Tình yêu và tiền bạc nghe cứ như “tội ác và trừng phạt” của nhà văn Dostoyevsky. Trong đó “tình yêu” là một dáng hình khác của “tội ác”, còn “tiền bạc” chẳng khác gì một sự “trừng phạt”, nếu ta chọn sai? Từ cố chí kim, chúng ta vẫn tự hỏi, giữa tình yêu và tiền bạc cái nào quan trọng hơn? Nếu được chọn một trong hai thứ đó rốt cuộc điều ta chọn sẽ là gì? Hoặc chúng ta còn một sự lựa chọn nào khả dĩ hơn không? 

*

Rốt cuộc tình yêu và tiền bạc cái nào quan trọng hơn? Ảnh: Internet 

1. Giữa tình yêu và tiền bạc bạn chọn gì?

Câu hỏi muôn đời mà không có một đáp án thỏa mãn nhất. Với người đời, chọn tình yêu là kẻ lụy tình, chọn tiền bạc là người thực dụng. Từ đây bỗng nhiên xuất hiện hố sâu ngăn cách giữa những kẻ hai bên chiến tuyến tiền – tình.

Đang xem: Tình yêu và tiền bạc cái nào quan trọng hơn

Người ta bảo, tình yêu và tiền bạc đáng lẽ không (và không nên) “dính dáng” vào nhau. Bởi lẽ, tình yêu là một thứ cảm xúc, một trạng thái tâm lý của con người, trong khi tiền bạc lại là “vật ngang giá”. Vậy điều gì khiến tình yêu và tiền bạc vốn thuộc hai thế giới khác nhau lại khiến chúng ta phải nghĩ suy, cân đo, lo lắng và thậm chí làm hư hao những đời người?

Câu trả lời nằm ở sự tác động của tình yêu và tiền bạc: Cả hai đều làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn. Với tình yêu, sự thỏa mãn nằm ở nhu cầu tinh thần; với tiền bạc sự thỏa mãn trong nhu cầu vật chất. Và nguồn cơn mọi hỉ nộ ái ố đều bắt đầu từ đây: Chúng ta muốn mình được đắm say trong tình yêu, nhưng chúng ta cũng mong cầu mình được “no say” trong “cơm ăn, áo mặc”.

Trước khi viết những dòng này, tôi đã có nhiều dịp tranh cãi với bạn bè mình về chọn lựa giữa tình – tiền. Một thống kê khá thú vị là trong danh sách những đứa bạn được hỏi thì đa số đàn ông chọn tiền bạc, và ngược lại phụ nữ chọn tình yêu. Nhưng, sau một thời gian khi những đứa bạn của tôi bước vào độ tuổi lập gia đình, tôi để ý và thống kê lại (dù không thể khẳng định) thì thấy một kết quả trái ngược: Những gã bạn của tôi chọn gắn bó với người tình cũ, trong khi có kha khá cô bạn (mà ngày xưa khăng khăng chọn tình yêu) lại tìm đến những bến đỗ mới, “an toàn” hơn!

Từ thực tế này, tôi bắt đầu băn khoăn, rằng trong tình yêu và tiền bạc, đừng trong một lúc nào đó cao hứng mà khẳng định rằng mình sẽ chọn cái này, không chọn cái kia. Bởi khi bạn còn đang sống trong những phút giây nồng cháy của tình yêu thì… đất trời bạn còn chẳng quan tâm nữa là tiền bạc. Và khi bạn no đủ trong bạc tiền bạn sẽ bị cuốn theo cơn lốc đó, nói chọn tình yêu lúc này là một thứ “nghe rất vui tai” mà thôi. 

*

Gatsby vĩ đại – câu chuyện xung đột giữa tình và tiền. Ảnh: Internet 

Đến đây tôi nhớ Gatsby vĩ đại, có cô nàng Daisy xinh đẹp và Gatsby hào hoa. Trong tiểu thuyết này, xung đột giữa tình yêu và tiền bạc là chủ đề chính. Gatsby vì muốn giành lại tình cảm của người tình cũ đã cố gắng vươn mình lên tầm thượng lưu, còn Daisy sau khi cưới một anh chàng thượng lưu khác lại muốn tìm về bên Gatsby – tình yêu đích thực. Và cái kết thì cực kỳ đau buồn nhưng rất đời: Gatsby chết khi cái bóng thượng lưu vỡ tan tành, còn Daisy quay lại với anh chàng giàu sang kia sau một thời gian “đau buồn rồi cũng qua”.

Kể lại như thế để biết “lòng dạ” chúng ta nhiều khi đổi thay nhanh như bàn tay trở ngược. Hôm nay ta vui ta thét lên rằng mình sẽ chọn tình yêu, bởi suy cho cùng tình yêu là cao thượng, là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất của một đời, rằng tiền bạc là phù du… Nhưng rồi hôm sau khi gặp một “thực tế cuộc đời” khác, ta bắt đầu thấy mình “nhẹ dạ”, ta nghĩ rằng đã đến lúc trưởng thành, và làm người lớn thì phải đặt tiền bạc, sự nghiệp lên hàng đầu, tình yêu lúc này là phù phiếm.

Nên bạn ạ, trước câu hỏi giữa tình yêu và tiền bạc chúng ta nên chọn gì? Bạn hãy giữ một thái độ điềm tĩnh, bởi chính chúng ta nhiều khi còn không hiểu nổi mình và những câu trả lời đầu môi thường trái ngược với những gì chúng ta làm sau đó.

Xem thêm: Danh Sách Phụ Kiện Và Vũ Khí Trong Thủy Thủ Mặt Trăng Pha Lê Tập 39

2. Tình làm mình ngủ mê, tiền làm ta đi lạc

Vì rất khó để chọn lựa giữa tình yêu và tiền bạc nên nhiều người lựa chọn một đáp án thứ ba: dung hòa giữa tình và tiền.

Bạn có thể thấy đáp án này trong rất nhiều châm ngôn tình yêu và tiền bạc, thơ tình yêu và tiền bạc hoặc những lời khuyên của những người nổi tiếng trên mạng xã hội. Ở đó, những người chọn đáp án thứ ba thường cố làm hài lòng “hai bên chiến tuyến”, rằng chúng ta có thể dung hòa hai nhu cầu tiền – tình, rằng sự cân đối tình – tiền sẽ đem lại cho ta một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng điều đáng nói là “phương pháp cân đối, dung hòa” tình – tiền thì chưa một ai đưa ra cụ thể được. 

*

Liệu có thể dung hòa giữa tình yêu và tiền bạc? Ảnh: Internet 

Trên mạng xã hội đầy rẫy những câu nói “ngàn like” như thế này: “Tôi không đề cao giá trị của đồng tiền, nhưng cũng không phủ nhận”; “Tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó làm cuộc sống nhẹ nhàng hơn”…

Nghe hay thì rất là hay nhưng trong những câu nói nửa vời đó vẫn hàm chứa sự bế tắc lẫn tuyệt vọng. Như đã đề cập ở đầu bài viết, vì chúng ta sợ người đời nói “chọn tình yêu là kẻ lụy tình, chọn tiền bạc là người thực dụng” nên luôn tìm cách để “dung hòa” hai thứ vốn không thể trộn lẫn này. Và tôi đồ rằng đó là một cách làm sai, và việc “vừa đề cao vừa phủ nhận” giống như chúng ta tạm cho mình một liều thuốc giảm đau mà lầm tưởng đã hết bệnh rồi.

Vậy giữa tình yêu và tiền bạc chúng ta phải chọn cách ứng xử như thế nào? Theo riêng mình, tôi nghĩ chúng ta phải tách bạch hai vấn đề như nó vốn đã tách rời nhau: Tiền là tiền, tình là tình.

Lúc này, chúng ta chọn cho mình một cách ứng xử riêng với từng vấn đề. Với tình yêu mình thích thì mình cứ yêu thôi. Còn với tiền bạc, ta gắn nó với trách nhiệm của chính mình: phải lao động để kiếm tiền nuôi chính mình.

Xem thêm: # Gia Đình Là Số 1 Phần 2 Việt Nam: Thông Tin Diễn Viên, Gia Đình Là Số 1 Phần 2

Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ “chính mình” đó. Vì trước đến nay ta nói về tình yêu và tiền bạc mà luôn gắn với một người khác. Ví dụ, ta yêu một người nào đó nhưng vẫn lung lay vì số tài khoản của họ, hoặc ta nghĩ mình chưa có tiền nên chưa dám có tình yêu. Điều này chứng tỏ ta chưa hiểu mình, chưa tự tin vào chính mình: Ta có thể yêu người khác mà “đếch” cần quan tâm đến số tài khoản của họ. Ta có thể có tình yêu ngay cả khi ta chưa có tiền (còn chuyện sẽ có tiền là một câu chuyện khác, ở tương lai cần tính toán sau). 

*

Chúng ta phải tách bạch hai vấn đề tiền và tình để sống hạnh phúc. Ảnh: Internet 

Trong rất nhiều câu nói hay về tình yêu và tiền bạc, tôi đặc biệt thích một câu nói vô danh rằng “tình làm mình ngủ mê, tiền làm ta đi lạc”. Vốn dĩ, tình yêu và tiền bạc không dính dáng đến nhau, nhưng tại chúng ta cứ gắn nó với nhau mà thôi. Chính suy nghĩ “có tình yêu mà không tiền thì cạp đất mà ăn”, hoặc “có tiền mà không có tình yêu thì sống không ra sống” đã ép chúng ta vào định kiến. Mà khi sống trong định kiến thì dù chúng ta có cả tình yêu lẫn tiền bạc (ví dụ hoàn hảo nhất) thì chúng ta vẫn không thể cảm nhận được hạnh phúc.

Tình yêu và tiền bạc cái nào quan trọng hơn? Câu hỏi này là một “tình thế” mà theo tôi chúng ta không nên tự ép mình hoặc ép người khác phải trả lời. Bởi khi phải sống trong “tình thế” đó là khi ta đã cùng cực, khi phải lựa chọn một trong hai là khi ta biến mình thành một người khác. Mà chúng ta nào ai muốn mình khác đi như thế!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *