỉ việc khéo léo thì những ai đang tìm việc làm có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mức lương mong muốn như thế nào cho đúng để mang đến hiệu quả đàm phán tốt nhất nhé.

Nghỉ việc ở công ty cũ có thể là cơ hội để bạn tìm việc mới “xịn” hơn. Để nhận được nhiều lời mời phỏng vấn, đừng quên tạo và cập nhật CV mới thật chuẩn, thật đẹp và chuyên nghiệp trên roosam.com nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *