Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên hiện nay vẫn xuất hiện rất nhiều hành vi cố tình trốn đi nghĩa vụ quân sự.
Đây là hành vi trái pháp luật và cần bị xử lý nghiêm. Vậy pháp luật quy định về mức phạt với hành vi này như thế nào? Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13
– Nghị định số 120/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Đang xem: Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào
– Thông tư số 95/2014/TT-BQP Hướng dẫn thi hành nghị định số 120/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
– Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, sửa đổi bổ sung năm 2017
Trốn đi nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào ?
II. THẾ NÀO LÀ HÀNH VI TRỐN ĐI NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự thì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Và theo khoản 1 điều 10 thì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi bị nghiêm cấm. Và nếu vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
III. XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỚI HÀNH VI TRỐN ĐI NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Điều 7 Nghị định 120/2013 quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ như sau:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, những lý do chính đáng được quy định tại điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP gồm:
– Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
Xem thêm: Xem Video Đọc Truyện Fantastic Beasts And Where To Find Them
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II thông tư này.
Như vậy, nếu có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự mà không có lí do chính đáng sẽ bị phạt tiền và buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
IV. XỬ LÝ HÌNH SỰ VỚI HÀNH VI TRỐN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Nếu sau khi xử phạt hành chính mà vẫn trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 332 Bộ luật hình sự quy định xử phạt đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đặc biệt, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
+ Phạm tội trong thời chiến;
+ Lôi kéo người khác phạm tội.
Xem thêm: (Trọn Bộ) Phim Thiên Lôi Nhất Bộ Chi Xuân Hoa Thu Nguyệt 2019
Bên cạnh đó, tại điều 333 cũng quy định xử phạt đối với tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Theo đó, mức phạt đối với hành vi này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Với hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc lôi kéo người khác phạm tội thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
Bài viết cùng chủ đề Trốn đi nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào:
Thủ tục đăng ký phục phụ trong ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự
Mẫu kế hoạch khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề trốn đi nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào? Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.