Nói không xem truyện rốt cuộc lại hiếu kì mà xem. Xem xong vẫn là câu hôm trước mình nói: 3310 là phim chuyển thể hiếm hoi hay vượt cả nguyên tác gốc. Thật ra cũng là vì truyện chỉ viết theo ngôi kể của Bạch Thiển. Mà trên đời này ngôi kể theo các nàng nữ chính bánh bèo lúc nào cũng nhạt phèo chán ngắt. Đấy cứ xem 16 bộ truyện của Kim Dung có bộ nào là kể bằng ngôi nữ chính đâu hà hà. Bản truyền hình kỳ này đúng là hội tụ anh tài, lại dụng công thêm thắt thêm vài trò cẩu huyết ngược tâm vốn không thể hiện rõ trong truyện, thật ra là dã tâm thâm độc muốn thâu tóm hết trái tim yếu đuối của bọn nữ nhân thiên hạ, lấy hết nước mắt của lũ phàm nhân yếu đuối :))

Trận này gái chịu thất thủ là dưới tay Dạ Hoa quân Triệu Hựu Đình, tính ra là cam tâm tình nguyện không có gì oán trách. Thưc ra thì trước nay gái vẫn là ko đánh giá cao thể loại huyền huyễn, cảm thấy nó xa vời thực tế quá, xem cho vui rồi quên chứ tuyệt đối ko thể coi là có ứng dụng gì trong cuộc sống. So ra mình vẫn đánh giá cao Nữ Y Minh phi hơn 1 bậc về triết lý cuộc sống, bài học về thế thái nhân tình. Tuy nhiên xem tới xem lui 3310, vừa điện ảnh, vừa truyền hình vừa truyện gốc, tự nhiên thấy nó cũng có chút đạo hàm riêng, ko hoàn toàn là loại huyền huyễn ngôn tình xem cho vui như Tiên Kiếm Kỳ Hiệp, chỉ lẩn quẩn đi lại chuyện yêu đương kiếp này sang kiếp khác. Haiz nhưng nói đi nói lại vẫn là nữ hiệp ko qua được khổ nhục kế của mỹ nam nhân. Thật hổ thẹn thay.

Đang xem: Tam sinh tam thế thập lý đào hoa phần 2

Nói sơ qua vài ý kiến chuyên môn trước khi nhảy vào hố fangirl. Xét về hình thức, 3310 có thể gọi là 1 món mỹ vị thiên hương khi mà chưa ăn đã thấy đẹp, vì đẹp nên cảm thấy ngon. Chỉ riêng phần may phục trang được đầu tư tỉ mỉ ko kém phim nhựa kinh phí lớn. Sự tiết chế màu sắc nóng trong y phục và hoá trang và phụ kiện trang sức sang mà không phô giúp không khí phim này đạt được sự thanh khiết thoát tục. Nhân vật nữ duy nhất được mặc những bộ xiêm y màu đỏ thắm chắc chỉ có Bạch Phượng Cửu vốn để tôn thêm vẻ đẹp diễm lệ của nàng Hồng hồ ly này, cũng tương xứng với màu lông hồ ly của nàng.

Lại nói thứ mình hâm mộ nhất trong phim ko phải nhan sắc của các vị cô nương hoa nhường nguyệt thẹn như Địch Lệ Nhiệt Ba hay Chúc Tử Đan mà là mái tóc dài mềm mượt óng ả đúng style Sunsilk mềm mượt diệu kỳ của Hoa Hoa Thái tử. Tìm hiểu mới biết tóc giả cho thái tử gia chàng là tóc thật hàng tuyển lựa của sơn nữ miền núi, thật là ưu ái thay. Các nữ tiên trong phim ko ai có mái tóc tuyệt mỹ như chàng. Haiz nói về vẻ đẹp mênh mang đất trời của Dạ Hoa mà thiếu tóc thì đúng là không trọn vẹn rồi. (Tham khảo bài viết về chế tác phục trang của phim).

*

(giả làm Thành Ngọc): Thái tử phi có thể cho thiếp sờ tóc Dạ Hoa quân được ko? Thiếp sống cả đời chưa bao giờ thấy nam nhân nào có mái tóc (giả) đẹp vậy.

E hèm trời ạ lan man quá, cua lại. Nói tiếp điểm cộng thứ 2 là nhạc phim xuất sắc. Như mình từng nói trong bài viết về Nữ y Minh phi truyện là nhạc phim không phong phú là điểm hạn chế của phim. 3310 với tuyến nhân vật đa dạng chồng chéo ân oán tình thù nên nhạc phim cũng đa dạng theo. Lạnh Lẽo thần sầu quỷ khốc của Trương Bích Thần, Cao Tông Vỹ là theme chủ đạo của cặp chị em Hoa Thiển, Phồn Hoa của Đổng Trinh và Cho dù không có nếu như của Hương Hương tha thiết trong sáng như lời tự tình của thiếu nữ đang yêu hay Tư Mộ của Úc Khả Duy thuộc về đôi cụ cháu Hoa Cửu đều là những bài nhạc phim xuất sắc. Bài hát chủ đề Tam Sinh Tam Thế của Trương Kiệt bi hùng mãnh liệt. Thật sự là 1 soundtrack có thể nghe trong vài tuần không ngán.

Casting của phim cũng có thể nói là rất mát tay, đặc biệt trong việc chọn diễn viên nam. Khỏi phải nói chắc quý vị cũng nghe Triệu Hựu Đình từng bị phản đối cho vai Dạ Hoa như là Daniel Craig bị kì thị khi đóng 007. Nhưng kết quả ra sao thì giờ cũng rõ. Đông Hoa Đế quân cũng là 1 vai mỹ nam kén người bởi chọn đẹp không thì chưa đủ, nhìn phải lạnh lùng vô tình, phải uy nghiêm chính chắn dù mặt mũi trẻ trung nhưng thần thái phải ra vẻ là kẻ đã sống hàng ngàn vạn năm. May thay là Gia Hành hiện có sẵn mấy diễn viên gà nhà mặt mũi sáng sửa và giao vai cho Cao Vỹ Quang. Bạn Quang vừa hay có nét đẹp lai tây nên càng hợp với Địch Lệ Nhiệt Ba, tuy là không được ủng hộ từ đầu như Hựu Đình nhưng sau khi gạo nấu thành cơm (tức là coi phim xong ấy) thì con dân ko phản đối gì sất nữa. Tương tự như Hựu Đình phải đóng đúp vai thì Vỹ Quang cũng song ca 2 vai Đông Hoa và Văn Xương đế quân. Mình cảm thấy Văn Xương của Quang cũng đẹp đấy ko tới nỗi là lão vua già dê. Chòm râu và cách hoá trang 1 ông vua tuổi tứ tuần rất phù hợp cũng ko lệch pha quá cỡ với Phượng Cửu. Chà, dù gì thì 1 chòm râu cũng ko dìm chết nhan sắc của Vỹ Quang được.

Xem thêm: Công Bố Đáp Án Chính Thức Kỳ Thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia 2018 Của Bộ Gd

*

Vỹ Quang đóng tương đối tròn 2 vai Đông Hoa – Văn Xương một lạnh một nóng

Biên kịch chắc tay là 1 điểm cộng chói lọi khác. Nếu đã đọc nguyên tác thì sẽ thấy truyện kể theo ngôi thứ nhất của nữ chính và chỉ có phần ngoại truyện Dạ Hoa mới làm sáng tỏ 1 phần nhỏ những hy sinh của Dạ Hoa. Kịch bản phim truyền hình lấy lại toàn quyền kể truyện ở ngôi thứ 3 theo trình tự thời gian từ lúc mọi chuyện khởi điểm khi Chiết Nhan đưa Bạch Thiển lên Côn Luân Hư bái Mặc Uyên làm thầy. Độ chi tiết của nó vượt xa 30 mấy chương truyện của 3310 nguyên tác. Cả tuyến nhân vật thứ chính là Bạch Phượng cửu và Đông Hoa đế quân cũng là 1 tay biên kịch sáng tác thêm (lấy theo từ truyện Chẩm Thượng thự của đôi này rồi biến tấu). Tuy fan nguyên tác la ó là phăng theo cặp này làm loãng cặp chính và dài phim vô ích, nhưng mình cảm thấy cặp này được thêm thắt tốt và ko hoàn toàn thừa thãi. Khói nói thì sau này khi trình chiếu Hoa Cửu cũng đã dậy sóng lòng con dân tứ hoảng bát hoang thế nào. Sự chỉnh sửa lại 1 số chi tiết đoạn tụ để né kiểm duyệt cũng rất hợp lý chấp nhận được dù hint của cập Chân Nhan thì vẫn đập nát mặt hũ nữ.

*

Hình này pts hơi quá. Thực ra Trí Nghiêu lên phim mập hơn nhưng vẫn đẹp. Là nam nhân duy nhất của 4h8h mặc đồ Hường phấn vẫn phong độ nam nhi ngời ngờiMỹ nam đệ nhất 4h4h – Vu Mông Lung rất xứng với mỹ danh này

*

Trí Nghiêu và Mông Lung tạo ra 1 cặp đoạn tụ Chú cháu tình bể bình

Điểm trừ phần hình thức của phim là như đa số phim truyền hình Tàu kỹ xảo CGI còn rất giả. Những cảnh người đóng cùng phông xanh vẫn lộ, đặc biệt là cảnh người-thú tương tác giả trời ơi (coi cảnh Đế quân cưng nựng vuốt ve Hồng hồ ly rõ là tay vuốt không khí rất ngượng ngập).

Cái này thì vẫn là hạn chế công nghệ nói chung của phim điện ảnh Tàu nên có thể lơ qua, ko có kỳ vọng nên cũng ko thất vọng mấy.

Rồi xong ta ko còn gì để chê nữa. Ta nhảy hố fangirl đây.

Xem thêm: Đáp Án Đề Thi Hóa Thpt Quốc Gia 2019, Đáp Án Môn Hóa Học Thi Thpt Quốc Gia 2019

Gái lội tumblr tìm được 1 trang có mấy cái hình cap khá nhộn, đại khái phản ảnh được tâm trạng của các fangirl vừa xem phim xong nên copy về (Xem trang gốc)

*

Chỉ có 4 từ để diễn tả: tu vi cạn kiệt

*

Không muốn quên đi cũng là 1 loại chấp niệm nguy hiểm.

*

Đại loại là cái kẹo lần đầu tiên ăn luôn là ngon nhất

*

Không nhớ rõ làm sao có thể nhìn rõ màn hình khi coi đoạn này vì mắt mũi tèm lem

Haha thôi fangirl dừng ở đây. Kỳ sau sẽ là 1 bài cảm nhận nghiêm túc. Mình thề. Rất nghiêm túc. Muahahaha…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *