Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ sinh viên khi mới ra trường bị thất nghiệp đang ở mức cao. Theo Tổng cục thống kê, Quý III năm 2015, cả nước có hơn 340.000 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất nghiệp, và con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Đang xem: Tại sao sinh viên ra trường lại thất nghiệp
Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thực hiện lộ trình từ giảm đến dừng hẳn tuyển sinh hệ cao đẳng và trung cấp trong trường đại học.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo cao đẳng mỗi năm phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh ít nhất 30% so với năm 2015 để tiến tới dừng tuyển sinh trình độ này trước năm 2020. Cơ sở giáo dục đại học đang đào tạo trung cấp phải dừng tuyển sinh trình độ này trước năm 2017.
Quyết định này của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đưa ra nhằm hạn chế tỷ lệ sinh viên thất nghiệp đang ngày càng tăng cao, đồng thời cũng cho thấy sự khủng hoảng trong hệ thống giáo dục.
Vì sao sinh viên thất nghiệp?
Thực tế cho thấy, trong hàng nghìn sinh viên mới ra trường mỗi năm, chỉ có một bộ phận sinh viên được “lọt vào mắt” những nhà tuyển dụng, bởi lẽ, các sinh viên mới ra trường hầu như chưa có kỹ năng để làm việc.
Khi còn đi học, nhiều sinh viên cho rằng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thì cần phải có các chứng chỉ vi tính, ngoại ngữ,… nên đổ xô đi học tại các trung tâm để có được các bằng cấp này.
Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài lại rất chú trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền đạt, khả năng làm việc theo nhóm,…
Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng thời gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công việc. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc thực tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm.
Có một nghịch lý hiện đang tồn tại là dù số lượng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng các công ty vẫn thiếu người làm, bởi lẽ, sinh viên không có kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Những Bộ Phim Hàn Quốc Hài Hước Hay Nhất Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Quý III năm 2015, cả nước có hơn 340.000 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất nghiệp.
Vì sao sinh viên mới ra trường không có kỹ năng làm việc?
Nhiều nhà chuyên môn cũng như các nhà tuyển dụng đều cho rằng, khâu đào tạo tại nhiều trường hiện đều rất kém. Nhiều sinh viên sau khi thi trượt ngành mình mong muốn thì chuyển sang ngành học khác hoặc học các ngành không theo lựa chọn của bản thân mà theo sự “ép buộc” từ gia đình, dẫn đến việc chỉ học để có được tấm bằng khi ra trường.
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên học đến đâu sẽ được thực hành ngay đến đó, nên sẽ nhớ rất lâu. Nhiều vấn đề thay vì phải giảng giải lý thuyết như ở Việt Nam, thì sinh viên nước ngoài được thực hành ngay. Mỗi khi thực tập, sinh viên được đến các công ty và thực hành ngay tại đó, vì thế kỹ năng làm việc của sinh viên được hình thành ngay từ khi bắt đầu vào học tại trường.
Ở Việt Nam, chương trình cử nhân trung bình phải mất 4 năm, tách bạch giữa học và hành. Trong 3,5 năm đầu của khóa học, sinh viên được học “nhồi nhét” kiến thức, chỉ còn một kỳ cuối của khóa học là được dành cho cả chương trình thực tập và làm đề án tốt nghiệp. Nội dung chương trình thực tập ngắn, lại rất sơ sài, nên cuối cùng, sau 4 năm học, sinh viên chỉ có kiến thức lý thuyết “nhồi nhét”, còn kỹ năng làm việc được trang bị rất ít, hoặc thậm chí không có.
Nhiều sinh viên đi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đã bị nhà tuyển dụng loại sớm bởi cách trình bày hồ sơ xin việc sơ sài, ngôn ngữ sử dụng thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí địa chỉ email liên lạc cũng thiếu nghiêm túc.
Vậy tình trạng sau khi tốt nghiệp của sinh viên nước ngoài ra sao?
Chính sách giáo dục tiến bộ ở các nước sẽ giúp cung cấp cho sinh viên môi trường kích thích học tập, nơi sinh viên có cơ hội phát triển mạnh mẽ các kĩ năng và kiến thức của mình, mang lại cho mỗi học sinh kinh nghiệm học đại học duy nhất như chính bản thân mỗi sinh viên.
Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của sinh viên dựa trên chính sự trải nghiệm trong 4 năm đại học qua những giờ học tự nghiên cứu, thảo luận với giảng viên và bạn bè, qua những bài tập dự án, qua các hoạt động thực tập. Ngoài ra, việc liên kết với các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp, mang lại cơ hội học tập trong môi trường gần gũi thực tế dành cho sinh viên, cho phép họ gặp nhiều thuận lợi trong việc thực tập, làm việc sau khi ra trường.
Ngoài ra, sinh viên quốc tế thường có lợi thế về ngoại ngữ, đặc biệt là ở Anh bởi nơi dây có truyền thống lâu đời là một trong những nền giáo dục đứng đầu thế giới. Nền giáo dục quốc tế nói chung và Anh quốc nói riêng đề cao am hiểu và đam mê của mỗi cá nhân về chuyên ngành bạn chọn. Phương pháp giảng dạy ở các nước tiến bộ đều tập trung phát triển kĩ năng nghiên cứu và phân tích, đặc biệt rèn luyện cách học chủ động và khả năng phân tích phê phán (critical analysis) chứ không đơn thuần là học và giảng những gì được viết trên giấy. Hơn nữa, học tập tại ở các nước như Anh, Mỹ, Canada, Úc,…bạn sẽ có cơ hội hòa nhập vào môi trường nói tiếng Anh bản xứ, đồng thời trải nghiệm phong cách sống và làm việc tại một đất nước nói tiếng Anh điển hình.
Xem thêm: Tiêu Chiến Ôi Hoàng Đế Bệ Hạ Của Ta “, Vương Gia BắC ĐườNg MặC NhiễM
Chính những điều này sẽ đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có được những kĩ năng cần thiết và thiết thực nhất, giúp bạn luôn được săn đón tại các công ty.
———————–
Theo một báo cáo giáo dục Destinations of Leavers survey trong năm 2009, Berfordshire được bình chọn là trường có tỉ lệ sinh viên kiếm được việc làm cao nhất ở Anh với con số là 90%.