Đèn không hắt bóng là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Watanabe Dzunichi, xuất bản vào năm 1971 và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Đang xem: Truyện đèn không hắt bóng

Tác phẩm đã miêu tả chân thật hình ảnh những người lao động và bệnh nhân tại một bệnh viện tư ở Nhật Bản, tuy cuộc sống của mỗi người mỗi khác nhưng họ đều là những mảnh ghép tạo nên bức tranh về mặt trái của ngành y, vốn ẩn giấu sau vẻ cao quý khiến muôn người ngợi ca.

Nhân vật chính của Đèn không hắt bóng là vị bác sĩ thiên tài Naoe, người tài giỏi bậc nhất bệnh viện Oriental nhưng lại mắc phải một căn bệnh mà y học chưa có phương pháp cứu chữa.

Chậm rãi và nhẹ nhàng, nét bút của nhà văn Watanabe đã giúp người đọc chạm đến những góc tối trong cuộc đời Naoe khi khắc họa khoảng thời gian anh một mình chống chọi với bệnh tật, từ đó làm nổi bật hình ảnh của một người thầy thuốc cô độc, không dám đối diện với con người thật của mình.

Mục lục ẩn
1Watanabe Dzunichi và “tượng đài” Đèn không hắt bóng
2Đèn không hắt bóng và con người thật sau lớp áo choàng
3Tình yêu muộn màng và mặt trái ngỡ ngàng của đời sống bệnh viện

Watanabe Dzunichi và “tượng đài” Đèn không hắt bóng

Watanabe Dzunichi là cựu sinh viên ngành Y, ông là Tiến sĩ Y khoa về chuyên ngành Ghép mô xương nhưng quyết định rẽ hướng sang văn chương, một số tác phẩm của Watanabe đã được chuyển thể thành phim như Lost paradise, KeshinFaraway Sunset.

Quyết định trở thành nhà văn có lẽ không đến một sớm một chiều, bởi từ những năm tháng ngồi trên giảng đường của Đại học Y khoa Sapporo, ông đã tham gia viết bài cho các tạp chí văn học và dần tìm được niềm cảm hứng bất tận với ngôn từ.

*

Chân dung nhà văn Watanabe Dzunichi

Sau khi tốt nghiệp, Watanabe Dzunichi ở lại trường giảng dạy và nghiên cứu về khoa phẫu thuật tạo hình. Ông vừa làm bác sĩ vừa viết văn và chỉ sau bảy năm hành nghề Y, tác phẩm Sự hóa trang của cái chết ra đời.

Đây là tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời Watanabe Dzunichi, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mang đến tiếng vang cho tên tuổi của nhà văn, một khởi đầu tốt đẹp cho con đường sáng tác của ông.

Một thời gian ngắn sau khi xuất bản Sự hóa trang của cái chết, các truyện ngắn như Tuyết ẩm, Cuộc viếng thăm và Ghép tim lần lượt ra mắt bạn đọc và nhận được không ít ngợi khen từ các nhà phê bình văn học lúc bấy giờ.

Cây bút Đèn không hắt bóng chỉ dành mười năm làm bác sĩ nhưng lại dành cả đời theo đuổi giấc mộng văn chương, ông nghỉ việc từ năm 1969 và chuyên tâm viết văn kể từ thời điểm đó.

Chỉ một năm sau quyết định thôi hành nghề Y, Watanabe Dzunichi đã phát hành tiểu thuyết lịch sử Đèn và bóng. Cuốn sách đã nhận được giải thưởng văn học Naoki và một lần nữa, tên tuổi của tác giả lại được lưu truyền khắp Nhật Bản.

*

Sách Đèn và bóng phiên bản tiếng Trung

Sự nghiệp văn chương của ông cứ thế tiến triển và đến năm 1971,tiểu thuyết Đèn không hắt bóng ra đời. Cho đến nay, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Nội dung của tác phẩm cho đến nay vẫn là tượng đài vô hình mà những tác phẩm sau đó của Watanabe không thể nào vượt qua, dù chỉ là những trang sách miêu tả đời sống ở một bệnh viện với từng mảnh đời khác nhau của các y bác sĩ.

Khoác trên mình chiếc áo blouse đầy tự hào của ngành Y nhưng những nhân vật trong Đèn không hắt bóng vẫn chỉ là những người rất đỗi bình thường, họ cũng có những góc khuất riêng mà người khác không thể chạm đến.

Tác phẩm xoay quanh anh chàng bác sĩ Naoe tài giỏi, lạnh lùng và bí ẩn, một người đã cứu sống nhiều sinh mạng nhưng bản thân lại mắc một căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa.

Cuốn sách đã khắc họa cuộc sống của Naoe trong những ngày làm việc tại bệnh viện Oriental, qua đó thể hiện câu chuyện tình yêu đau đớn giữa anh và cô y tá Noriko cũng như phơi bày mặt trái đầy bất ngờ phía sau những danh vọng ấy.

Đèn không hắt bóng và con người thật sau lớp áo choàng

Đến với tiểu thuyết Đèn không hắt bóng, người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy một nhân cách hoàn toàn khác của bác sĩ Naoe. Đằng sau vẻ bí ẩn cũng như khí chất đặc biệt thu hút phái nữ, anh là hiện thân của một người cô độc và luôn sợ hãi căn bệnh quái ác của mình.

Dưới ngòi bút của tác giả Watanabe Dzunichi, Naoe được người đời xem là thiên tài của y học, anh từng giảng dạy ở một trường Đại học danh giá nhưng lại từ bỏ tất cả để làm việc tại bệnh viện Oriental.

Việc từ bỏ một cơ hội tốt để trở thành bác sĩ tư khi số tiền lương không xứng đáng với công sức làm việc đã khiến nhiều đồng nghiệp của anh thắc mắc, thế nhưng không một ai có thể tìm ra câu trả lời xác thực ngoại trừ Naoe.

*

Bìa sách tác phẩm Đèn không hắt bóng

Bắt đầu với điều kì lạ ấy, tiểu thuyết Đèn không hắt bóng dần mở ra những sự thật bất ngờ về cuộc đời của chàng bác sĩ tài hoa. Bên dưới danh xưng “tiên sinh”, con người bí ẩn khiến anh bị hiểu lầm rằng vô tâm với bệnh nhân.

“Naoe có một kỹ thuật thực sự tài hoa, không ai bì kịp, nhưng lại lạnh lùng một cách kỳ quặc với những người xung quanh. Hình như anh chân thành quan tâm đến các bệnh nhân, nhưng đồng thời dường như lại giữ một khoảng cách khá xa với họ.”

– Đèn không hắt bóng

Naoe thường xuyên uống rượu giữa ca trực, thậm chí nhốt cả bệnh nhân vào nhà vệ sinh chỉ vì họ không hợp tác chữa bệnh. Anh còn không ngại quyết định việc xuất viện sớm cho một số người vì họ không đồng ý đóng viện phí.

Những hành động ấy đã khiến Kobashi, một người vừa bước chân vào nghề nghĩ rằng Naoe chỉ quan tâm đến tiền bạc chứ không lo lắng cho bệnh tình của người đến điều trị.

Hai người đã có vô số lần cãi vã nhưng nhờ đó, độc giả mới hiểu được tính cách của họ. Kobashi tuy có lòng tốt khi giúp đỡ bệnh nhân trả viện phí nhưng tiếc thay, anh đã nhìn lầm.

Đó chỉ là những người trẻ tuổi lười lao động, họ chỉ dựa dẫm vào người khác và tỏ vẻ đáng thương để khiến các vị bác sĩ nhẹ dạ, chưa trải đời như Kobashi động lòng.

Đối với Naoe thì khác, anh đã nhìn thấu con người thật của họ sau những lần chữa bệnh. Naoe biết rõ những bệnh nhân nào xứng đáng được điều trị, chỉ là những người mới thì không thể hiểu điều đó.

“Vấn đề không phải bệnh nhân là ngôi sao hay là người thường. Người thầy thuốc có bổn phận giữ bí mật cho tất cả các bệnh nhân, ai cũng như ai. Tôi không muốn nhắc lại cho anh nghe những sự thật đã nhàm, nhưng… – Naoe rời khung cửa sổ ngồi xuống chiếc ghế đặt trước mặt Kobashi – Anh đã bao giờ có dịp đọc “Luật lương y” chưa?”

– Đèn không hắt bóng

Chàng bác sĩ “tiên sinh” ấy được bao người ngưỡng mộ vì không những tài giỏi về chuyên môn mà còn thấu hiểu quy tắc của “Luật lương y”, anh biết rõ những điều nên làm đối với bệnh nhân dù là một ca sĩ nổi tiếng hay một người nghèo khổ mắc bệnh về máu.

Thế nhưng, Naoe đã phải tạo nên một vỏ bọc hoàn hảo để không ai thấy được tình trạng sức khỏe của bản thân. Anh mắc phải căn bệnh ung thư xương vô phương cứu chữa và một mình đối mặt với những đau đớn về thể xác.

Có thể cứu được biết bao sinh mạng của Nhật Bản nhưng không thể cứu được mình, nhân vật chính của Đèn không hắt bóng chỉ biết che giấu căn bệnh và cố gắng quên đi. Anh tìm đến rượu, ma túy và đàn bà để thôi nghĩ ngợi về bệnh tình.

*

Bìa sau của tác phẩm Đèn không hắt bóng

Naoe đã ngủ với rất nhiều cô gái, từ người yêu là cô y tá Shimura Noriko đến con gái ông bác sĩ trưởng, Mikiko. Anh còn có mối quan hệ bất thường với vợ cũng như tình nhân của ông ta và thậm chí, Naoe còn lôi kéo một bệnh nhân của mình, người vốn là ca sĩ nổi tiếng cùng tiêm ma túy.

Chỉ vì sử dụng ma túy mỗi lần lên cơn đau mà vẻ ngoài của Naoe ngày một tàn tạ, đôi lúc mọi người thấy anh rất mệt mỏi và thường xuyên đi làm trễ. Họ chỉ nghĩ rằng vị bác sĩ ấy kiệt sức do công việc quá nhiều và hiểu rõ tính tình bí ẩn của anh nên không ai dám hỏi thăm.

“Mấy tháng gần đây anh khao khát đi tìm phụ nữ. Nhưng không phải vì bản chất anh như vậy. Không, anh cần họ để quên lãng. Có vẻ như anh đang tự thanh minh, nhưng dù sao chỉ có họ và ma túy là có thể giúp anh đừng nghĩ đến cái chết. Chỉ với họ, anh mới cảm thấy mình thuộc về mình, còn tất cả những lúc khác anh đều là sở hữu của sự hư vô…”

– Đèn không hắt bóng

Naoe như một thế giới riêng biệt, anh không để người khác chạm vào cuộc sống của mình, kể cả Noriko. Anh giấu những bức hình chụp cột sống ở nơi kín đáo nhất trong nhà, dù Noriko có tìm thấy và biết anh tiêm ma túy, Naoe vẫn không giải thích một lời.

Xem thêm: Lộ Án Giết Người Khi Nạn Nhân Sắp Đưa Đi Chôn Cất, Chôn Cất Nạn Nhân Vĩnh Yên

Chàng bác sĩ đã che giấu bóng tối phía sau chiếc áo trắng tinh khôi của ngành y học, nơi anh thật sự cô độc khi phải một mình chiến đấu với bệnh tật. Cho dù phải tự biến mình thành một người bác sĩ mục ruỗng, sự tuyệt vọng vẫn khiến anh chìm dần trong niềm hoan lạc mà không thể thoát ra.

Dù biết rõ sự sống của mình ngày càng ngắn, anh vẫn cố gắng quên đi để vờ như bản thân đang sống trọn cuộc đời.

*

Một phiên bản khác của tiểu thuyết Đèn không hắt bóng

Xuyên suốt tác phẩm, Naoe khiến độc giả cảm thấy anh như một chiếc đèn không hắt bóng trong phòng phẫu thuật. Chiếc đèn ấy chiếu xuống cơ thể bệnh nhân nhưng không để lại bóng đen, cuộc đời của Naoe cũng giống như thế.

Người bác sĩ tài hoa đã sống trong bức tường thành kiên cố của mình mà không ai có thể phá vỡ, Naoe là tia sáng của ngành y nhưng ánh sáng ấy lại cố gắng che đi phần bóng tối thẳm sâu trong mình.

Đèn không hắt bóng đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả khi khắc họa tài tình con người thật của bác sĩ Naoe, một hình ảnh đối lập với chính anh khi không khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.

Để rồi qua đó, vị bác sĩ cô độc chạm đến lòng thương cảm của tất cả những ai đã một lần tìm đến cuốn sách. Một Naoe đáng thương hơn đáng trách, những hành động của anh tưởng chừng là vô nghĩa nhưng chỉ để quên đi nỗi tuyệt vọng trong cuộc đời.

Tình yêu muộn màng và mặt trái ngỡ ngàng của đời sống bệnh viện

Trong khoảng thời gian Naoe đối mặt với căn bệnh quái ác, anh đã vô tình quên đi tiếng thổn thức nơi ngực trái cô đơn. Việc ngủ với những người đàn bà chỉ để tìm kiếm ủi an đã khiến anh không dám đối diện với tình yêu thật sự.

Có một người yêu Naoe tha thiết, đó là y tá Shimura Noriko. Anh cảm nhận rõ điều đó qua những lần cô đến nhà ngủ cùng, cô gái ấy luôn giúp Naoe dọn dẹp nhà và đã có biết bao lần tức giận chỉ vì bắt gặp đồ vật của người phụ nữ khác.

Thế nhưng, sự ghen tuông của Noriko là vô ích bởi vì Naoe và cô là hai thế giới song song, dù đôi lúc cả hai rất gần nhau nhưng tâm hồn họ không có sự liên kết. Anh bí ẩn và ít nói, chính điều đó khiến khoảng cách giữa hai người ngày một lớn dần.

*

Tình yêu muộn màng của Naoe và Noriko khiến người đọc không khỏi tiếc nuối

Lật giở từng trang sách của tiểu thuyết Đèn không hắt bóng, đôi lúc độc giả sẽ cảm thấy tức giận vì bản tính hiền lành của Noriko. Cô biết Naoe qua đêm với rất nhiều phụ nữ nhưng không thể đòi lại công bằng cho hạnh phúc của mình.

Người con gái ấy đã bỏ qua những sai lầm của Naoe khi anh làm việc ở bệnh viện, cô toàn tâm toàn ý yêu thương và bảo vệ anh dù không thể xác định rõ tình cảm của hai người. Tuy đôi lúc cảm thấy đau khổ vì Naoe quá xa cách, cô vẫn yêu anh hết mình.

Vị bác sĩ tài hoa hiểu được tấm chân tình ấy nên anh chỉ yêu một mình Noriko dù có biết bao người phụ nữ vây quanh. Đối với Naoe, cô chính là nơi để anh dựa vào trong những lúc tuyệt vọng và đau đớn.

Đáng tiếc thay, mối tình ấy cứ thế chôn dần theo thời gian chỉ vì Naoe không thể bày tỏ tiếng lòng mình. Anh đã khiến Noriko đau khổ khi nhận ra mọi việc đã quá muộn, tình yêu của họ chỉ còn hiện hữu trong tâm trí của người ở lại.

“Trong cái khoảnh khắc cô đưa dao mổ cho Naoe, hai trái tim của họ sẽ gặp nhau. Điều đó ắt phải lặp lại. Đêm sẽ tàn, mặt trời sẽ mọc, một buổi sáng mới sẽ bắt đầu, và cái khoảnh khắc ấy sẽ đến. Không thể nào mọi vật trên thế gian đều vẫn như cũ, mà trên chính cái thế gian này lại không có Naoe. Không thể nào như thế được!

Đứng im trong vùng ánh sáng rực rỡ của ngọn đèn không hắt bóng, Noriko kiên nhẫn chờ đợi Naoe.”

– Đèn không hắt bóng

Bên cạnh việc khắc họa hình ảnh nhân vật chính Naoe và tình yêu đầy muộn màng của anh, Đèn không hắt bóng còn mang đến cho độc giả những sự thật bất ngờ đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của một ngành nghề liên quan đến sinh mạng con người qua đời sống ở bệnh viện Oriental.

Lối suy nghĩ về ngành y rằng cứu người là quan trọng nhất không thật sự tồn tại trong tiểu thuyết của Watanabe Dzunichi, ông đã phơi bày góc khuất của từng mảnh đời ở bệnh viện, một cách chân thật.

Một bác sĩ viện trưởng như Yutaro Gyoda thực chất chỉ quan tâm đến tương lai sự nghiệp, ông ưu ái những bệnh nhân có điều kiện chi trả viện phí mà thờ ơ đối với những con người nghèo khổ khác.

“Bác sĩ trưởng rất ghét người nghèo, nhất là những người sống bằng trợ cấp.”

– Đèn không hắt bóng

Một Yutaro Gyoda giàu có về vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần, ông ham mê sắc đẹp khi ngoại tình với một cô gái ở quán rượu, người bằng tuổi con mình và có ý chọc ghẹo một nữ minh tinh khi cô đến điều trị.

*

Tiểu thuyết còn phơi bày những mặt trái của đời sống bệnh viện Oriental

Tuy nhiên, đằng sau con người chỉ lo lắng về tiền bạc ấy là những bệnh nhân xấu số không có khả năng chữa trị. Họ sống bằng trợ cấp nhưng vì bệnh tình không thể cứu chữa nên không còn được nhà nước hỗ trợ viện phí, bản thân đành chấp nhận cái chết trong bất lực.

Trong Đèn không hắt bóng, tính mạng của bệnh nhân đã không còn được ưu tiên mà phải phụ thuộc vào số tiền chi trả, nó ràng buộc lương tâm của nhiều thế hệ bác sĩ, chỉ vì điều kiện của bệnh nhân mà không thể cho phép họ tiếp tục điều trị.

Điều đó được thể hiện qua những lần chữa bệnh của bác sĩ Kobashi, vốn là một người vừa bước vào nghề nên anh đã nhiều lần muốn giúp đỡ người bệnh trả viện phí. Thế nhưng chuyện đó đi ngược với quy tắc của bệnh viện, Kobashi chỉ có thể đau đớn nhìn bệnh nhân qua đời.

“Kobashi rất khổ sở vì bị lương tâm cắn rứt: ngay trước mắt anh, một con người đang hấp hối, và anh phải chịu trách nhiệm về cái chết này. Kobashi đặt bình tiếp nước, tiêm thuốc an thần, nói tóm lại, anh làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng lòng anh vẫn nặng trĩu.”

– Đèn không hắt bóng

Mang đến những khía cạnh sâu thẳm nhất của cuộc đời mỗi người, cả về đớn đau thể xác lẫn tinh thần, cả trong đời sống thường nhật lẫn công việc.Cũng vì những lý do đó, Đèn không hắt bóng được nhiều thế hệ độc giả xem như tiểu thuyết đặc sắc nhất của Watanabe Dzunichi.

Dù đã trải qua rất nhiều lần tái bản nhưng vị trí của tác phẩm vẫn vững vàng trong nền văn học Nhật Bản và thế giới.

Nhà văn đã thành công rực rỡ khi chạm đến trái tim độc giả bằng những câu chuyện về cuộc đời bác sĩ, qua đó bộc lộ những góc khuất của con người họ và thể hiện niềm tiếc nuối sâu sắc đối với mối tình muộn màng của Naoe và Noriko.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Tôn Đức Thắng Năm 2016 Đại Học Tôn Đức Thắng

Cuốn sách là lời cảm thương chân thành về số phận của vị bác sĩ tài hoa Naoe, một con người cứu sống biết bao sinh mạng nhưng không thể cứu chính mình. Bản thân là ánh đèn thắp sáng nền y học, tiếc thay ánh sáng ấy lại bị mục ruỗng bởi phần bóng tối thẳm sâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *