Giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng để con người sống bình thường, khỏe mạnh. Việc thiếu ngủ có thể gây ra hậu quả đáng sợ, từ ảo giác, mất kiểm soát, tới phát điên như trong các thử nghiệm này.

Đang xem: Thí nghiệm 15 ngày không ngủ của người nga

1. Thí nghiệm không ngủ của người Nga

Đây là một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất về giấc ngủ, dù một số người cho rằng nó không có thật. Thí nghiệm không ngủ này được thực hiện trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, và với rất nhiều thí nghiệm tàn bạo khác cùng thời, khả năng nó có thật lại càng cao hơn.

Các nhà khoa học Nga thực hiện một số các thí nghiệm vô cùng khủng khiếp lên 5 tù nhân chính trị. Các tù nhân bị nhốt trong một căn phòng luôn được phun khí gas vào bên trong, chỉ vừa đủ để khiến họ không thể ngủ trong suốt 30 ngày.

Kết quả là tất cả những thí nghiệm đều phát điên, trở thành một thứ quái vật không phải con người, có thể bị mổ xẻ suốt nhiều tiếng đồng hồ mà không đau đớn chống cự, chống trả bất kỳ ai đưa họ ra khỏi căn phòng có khí gas. Cuối cùng, trạm nghiên cứu phải giết chết những thí nghiệm kinh hoàng này và chôn lấp sự việc.

2. Không ngủ suốt 200 giờ.

Năm 1959, một DJ muốn thực hiện một hoạt động nhằm mục đích kêu gọi từ thiện. Anh quyết định thức suốt 200 tiếng đồng hồ không ngủ, và dành toàn bộ thời gian đó phát sóng radio trên kênh của mình.

Các nhà khoa học phải ở cạnh để giám sát, bởi muốn thức suốt chừng ấy thời gian anh cần sử dụng rất nhiều chất kích thích. Thử thách này nhanh chóng trở nên nguy hiểm.

Sau nhiều giờ không ngủ, anh không giải được những bài toán cơ bản nhất, thậm chí là đọc thuộc bảng chữ cái và bắt đầu gặp ảo giác. Hoang tưởng rằng mọi người đang tìm cách giết mình, anh chàng hóa điên, nhưng vẫn hoàn thành thử thách với 201 giờ không ngủ nhờ số lượng lớn chất kích thích.

3. Thí nghiệm điều khiển tâm trí.

Xem thêm: Thành Phố Đà Lạt Có Đèn Xanh Đèn Đỏ Không Đèn Giao Thông” Muốn Lắp Đèn Đỏ

Vào những năm 50, có một dự án tên MK Ultra, là một chuỗi các thí nghiệm bất hợp pháp trên người.

Các nhà khoa học trong dự án nghiên cứu về các chất kích thích có thể được sử dụng trong quá trình thẩm vấn tội phạm để ép họ nói ra sự thật, phương thức khá giống điều khiển tâm trí.

MK Ultra sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tác động lên bộ não, bao gồm thuốc gây ảo giác và các loại chất khác; thôi miên, cô lập cảm giác, bỏ mặc hoặc bạo hành đối tượng thí nghiệm cùng nhiều hình thức tra tấn khác.

4.Tẩy não tù nhân

Để có thể tẩy não và tra tấn các tù nhân, nhiều quản giáo đã bắt tù nhân không được ngủ trong thời gian dài. Triều Tiên đã sử dụng phương pháp này với các tù nhân Mỹ trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc.

Các nhà tâm lý học chỉ ra những ký ức ngụy tạo có thể xuất hiện bởi thiếu ngủ, không khác gì tẩy não thực sự. Vì thế nhà tù bắt tù nhân thức để họ nhận những tội mình bị cáo buộc, hoặc đơn giản là để tra tấn tù nhân.

5. Thí nghiệm lên chó.

Một nhà vật lý người Nga và nhiều nhà khoa học khác đã thực hiện thí nghiệm không ngủ lên chó vào những năm 1890 để xem sự tác động của thiếu ngủ lên vật sống. Sau vài ngày bị ép không được ngủ, những con chó này đã chết, cùng với vài tổn thương trong não.

Thí nghiệm tương tự khác được thực hiện, họ khiến lũ chó phải thức bằng cách liên tục dắt chúng đi dạo, và nhận ra tất cả những con chó này đều sẽ chết trong khoảng 9-16 ngày.

Xem thêm:

Đọc tin khám phá, khoa học vũ trụ mới nhất tại roosam.com.Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email khampha
Tags

nhà khoa học

Tù nhân chính trị

chất kích thích

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

hình thức tra tấn

tâm lý học

tra tấn tù nhân

Thí nghiệm

Xem theo ngày Ngày 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Tháng Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12 Năm 2021202020192018 XEM
Trang chủThời sựKinh doanhQuốc tếQuân SựThể thaoCư dân mạngGiải tríPháp luậtSống khỏeCông nghệĐời sốngVideoRSS

*

roosam.com Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *