Thực trạng hiện nay của sinh viên sau khi ra trường đó là đại đa số đều không tìm được việc làm. Vậy do đâu mà lại có tình trạng như thế xảy ra?

Dựa theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Đang xem: Thực trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay

*

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ”.

Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta.

Việc đào tạo ồ ạt dẫn đến nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng đã khiến các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại.

Về vấn đề này, nhà báo Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi mảng giáo dục nhận định: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định”.

Xem thêm: Phim Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên 2, Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên Phần 2 Sắp Khai Máy

*

Đâu là giải pháp?

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất vẫn xuất phát từ chính các bạn học sinh, sinh viên, gia đình và trường học trước khi các bạn vào Đại học. Ở Việt Nam, việc chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hot”, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn hầu như là con số 0.

Chính vì vậy, trước khi nộp hồ sơ Đại học, nhiều bạn vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai, có khi nhắm mắt đưa chân để đỗ vào một trường nào đoc cho có cái mác “đại học”. Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi vào học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên thụ động, chán nản, lười học lười áp dụng vào cuộc sống.

Hạn chế nữa lớn nhất với sinh viên Việt Nam là khả năng ngoại ngữ, nhất là trong thời ký hội nhập thì đó thực sự là rào cản lớn.

Thực tế như vậy nhưng khi ra trường sinh viên lại “chê việc”. Cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học trong tay, nhiều cử nhân, kỹ sư được nhà tuyển dụng tiếp nhận nhưng đã từ chối chỉ vì lương thấp, công ty nhỏ không có tên tuổi, thậm chí do “nhìn không hoành tráng”…

*

Học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội mở ra nhiều cơ hội việc làm mới

Khi xã hội đang ngày càng phát triển thì người dân ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe, do đó nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng tăng. Cơ hội việc làm sau khi học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược sẽ rất rộng mở.

Xem thêm: Xem Phim Tình Yêu Không Có Lỗi, Lỗi Ở Bạn Thân Ở Đâu? Tình Yêu Không Có Lỗi Lỗi Ở Bạn Thân Phần 2

Nhằm tạo cơ hội cho những bạn trẻ muốn chuyển đổi sang ngành Dược, Cao đẳng Dược Hà Nội tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dượcvới thời gian đào tạo là 2 năm. Học viên có thể đăng ký học vào trong, ngoài giờ hành chính hoặc Thứ 7 và Chủ nhật.

Thí sinh nếu có nhu cầu đăng ký học nộp hồ sơ về địa chỉ Cao đẳng Dược Hà Nội

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Cao đẳng Dược Hà Nội

Phòng tuyển sinh: Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch phòng 201 nhà C – số 290 Tây Sơn – Q. Đống Đa – Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *