Để chuẩn bị nội dung cho tiết sinh hoạt theo chủ đề, giờ sinh hoạt tuần trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã giao nhiệm vụ cho tổ 1 thực hiện chủ đề “Tình yêu tuổi học trò”. Sau khi nhận nhiệm vụ, các thành viên trong tổ đã cùng nhau bàn bạc, lựa chọn nội dung, lên kế hoạch, phân chia nội dung công việc cho từng thành viên trong tổ và cùng nhau làm phần mềm trình chiếu Power point để trình bày trong giờ sinh hoạt thực hiện chủ đề.

Giờ sinh hoạt chủ đề có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thu Lý và 39 các bạn học sinh trong lớp 10A1. Sau phần giới thiệu của MC Vũ Thị Phượng – đại diện tổ 1 trình bày kết quả tìm hiểu về Chủ đề: “Tình yêu của tuổi học trò”.

Đang xem: Trắc nghiệm vui về tình yêu tuổi học trò

*

*

*

Bạn Vũ Thị Phượng trình bày kết quả tìm hiểu chủ đề trước lớp 

Các bạn tổ 1 đưa ra câu hỏi và gợi ý trả lời về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” bằng kết quả khảo sát cụ thể:

Câu hỏi 1: Tình yêu là gì?

– Tình yêu là hành động quan tâm, chăm sóc và lo lắng… dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc đến cuộc sống của họ.

Câu hỏi 2: Thế nào là tình yêu tuổi học trò?

– Tình yêu tuổi học trò: trong sáng, hồn nhiên và đơn giản.

– Một tình yêu ngộ nghĩnh với những biểu hiện chân thành, là những rung cảm đầu đời dành cho một người khác giới.

– Tình yêu học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi,…

Câu hỏi 3: Ý nghĩa của tình yêu tuổi học trò?

a. Tích cực:

– Về tâm lí:

+ Giúp hoàn thiện tâm lí bản thân, sống thật với cảm xúc.

+ Giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn.

+ Giúp chúng ta có một lối sống tích cực và biết suy nghĩ hơn.

– Về học tập:

+ Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng trong học tập.

+ Giúp đỡ nhau trong học tập.

+ Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui.

b. Hạn chế:

– Ở lứa tuổi học trò chưa đủ chín chắn và trưởng thành để nhận thức về tình yêu.

– Nếu không có suy nghĩ đúng đắn sẽ có những lệch lạc và phản ứng tiêu cực.

Câu hỏi 4: Tại sao chúng ta lại nảy sinh tình yêu tuổi học trò?

a. Nguyên nhân chủ quan

– Học sinh trung học đang ở lứa tuổi phát triển và thay đổi về tâm sinh lý.

– Nhận thức chưa đúng đắn về tình yêu: yêu theo phong trào, yêu để giải trí, yêu để lợi dụng…

b. Nguyên nhân khách quan

– Do gia đình chưa quan tâm đến con cái; chưa có những biện pháp tích cực, cụ thể và hiệu quả để định hướng và tác động đến nhận thức của các bạn…

Câu hỏi 5: Phụ huynh cần nhìn nhận về tình yêu tuổi học trò như thế nào?

+ Cần nhận thức được đây là tâm lý tuổi mới lớn của mỗi con người.

Xem thêm: Vụ Án Trên Chuyến Tàu Tốc Hành Phương Đông (Phim 2017), Án Mạng Trên Chuyến Tàu Tốc Hành Phương Đông

+ Phụ huynh cần trở thành một người bạn của con cái, để chia sẻ, lắng nghe và định hướng cho con những gì tốt nhất. Chứ không phải áp đặt, phản đối và tức giận với con, điều đó chỉ làm cho mọi thứ thêm tồi tệ.

Sau phần trình bày rõ ràng, thuyết phục của bạn Phượng – đại diện tổ 1 đưa ra, các thành viên trong lớp đều tỏ ra phấn khởi, hài lòng.

Nhưng có lẽ phần sôi nổi, hấp dẫn nhất của tiết sinh hoạt là các thành viên trong tập thể được nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình về câu hỏi mà các bạn tổ 1 thảo luận trước lớp: “Theo bạn, nên yêu hay không yêu ở lứa tuổi còn là học sinh?”

Bạn Nguyễn Tuấn Anh Đài cho rằng: “Tình yêu tuổi học trò thì không nên vì tình yêu rất khó đoán, khó giữ được lâu dài và ảnh hưởng đến học tập.”

*

Bạn Nguyễn Trung Nam bộc lộ quan điểm: “Mình nghĩ là nên bởi theo mình đó cũng là một kỉ niệm đáng nhớ trong tuổi học trò, không phải cứ khi yêu vào là sẽ học kém đi, chất lượng học tập giảm sút, nhờ tình yêu sẽ giúp nhau tiến bộ trong học tập”.

Xem thêm:

*

Là một cán sự lớp, bạn Bùi Tuấn Hưng cũng bày tỏ ý kiến của mình: “Về vấn đề nên hay không nên thì tùy thuộc vào mỗi người, nếu cảm thấy mình ý thức được, mình nghiêm túc và mình coi đó là một động lực để học hành, để phấn đấu thì mình nên yêu. Còn nếu mình chỉ yêu cho bằng bạn bằng bè và yêu theo phong trào thì mình không nên yêu vì có thể ảnh hưởng tới cả hai.”

*

Còn bạn Nguyễn Ngọc Sáng lại cho rằng: “Mình nghĩ là không nên yêu tuổi học trò vì tuổi học trò chưa đủ trưởng thành để nhận thức được tình yêu, do đó sẽ ảnh hưởng tới học tập.”

*

Bạn Nguyễn Thị Phương Thảo – lớp phó văn thể mỹ của lớp 10A1 nêu quan điểm rằng: “Mình nghĩ là không nên yêu bởi là con người ai cũng có cảm xúc nhưng khi ta đủ thông minh sẽ cân bằng được cảm xúc ấy. Đúng là yêu có hai mặt nhưng hầu như sẽ theo hướng tiêu cực vì khi yêu chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối như: ghen tuông, cãi vã, giận hờn… khi đó chúng ta sẽ không cân bằng được việc học, mất tập trung, dẫn đến sự suy sụp tinh thần.”

*

Tiết sinh hoạt khép lại với lời nhắn nhủ của cô giáo chủ nhiệm: cô mong các em nên cân nhắc thật kĩ trước khi đến với tình yêu ở tuổi học trò; phải xác định rõ mục tiêu học tập trong những năm học THPT, và nếu có tình yêu ở tuổi học trò thì phải biết cân bằng giữa việc học với việc yêu, không để tình yêu ảnh hưởng tới việc học; nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt tới tương lai của các em.

Giờ sinh hoạt về chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” đã mang đến cho các bạn học sinh trong lớp những hiểu biết về tình yêu, những mặt tích cực và hạn chế khi yêu ở tuổi học trò… Qua việc chia sẻ một cách chân tình những suy nghĩ của các thành viên trong lớp, mỗi bạn sẽ tự rút ra cho mình những bài học bổ ích và lựa chọn cho mình một cách ứng xử thông minh nếu như đến với tình yêu tuổi học trò để không mắc sai lầm và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *