(GDVN) – Sau khi thầy giáo Nguyễn Trung Kiên, giáo viên Trường Tiểu học Trung Hòa 1 gửi bài viết bày tỏ suy nghĩ cá nhân về sự việc liên quan đến em Đỗ Nhật Nam, rất nhiều bạn đọc đã gửi những suy nghĩ tâm huyết không kém, tranh luận với tác giả. Để rộng đường dư luận, sau đây BBT đăng tải một bài viết của bạn đọc Nguyễn Thanh Hải.

Đang xem: Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn

…Gửi tác giả của bài báo trên. Tôi không biết bạn lấy ở đâu ra những lập luận thiếu khách quan như vậy… Tôi không biết tuổi thơ của bạn như thế nào, nhưng vào thời của tôi, không có phim ảnh, truyền hình kĩ thuật số, không có internet, game online… ngay cả trò chơi điện tử “4 nút” cũng là thứ xa xỉ. Với chúng tôi lúc đó, truyện tranh không chỉ là thứ để giải trí, mà còn là người bạn tinh thần không thể thiếu… Chúng tôi lớn lên và xây dựng một phần tâm hồn, nhân cách mình qua mỗi trang truyện… Mỗi nhân vật như bước ra thế giới thật làm bạn với mỗi cô bé, cậu bé trong cả những giấc mơ… Đó là một tuổi thơ đẹp và nếu như có quyền lựa chọn, tôi vẫn chọn cho mình quãng thời gian ấu thơ êm đềm tươi đẹp như thế, vẫn chọn cho mình giấc mơ TUYỆT VỜI như thế… Vậy mà giờ đây…

*
Đỗ Nhật Nam nói: “Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”.

Thảo luận: Theo bạn, truyện tranh có phải “con sâu đục khoét tâm hồn” như bé Nhật Nam nói, hay rất có ý nghĩa như tác giả của bài viết này – Nguyễn Thanh Hải? Cùng gửi ý kiến qua box thảo luận cuối bài.

Khi nghe có một cậu bé được coi là “thần đồng” nói rằng: “Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”… tôi không thể kiềm chế sự khó chịu, bực bội của bản thân… Tại sao một cậu bé 11 tuổi có thể nói lên điều đó, ở độ tuổi của em, tôi còn đang say sưa cắm cúi vào mỗi trang truyện, đưa mình vào những cuộc phiêu lưu, những khám phá thú vị mà có lẽ, theo tôi, không có sách vở nào mang lại được… Tôi hiểu cậu bé không nói sai, ở một mặt nào đó, truyện tranh cũng như bao thứ phương tiện giải trí khác, luôn tồn tại những mặt trái của nó… Thế nhưng… Tôi cũng hiểu rằng thích hay không thích đọc truyện là quyền các nhân của em, nhưng không phải vì thế mà em có quyền nói những thứ sai sự thật. Người ta nói rằng em còn bé, người ta bảo vệ em… Một cậu bé lớn trước tuổi quá nhanh để có đủ thời gian suy ngẫm về những điều mình nói, em không có lỗi, chỉ là do cha mẹ em muốn con mình cất cánh bay ngay khi còn trong kén, đó là một sai lầm… Trở lại truyện với tác giả của bài báo trên, không biết anh có vấn đề bức xúc gì với truyện tranh nói chung và Manga (truyện tranh Nhật Bản – pv) nói riêng hay không, nhưng mỗi lập luận, mỗi dẫn chứng của anh đều là sai dựa trên sai… Anh đem cả Doraemon ra để làm dẫn chứng cho bài viết của mình…

Xem thêm: Hình Ảnh Phim Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên Ý Tưởng, 110 Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên Ý Tưởng

Anh có hiểu rằng một bộ truyện tồn tại thuộc dạng lâu đời nhất hiện nay ở Việt Nam, được truyền tay qua bao nhiêu thế hệ người đọc, bao người lớn lên cùng nó, bao người trưởng thành từ nó… Chắc anh không biết, Doraemon là một bộ truyện theo tôi là duy nhất cho đến thời điểm này, được gắn mác dành cho lứa tuổi 7-70 – có nghĩa là chỉ cần biết đọc chữ (7 tuổi) là có thể đọc và cho đến khi không thể đọc được nữa (70 tuổi, mắt kém…) thì thôi. Anh nói nhân vật trung tâm của câu chuyện là cậu bé Nobita học dốt, lười biếng… Thời học sinh, có ai không từng lười biếng, chẳng lẽ một bộ truyện muốn viết hay phải nói về 5% những thiên tài hiếu học từ nhỏ như Dekhi thì mới đúng ?! Không biết anh tốt nghiệp báo chí ngành nào, khoa nào… Nhưng những luận điểm anh đưa ra thiếu sức thuyết phục đến mức học sinh cấp 2 đọc cũng phải nản, câu trước dẫm đạp lên câu sau… Nói về 2 mặt của một vấn đề nhưng chỉ lôi mặt xấu của truyện tranh ra nói…

Xem thêm: Lịch Phát Sóng Bộ Phim Đừng Bắt Em Phải Quên Dài Bao Nhiêu Tập

Một số phản hồi khác của độc giả nhân đọc bài Bé Đỗ Nhật Nam và chuyện… Nobita, Nguyễn Đức Nghĩa Trịnh Lê Quang Vinh

Đọc xong bài viết của thầy Nguyễn Trung Kiên tôi thật sự thấy bức xúc và lo lắng liệu định kiến về truyện tranh của thầy có bao nhiêu giáo viên khác đồng ý vậy cái nhìn thiển cẩn đó là điều giáo dục thấy về truyện tranh. Ví như thầy nói truyện trinh thám như Conan thám tử Kindaichi hay Shelockhome làm gia tăng tỷ lệ tội phạm thì chắc truyện cổ tích như Tấm Cám với các chi tiết giết người MAN RỢ ĐỘC ÁC (cắt thịt làm mắm), hay âm mưu HIỂM ĐỘC (lừa giết Thạch Sanh nhiều lần) như trong Thạch Sanh tuy không có số liệu cụ thể như tôi dám chắc răng các tội phạm biết về truyện cổ tích chắc chắn nhiều hơn truyện trinh thám, vậy truyện cổ tích phải chăng cũng là 1 CON SÂU ĐỤC KHOÉT TÂM HỒN, làm tệ nạn gia tăng? Đừng đổ lỗi cho truyện tranh thứ mà khiến cho tội phạm là do BẢN THÂN HỌ VÀ CỘNG ĐỒNG tôi chỉ xin thầy hãy tôn trọng người khác hãy tưởng tượng rằng những thứ quan trọng với thầy 1 kí ức 1 kỉ niệm hay 1 món đồ nào đấy bị người khác nói rằng nó là rác rưởi là con sâu là thứ vức đi thì thầy sẽ hiểu được cảm giác của tôi. xin hãy viết 1 bài xin lỗi những tác giả truyện tranh mà thầy đề cập. thân

Ngô Xuân Vinh Em năm nay mới 23t mà thôi. Và cả cái tuổi thơ em là Doremon, Sogoku, Hesman, Conan, Jindo, Teppy, Yaiba, Ranma, Ynuyasha, Yugi… Còn rất nhiều nữa. Và rồi sao? Em vẫn học, vẫn chơi, vẫn học tốt. Có chuyện gì đâu. “Thần đồng”? Thần đồng dịch thuật. Ok. Sau này em nó là ông này bà nọ. Ok. Để rồi sao? Em xin lỗi chứ có những người vẫn xem manga nhưng vẫn là học sinh giỏi, vẫn là học sinh đứng top của lớp. Khác nhau gì? Đừng đánh đồng quan điểm của anh, của họ – những người không thích manga – với em, chúng tôi – những người trải qua 1 thời gian dài thời trẻ thơ trải qua thả diều, trải qua manga, trải qua những trận tắm mưa… Nếu được 1 lần quay lại thời đó, em tin chúng tôi sẽ vẫn sẽ như thế, vẫn sẽ dành thời gian của mình cho những trò chơi như thế và vẫn sẽ dành thời gian cho cái “con sâu đục phá tâm hồn” ấy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *