Với nền kinh tế ngày càng khởi sắc thì nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và được giới trẻ lựa chọn để theo đuổi lâu dài. Việc chọn sai ngành nghề thường dẫn đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường Đại học hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai.

Đang xem: Thống kê lương các ngành nghề ở việt nam

*

Thành công nghề nghiệp tương lai phụ thuộc quan trọng vào sự lựa chọn ngành nghề hôm nay của bạn. Mùa tuyển sinh đang đến gần, nhiều bạn học sinh đang rất khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp

Bạn có thể tham khảo quy trình lựa chọn nghề nghiệp sau đây để có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

Bước 1: Hãy Dành Thời Gian Cho Việc Lựa Chọn Nghề Nghiệp Tương Lai.

Việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống (cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng và xã hội, niềm vui sáng tạo trong công việc…).

Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…Vì vậy bạn hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng.

Bước 2 : Loại Bỏ Những Vấn Đề Sai Lầm Khi Chọn Nghề

Chọn nghề chỉ có ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu…), chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

Bước 3 : Xác Định Bản Thân Mình Phù Hợp Với Ngành Nghề Nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dẫn.

Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.

Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo… để xem mình có phù hợp với nghề báo không. làm thủ quỹlên kế hoạch chi tiêu cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán hay không, tham gia tổ chức một sự kiện như hội trại, picnic cho trường hay lớp để bạn nhận thấy năng lực lãnh đạo, khả năng giao tiếp, thuyết phục, điều phối, xử lý vấn đề của mình.

Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè… để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.

Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm.

Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề.

Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển…

Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp.

Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Bước 4: Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp

*

Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình. Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.

Bước 5: Cần Tìm Hiểu Nhiều Nhất Về Những Ngành Nghề Mà Mình Lựa Chọn

– Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

– Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.

– Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.

– Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

– Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

– Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi

– Học phí, học bổng.

– Bằng cấp và cơ hội học lên cao .

– Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.

– Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.

– Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.

– Những chống chỉ định y học.

– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường.

– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương …

Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm phối hợp trên các website, cẩm nang tuyển sinh, sổ tay sinh viên của các trường, website của báo chí, quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học”, các cẩm nang tuyển sinh của các báo, các loại sách hướng nghiệp, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường những người làm trong nghề…

Bước 6: Xác Định Năng Lực Học Tập Của Bạn

*

Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

– Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào.

Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.

– Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

Xem thêm:

– Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Bước 7: Tìm Hiểu Thông Tin Để Có Cách Học Tập Và Tham Gia Kỳ Thi Phù Hợp

Tìm hiểu các thông về kỳ thi tuyển sinh đại học, cách thức ra đề thi, cấu trúc đề thi, phương pháp học và làm bài thi hiệu quả, kinh nghiệm khi đi thi, dinh dưỡng cho kỳ thi… để đạt hiệu quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh.

NHỮNG NGHỀ DỄ KIẾM TIỀN THU NHẬP CAO Ở VIỆT NAM

1. Marketing

Đây là lĩnh vực không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào, với nhiều công việc khác nhau như: viết quảng cáo, chăm sóc khách hàng, tổ chức sự kiện… Bộ phận Marketing hoạt động tốt hay không sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự thành bại hoạt động kinh doanh của công ty. Lương của nhân viên Marketing hiện nay dao động từ 8 – 20 triệu đồng/ tháng.

2. Quản Lý Nhân Sự

*

Nghề nhân sự từ lâu đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Với mức lương có thể lên tới 8 triệu đồng (cấp bậc nhân viên mới ra trường); 15 – 20 triệu đồng (cấp trưởng phòng) và thậm chí các doanh nghiệp, công ty nước ngoài sẵn sàng trả mức 30 – 80 triệu đồng/ tháng dành cho các giám đốc nhân sự tài năng.

3. Ngành Tài Chính/Đầu Tư:

Mặc dù, mức lương cho sinh viên mới ra trường thuộc chuyên ngành này khoảng 5 – 6 triệu VNĐ/ tháng nhưng khoảng 25% nhân sự cấp Quản lý của ngành Tài chính/Đầu tư nhận mức lương từ 70 triệu VNĐ/ tháng trở lên. Đây là con số cao nhất trong những ngành nói trên.

4. Phi Công

Một phi công trung bình có thể kiếm được khoảng 70 triệu đồng/ tháng. Đây là công việc tuy có nhiều áp lực lại đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ năng nhưng luôn hấp dẫn, thu hút các bạn trẻ theo đuổi. Hiện nay, với việc cơ sở hạ tầng hàng không ngày càng được mở rộng, các hãng hàng không đổ bộ vào Việt Nam thì cơ hội đến với nghề phi công đang mở rộng cho các bạn trẻ.

5. Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

Theo các chuyên gia dự đoán thì từ nay đến 2025, ngành CNTT vẫn sẽ thu hút được nhiều người theo đuổi do nhu cầu nhân lực chất lượng vẫn đang rất cao. Những ứng cử viên tiềm năng hoàn toàn có thể nhận được mức lương từ 10 – 16 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, lĩnh vực CNTT cũng rất đa dạng vềbộ phận, công việc khác nhau mà nhân viên có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất với bản thân.

6. Photographer

Ngày nay, chỉ với chiếc máy ảnh cùng với một chút khả năng xử lý hình ảnh hậu kỳ thì các bạn trẻ hoàn toàn có thể kiếm tiền từ các công việc chụp ảnh như: chụp hình du lịch, phong cảnh,chụp ảnh các sản phẩm thời trang – thực phẩm – vật dụng… Với mức thu nhập tùy theo sản phẩm thực hiện và dựa vào khả năng cũng như “tay nghề” của bạn.

7. Kỹ Sư Xây Dựng

Đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ chóng mặt nên xây dựng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Theo dự báo thì từ nay đến 2050, mỗi năm nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng 400,000 – 500,000 người. Do đó, lực lượng về đội ngũ kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn là vô cùng cần thiết. Một kỹ sư xây dựng với 3 – 5 năm kinh nghiệm có thể đạt được mức thu nhập 13 – 15 triệu đồng/ tháng.

8. Ngành Du Lịch, Quản Lý Nhà Hàng, Khách Sạn

Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn là một trong những ngành luôn đứng trong danh sách những nghề dễ có việc làm, thu nhập cùng đãi ngộ hấp dẫn. Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên Phục vụ nhà hàng, Lễ tân, Đầu bếp… là những công việc thú vị được làm việc trong môi trường làm việc sang trọng, chuyên nghiệp. Những công việc này đều có mức lương khởi điểm cao từ 6 – 8 triệu đồng (chưa bao gồm thưởng, tiền tip) cũng như các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ tốt. Bên cạnh nhiều cơ hội việc làm thì tiềm năng thăng tiến cũng rộng mở dành cho các ứng viên.

9. Ngành Thiết Kế Thời Trang

Ngoài nhu cầu mặc đủ thì con người ngày càng muốn mình phải ăn mặc sao cho đẹp, hợp thời trang, cá tính… Vì thế ngành thiết kế thời trang tuy không còn quá xa lạ nhưng vẫn luôn là một trong những ngành nghề chưa bao giờ hết hot. Hiện các nhãn hàng thời trang có thể trả lương gấp 2, 3 lần để có được những nhà thiết kế tài giỏi, nắm bắt, tạo ra xu hướng…

10. Nhân Viên Ngân Hàng

Với mức thu nhập của nhân viên ổn định trong khoảng 12 – 20 triệu đồng/ tháng (có nơi lên đến hơn 30 triệu đồng/ tháng) cùng các chế độ thưởng lễ Tết lớn thì ngành ngân hàng luôn nằm trong top những công việc lương cao ở Việt Nam.

11. Nha Sĩ:

Chẩn đoán và điều trị những vấn đề liên quan đến răng và mô miệng, đưa ra lời khuyên và các biện pháp chăm sóc thích hợp. Cụ thể, họ đưa ra lời khuyênvề chăm sóc răng miệng như chế độ ăn, cách chải răng, cách dùng chỉ nha khoa và các vấn đề khác. Họ cũng thực hiện các hoạt động điều trị về răng như nhổ răng sâu, trám răng, khám bằng tia X quang.

12. Luật Sư:

Một điều đáng buồn nhưng lại rất thực tế trong xã hội hiện đại là: người ta sẽ kiện bạn nhanh hơn cả thời gian để bạn có thể nói câu thương lượng. Các luật sư đang tiến vào mọi ngóc ngách của xã hội và xu hướng này chưa có dấu hiệu giảm.

Bởi vậy họ thực sự kiếm được nhiều tiền từ những khách hàng, tất nhiên là cũng đang ngày càng giàu có, của mình.

Điều dễ chịu của ngành này là các luật sư gồm những người bào chữa và nhà tư vấn không phải lúc nào cũng phải xuất hiện tại các phiên toà (mặc dù đây là hình ảnh thường thấy trong các bộ phim của Hollywood).

Các luật sư chuyên về các vấn đề quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, thuế hoặc các ngành luật khác lại càng thư thái hơn nữa. Những luật sư này dùng đến 99% thời gian của mình bên ngoài phòng xử án để ngồi tĩnh lặng tại thư viện hoặc văn phòng.

Tuy vậy, đào tạo để trở thành một luật sư có những yêu cầu khá khắt khe. Những luật sư buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học sau 4-5 năm trong trường luật và phải trải những kỳ thi viết, vấn đáp, hùng biện cực kỳ nghiêm ngặt.

Song song với đó, cạnh tranh lẫn nhau giữa các sinh viên và những người vừa tốt nghiệp ngành luật rất căng thẳng. Những người đó phải làm việc không dưới 50 giờ một tuần, cả vào buổi đêm và cuối tuần.

Và tất nhiên một khi đã có quãng thời gian dài chuyên tâm tới vậy, thành quả tốt đẹp cũng là điều xứng đáng.

13. Bác Sĩ- Dược Sĩ

Ngoài công việc chính thăm khám chữa bệnh thì ngày nay các lĩnh vực khác trong y tế cũng phát triển như: điều dưỡng, nghiên cứu, thẩm mỹ, tâm lý… Với mức lương trung bình cho một nhân viên ngành y tế vào khoảng 24 triệu đồng/ tháng. Khối ngành này hàng năm vẫn đang thu hút rất nhiều người trẻ theo đuổi.

Một số ngành không bao giờ hạ nhiệt như Bác sĩ – Dược sĩ có mức lương từ 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Từ 2020 – 2030, theo Bộ Y tế, Việt Nam cần phải bổ sung 10.887 dược sĩ Đại học và 83.851 điều dưỡng.

14. Ngành Điện – Cơ Khí

Đây là nhóm ngành hiện đang cần nhiều nhân lực. Và ngành đòi hỏi kinh nghiệm khá cao. Khi “đầu cơ” vào ngành này cầnphải có sức khỏe, kiên trì và có phần mạo hiểm. Chính vì vậy ngành này thường chỉ có nam giới lựa chọn. Tuy nhiên đây là nghề mang lại thu nhập cao và ổn định. Và chắc chắn là những ngành nghề kinh doanh phát triển trong tương lai.

15. Ngoại Ngữ

Ngoại ngữ là những ngành hot nhất trong tương lai dễ “hái ra tiền”. Nếu được đào tạo về chuyên ngànhngoại ngữ bạnsẽ có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở. Nếu giỏi ngoại ngữ thu nhập của bạnsẽ cao hơn nhiều. Có thể lựa chọn làm giáo viên, phiên dịch viên, nhân viên ngoại giao, đối ngoại….

Hiện có rất nhiều các trường đào tạo về ngoại ngữ như: Đại học Ngoại ngữ. Đại học Hà Nội. Đại học Ngoại thương. Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Viện đại học Mở….

16. Công Nghệ Sinh Học

Hiện nay có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo. Và hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học Công nghệ sinh học là rất lớn.

Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn.

MỘT VÀI LƯU Ý VỀ KHẢO SÁT

Để đánh giá thu nhập của một ngành là cao hay thấp, kết quả khảo sát sử dụng khoảng lương phổ biến và mức lương trung vị cho từng cấp bậc kinh nghiệm khác nhau.

Trong đó, mức lương trung vị được tính dựa theo phương pháp tìm số trung vị của tập hợp tất cả những dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm.

Song song đó, nếu coi mốc 50% là số trung vị thì khoảng lương phổ biến được giới hạn bởi hai cột mốc 25% và cột mốc 75% của tập hợp các dữ liệu lương có chung đặc điểm về cấp bậc kinh nghiệm. Nói cách khác, khoảng lương phổ biến phản ánh mức lương mà người tìm việc hiện tại đang nhận được nhưng không bao gồm mức lương của cấp bậc cao hơn (như giám đốc) vì số liệu chưa đủ.

Một điều cần lưu ý rằng, các số liệu về lương được sử dụng trong khảo sát là mức lương hàng tháng trước thuế và bảo hiểm (gross salary), được tính theo đơn vị VNĐ.

Xem thêm: Những Điều Con Trai Thích Nhất Ở Con Gái Bạn Nên Biết, Con Gái Thích Con Trai Như Thế Nào

Mặc dù, đây là danh sách những nghề có thu nhập cao tại Việt Nam hiện nay nhưng để có mức lương lý tưởng như thế họ phải trải qua nhiều thách thử và áp lực. roosam.com tin chắc dù chọn nghề nào thì chỉ cần cố gắng và không ngừng học hỏi, sáng tạo thì cơ hội thành công cũng sẽ đến với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *