Không ai muốn trẻ nhà mình sinh ra đã mắc phải những căn bệnh, triệu chứng bệnh không đáng có. Một trong số các vấn đề đau đầu của nhiều gia đình hiện nay chính là nhà có con chậm nói. Tình trạng chậm nói không tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất của trẻ, tuy nhiên lại khiến trẻ gặp nhiều hạn chế trong quá trình học tập lẫn giao tiếp. Và bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bố mẹ các lưu ý khi nhà có trẻ chậm nói, từ đó đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời.

Đang xem: Tổng Hợp Lưu Ý Khi Nhà Có Trẻ Chậm Nói Mà Bố Mẹ Nên Biết

Mẹ có thể xem thêm tổng quan chậm nói: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/cham-noi/

Các mốc giai đoạn phát triển ngôn ngữ

Mỗi trẻ sẽ có cột mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của riêng chúng. Sau đây là tổng quan các cột mốc mà một đứa trẻ cần đạt được trong độ tuổi từ 2 đến 5.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi

  • Sử dụng thành thạo các âm f, t, d, n, k, g,…
  • Bắt chước cách nói theo bố mẹ hay bạn bè thường dùng
  • Biết chú ý theo người gọi tên của chúng

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi

  • Trả lời được những câu hỏi đơn giản như  "Ai?", "Gì?", "Ở đâu?" và tại sao?" 
  • Theo kịp tiến độ nghe TV với các thành viên khác trong gia đình
  • Có thể tạo câu có bốn từ trở lên
  • Không nói ngọng, nói lắp
  • Nghe tiếng gọi từ xa

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi

  • Nghe hiểu được câu chuyện dài và tranh luận về câu chuyện đó
  • Đọc thành thạo các chữ cái và số
  • Nói chuyện có ngữ điệu riêng biệt
  • Giao tiếp nhuần nhuyễn với người lớn và bạn bè
  • Sử dụng các câu cung cấp thông tin chi tiết
  • Nghe và hiểu những gì được nói ở trường 
  • Biết tự kể một câu chuyện

Lý do vì sao trẻ lại chậm nói

Trẻ chậm nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó kể đến:

Nguyên nhân do bệnh lý: Một số trẻ gặp vấn đề về bộ phận liên quan đến tai, mũi, họng, lưỡi, não,…có khả năng cao mắc tình trạng chậm nói. Ví dụ như trẻ bị viêm màng não,… ảnh hưởng đến dây thần kinh ngôn ngữ ở trẻ.

Nguyên nhân do ảnh hưởng tâm lý: Gia đình không hòa thuận, bố mẹ hay bận rộn công việc,… cũng tác động lên tâm lý không muốn giao tiếp và trò chuyện của trẻ.

Vấn đề liên quan đến thính lực: Việc trẻ không nghe rõ âm thanh từ người khác sẽ làm giảm sự phản xạ trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, nếu tình trạng nặng thì trẻ cần nhờ tới sự giúp đỡ của máy trợ thính. 

Chế độ ăn uống không khoa học: Thực đơn hàng ngày chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như khoáng chất hay vitamin,…

Chứng tự kỷ: Tự kỷ chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Lúc này bố mẹ cần để ý nhiều hơn nữa tới tình trạng của trẻ.

Một số lưu ý chăm sóc khi nhà có trẻ chậm nói

Nói chuyện nhiều cùng trẻ: Bố mẹ bận đến đâu cũng cần dành thời gian thường xuyên để giao lưu, kể chuyện,… cho trẻ. Chỉ khi tạo môi trường tiếp xúc nhiều với các ngôn ngữ, âm thanh khác nhau thì mới thúc đẩy quá trình muốn được nói của trẻ. Khuyến khích trẻ tiếp tục luyện nói và phản xạ hàng ngày. 

Nói to, rõ ràng, chậm rãi với trẻ: Giai đoạn này bố mẹ cần kiên nhẫn để có thể trò chuyện với trẻ. Kiên nhẫn chính là chìa khóa tốt nhất, bố mẹ cố gắng nói thật chậm và rõ các từ để trẻ dễ phát âm theo. Đặc biệt, bố mẹ không được nói ngọng, nói lắp và ủng hộ việc trẻ đang bị nói sai. Kết hợp với âm thanh, bố mẹ có thể sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, vỗ tay để trẻ bắt chước theo. 

Hát cho trẻ nghe: Bố mẹ hãy tìm và hát những bài hát thiếu nhi để trẻ dễ ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu của bài hát cũng giúp trẻ dễ tiếp thu và cảm thấy thoải mái hơn. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Đọc sách cùng trẻ: Dành thời gian đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe. Sách có thể là “liều thuốc tốt” cho những đứa trẻ chậm nói. Khi bố mẹ ôm trẻ vào lòng và đọc những câu chuyện hấp dẫn cho con sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều từ mới trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhanh chóng đưa trẻ chậm nói đến bệnh viện nếu tình trạng chậm nói kéo dài hơn so với thông thường. Việc nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và phương pháp phù hợp nhất cho trẻ nhà bạn.

 

 

 

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *