TPO-Tấn thảm kịch ngày 9/11 có không ít tình tiết khó hiểu trong các điều kiện hoàn toàn khách quan, sau nhiều năm vẫn không có được sự lý giải thỏa đáng.
Báo Nga: Vụ khủng bố 11/9 do chính Mỹ dàn dựng?
> Tấn công Syria, Mỹ đối mặt rủi ro
> Vì sao Mỹ trì hoãn tấn công Syria?
TPO-Tấn thảm kịch ngày 9/11 có không ít tình tiết khó hiểu trong các điều kiện hoàn toàn khách quan, sau nhiều năm vẫn không có được sự lý giải thỏa đáng.
Đang xem: Vụ khủng bố 11-9 đâu là sự thật
Người Mỹ tin tưởng vào chính phủ của mình, nhưng không phải tất cả mọi người đều như vậy. Những người bất đồng quan điểm ở nước Mỹ có khá nhiều cơ sở để tin rằng không phải bao giờ họ cũng nghe được sự thật. Vụ mưu sát tổng thống Kennerdy cho tới bây giờ vẫn là một bí ẩn với nhiều điều chưa sáng tỏ. Việc kiểm phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống gần đây vẫn đang bị màn sương bao phủ…Tấn thảm kịch ngày 11/9 đã đặt ra nhiều điều nghi vấn, trong đó có giả thiết chính một số thế lực trong các cơ quan sức mạnh của Mỹ đã dàn dựng vụ khủng bố kinh hoàng nhằm “bẻ lái” chính sách của Mỹ.
Bốn chiếc máy bay Boeing trong vòng một giờ đồng hồ đã bị 19 tên khủng bố người Arab được vũ trang bằng những con dao rọc giấy chiếm đoạt. Các phi công cảm tử đã giành quyền điều khiển máy bay và thay đổi hướng bay về phía New York và Washington. Hai chiếc Boeing đã nhằm vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới. Vụ hỏa hoạn đã bùng lên trong những tòa nhà chọc trời khiến chúng bị phá hủy hoàn toàn. Chiếc Boeing thứ 3 đâm vào Lầu năm góc. Hành khách trên chiếc máy bay thứ tư ẩu đả với những tên không tặc làm máy bay bị rơi xuống bang Pensilvania. Đây là cuộc tiến công vào nước Mỹ do Osama bin Laden, trùm tổ chức khủng bố Al Qaeda gồm phần lớn là người Arab lên kế hoạch.
Giả thuyết được thừa nhận là như thế. Nó được xây dựng hoàn hảo trong vòng ít ngày sau thảm họa và đã trở thành giả thuyết chính thức.
Trong vòng 5 năm các lý thuyết âm mưu quanh vụ 11/9 đã gộp được thành cả một bộ sưu tập dày. Chúng được xây dựng rất chi tiết, phân đoạn từng phút. Người ta đã xây dựng giả thuyết về chiến dịch khủng bố mang mật danh “Trân Châu”- chiếm đoạt các máy bay Boeing đang chở khách và sử dụng các máy bay quân sự điều khiển bằng vô tuyến để đâm vào tòa tháp đôi. Tiếp đó trong quá trình chiến dịch các hành khách và máy bay dân dụng bị tiêu diệt, còn các tòa nhà bị đổ sập…Họ cho rằng toàn bộ những điều này không phải do những kẻ khủng bố tài tình hay người Hồi giáo cuồng tín chống Mỹ nào đó nghĩ ra, mà do chính các công dân Mỹ xây dựng từng chi tiết. Dễ hiểu là họ không tín nhiệm chính phủ của mình và muốn không chỉ nhìn lên sân khấu, mà còn liếc mắt vào cả hậu trường.
Các học thuyết âm mưu được giới thiệu trong hàng chục trang mạng trên Internet.
Người ta đã bác bỏ cuốn “Âm mưu ghê tởm” của Thierry Meyssan, một người Pháp đã tập trung chú ý vào vụ tiến công Lầu năm góc và đưa ra kết luận các vụ khủng bố ở New York và Washington do một nhóm người ở cương vị chóp bu của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ thực hiện ngày 11/9. Họ dọa dẫm ông George Bush và đưa ra tối hậu thư để buộc tổng thống thay đổi tính chất của chính sách đối ngoại. Ông Bush hình như đã nhận được bản tối hậu thư. Kết quả là ông vẫn còn sống và vẫn là nguyên thủ quốc gia.
Trong các bằng chứng của Meyssan thì câu chuyện của chính tổng thống về việc ông đã xem những video clip quay cảnh máy bay đâm vào tòa nhà chọc trời của Trung tâm thương mại thế giới khi người thư ký ập vào hốt hoảng thông báo: “Máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp! Một vụ tiến công nhằm vào nước Mỹ đã được thực hiện!”. Nhưng không thể có buổi xem video như thế. Những hình ảnh ghi lại cuộc va chạm thứ nhất được phát hiện sau khi sự kiện xảy ra 13 giờ, khi hãng tin Gamma công bố cuốn băng. Meyssan kết luận người ta chiếu cho ông xem một cuốn băng bí mật của cơ quan tình báo…và nó đã làm ông hoảng sợ. Meyssan cũng giải thích vào ngày hôm đó hệ thống bảo vệ Nhà Trắng khi bị nhóm đổ bộ tiến công đã tự động kích hoạt, chứ hoàn toàn không phải do máy bay rơi hoặc bị oanh tạc. Đồng thời tại các căn cứ quân sự, người ta đưa tổng thống đi sơ tán theo các đường băng hạ-cất cánh trong ô tô bọc thép, viện cớ bảo vệ trước các tay súng bắn tỉa.
Để đáp trả cuốn “Âm mưu ghê tởm”, hai nhà báo Pháp có mối liên hệ với cơ quan tình báo đã viết cuốn “Sự lừa dối ghê tởm”. Họ đã buộc tội các nguồn tin của Meyssan như những kẻ “nhai lại” thiếu tin cậy và tuyên bố: “Chẳng có gì đáng tin. Toàn là cảm tính, tưởng tượng, bịa đặt”.
Nhưng trong thảm kịch ngày 9/11 có không ít tình tiết khó hiểu trong các điều kiện hoàn toàn khách quan, mà sau nhiều năm vẫn không có được sự lý giải thỏa đáng.
Tòa tháp đôi bị phá hủy một cách có kiểm soát?
Thiết kế của tháp đôi cho phép chịu được va chạm với máy bay Boeing-707. Về trọng lượng, kích thước và tốc độ loại máy bay này cũng giống như 2 chiếc Boeing-767 đã đâm vào những tòa nhà chọc trời của Trung tâm thương mại thế giới. Cả hai tòa tháp đã sụp đổ, bị phá hủy hoàn toàn, biến thành những đống gạch vụn và những đám mây bụi, thậm chí không còn tàn tích của những cột thép đứng.
Một chiếc máy bay đã đâm thẳng góc vào tòa tháp phía Bắc lúc 8h45 và phần lớn lượng nhiên liệu hàng không chảy vào phía bên trong, gây ra một vụ cháy lớn. Lúc 9h03 tòa tháp phía Nam bị tiến công, nhưng cú va chạm xảy ra không trực diện và một lượng dầu không lớn lắm chảy vào bên trong (có lẽ khoảng 1/3). Những gì còn sót lại đã cháy thành quả cầu lửa khổng lồ, bùng ra khỏi tòa nhà. Các mảnh vỡ của máy bay xuyên qua góc tòa nhà và không mắc vào các kết cấu thép chịu lực bố trí ở trung tâm tòa tháp phía Nam. Nhưng toà tháp này bị sụp đổ trước- vào lúc 9h59, 56 phút sau khi bị đâm. Tòa tháp phía Bắc sụp xuống lúc 10h29, sau 1h44 phút.
Lý giải chính thức sự sụp đổ như sau: Nhiên liệu cháy làm chảy các cột thép. Nhưng ông J. McMichael đã phản biện giả thiết này: “Nung nóng thép cũng giống như rót sirô vào một cái đĩa, sirô sẽ không thể đứng thẳng. Nhiệt lượng sẽ truyền sang những phần lạnh hơn của kết cấu thép, và những phần mà bạn có ý định nung nóng sẽ nguội dần đi. Chẳng lẽ tôi phải tin rằng ngọn lửa đã cháy sẽ trở nên nóng hơn cho tới khi đạt tới nhiệt độ nóng chảy 1.538 0C. Và toàn bộ 200 tấn thép bị nung nóng tới ngưỡng đó bằng lượng dầu chảy ra từ thùng nhiên liệu của một chiếc máy bay?”. Nhiệt độ tối đa đối với những kết cấu thép không vỏ bọc trong thời gian diễn ra một vụ hỏa hoạn tương tự chỉ đạt 360 0C, còn xa mới tới ngưỡng đầu tiên 550 0C để có thể diễn ra những thay đổi trong kết cấu thép.
Xem thêm: Những Bài Hát Hay Nhất Của Ưng Đại Vệ, Bài Hát Hay Nhất (Mùa 1)
Còn một vấn đề với giả thuyết chính thức: Đó là cả hai tòa nhà chọc trời lún đều và thẳng. Nếu tòa nhà phía Nam bắt đầu sụp từ tầng 60, thì 1/3 số tầng phía trên chỉ được giữ bằng những cột thép trung tâm, đã có thể bị treo trong một vài khoảnh khắc. Nhưng 30 tầng đã dễ dàng biến mất thay vì phải đổ xuống khu phố liền kề như một khối bê tông cốt thép. Cả hai tòa tháp sụp xuống hoàn toàn cân xứng, các tầng sụp đổ một cách đều đặn, gọn gàng cứ như trong trường hợp phá dỡ nhà cao tầng có điều khiển.
Và trên thực tế với tốc độ rơi tự do, một vật thể rơi từ độ cao 398 m của Trung tâm thương mại thế giới tới mặt đất mất 9,01 giây, hoặc lâu hơn một chút nếu tính tới lực cản của không khí. Tòa tháp đôi sụp đổ trong khoảng 10-15 giây, xấp xỉ với tốc độ rơi tự do. Điều gì có thể khách quan hơn các quy luật vật lý học?
Những cuộc gọi từ các máy bay bị không tặc khống chế là ngụy tạo?
Có 256 người trên 4 chiếc Boeing. Tất cả có 13 cuộc gọi đã được thực hiện từ trên các máy bay. Trong các báo cáo điều tra sự kiện có mô tả cụ thể về những tên không tặc người Arab, tường thuật từng phút những hành động của chúng. Do không có hành khách nào sống sót “những lời khai làm chứng” của họ được coi là bản ghi âm các cuộc đàm thoại, chính thức được coi là căn cứ chủ yếu. Trong quá trình điều tra thảm kịch, những cuộc đàm thoại này đã được dựng lại trước thân nhân những người bị nạn, nhưng vì lợi ích của công tác điều tra họ bị cấm không được truyền đạt lại nội dung các cuộc nói chuyện. Nhưng sự rò rỉ thông tin đã xảy ra và tạp chí Newsweek đã công bố những người sắp chết nói gì…
Trong số những người đã gọi điện có phu nhân của Thứ trưởng tư pháp Mỹ Ted Olson- nữ luật sư Barbara Olson. Bà đã gọi cho chồng 2 cuộc từ trên chiếc máy bay mà các phần tử khủng bố đã sử dụng để tiến công vào Lầu năm góc. Chỉ có nữ hành khách Melissa Bowie kết nối được với các dịch vụ mặt đất, cô đã gọi được cho nhân viên quản lý không lưu. Cuộc gọi kéo dài 4 phút 2 giây và bị cắt đứt nửa chừng.
Nhiều tờ báo đã trích dẫn dựa theo các cuộc đàm thoại mà tờ Newsweek công bố. Những lời cuối cùng của nữ tiếp viên hàng không ngay trước thời điểm chiếc máy bay biến thành quả cầu lửa khi đâm vào tòa nhà chọc trời là: “Lạy Chúa, lạy Chúa…Tôi thấy những tòa nhà…Nước”. Hoặc một câu đơn giản: “Chào mẹ, con là Mark Bingham đây”…
Điều lạ lùng ở đây thậm chí không phải là việc một người tự xưng với mẹ cả tên và họ, mà là việc cô nhìn chung đã không thể thực hiện được cuộc gọi. Hồi đầu thập niên xác suất kết nối thành công của điện thoại di động từ trên máy bay phản lực đang bay với vận tốc hành trình và độ cao bình thường chỉ vào khoảng 1%. Xác suất 2 lần kết nối là 1/10.000. Xác suất của 13 lần kết nối là vô cùng nhỏ.
Khi máy bay hạ độ cao việc gọi từ điện thoại di động dường như trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các yếu tố khác bắt đầu tác động. Ở tầm thấp hơn máy bay phản lực hạ được 1% độ cao trong vòng 1-8 giây. Trong khoảng thời gian này điện thoại chỉ vừa kịp kết nối thì máy bay đã ở độ cao khác…
Những số liệu này được khẳng định qua các thí nghiệm khoa học mà ông A. Dewdney- giáo sư của 2 trường đại học đã tiến hành. Năm 2003, ông đã tập hợp một số nhà nghiên cứu và 3 lần bay trên máy bay thuê để kiểm nghiệm việc liên lạc từ những chiếc điện thoại do các hãng khác nhau chế tạo được thực hiện như thế nào. Ông Dewdney đã đặt tên cho công trình nghiên cứu của mình là “Dự án Achilles”, có ý nói rằng người anh hùng bất khả chiến bại thời Hy Lạp cổ đại cũng có một tử huyệt.
Những câu hỏi hóc búa
Mật vụ Mỹ có ít nhất 12 tin tức tình báo về dự kiến sử dụng máy bay chở khách làm vũ khí. Vẫn biết rằng, các tòa nhà chọc trời, trước hết là Trung tâm thương mại thế giới có thể sẽ trở thành mục tiêu tiến công. Từ năm 1994 đến tháng 8/2001 đã có thông tin về ý đồ điều khiển máy bay đâm vào tòa đại sứ Mỹ ở Nairobi, thủ đô Kenia của Osma bin Laden. Tại sao không có một biện pháp phòng vệ nào được tiến hành?
Điều gì chưa được làm rõ sau vụ hỏa hoạn xảy ra tại Nhà Trắng đúng vào khoảng thời gian giữa 2 vụ đâm máy bay vào các tòa nhà? Tại sao những hình ảnh và thông tin về vụ hỏa hoạn mà kênh truyền hình ABC thu được sau đó đã hoàn toàn biến mất? Và xác suất xảy ra tình huống khẩn cấp trong dinh thự tổng thống vào chính khoảng thời gian giữa 2 vụ đâm máy bay là bao nhiêu?
Bọn không tặc đã tham gia các khóa đào tạo phi công, nhưng các huấn luyện viên đánh giá chúng không có khả năng điều khiển thậm chí cả loại máy bay hạng nhẹ một động cơ. Tại trường huấn luyện bay còn ghi lại đánh giá về một trong những phi công-không tặc như sau: “Anh ta không thể bay đơn”. Nhưng bọn khủng bố người Arab tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng qua các khóa đào tạo và sách giáo khoa đã giành quyền điều khiển, khéo léo bay tới các mục tiêu và phá hủy chúng một cách chính xác, hoàn hảo. Tại sao họ có thể làm được việc này?
Sải cánh của loại máy bay Boeing-737-300” rộng 47 mét, còn bề ngang của tòa tháp là 63 mét. Chênh lệch chỉ là 15 mét. Chính xác như xạ thủ bắn tỉa chứ đâu phải liều mình như phi công cảm tử kamikaze! Các phi công cự phách này đã hành động với độ chính xác không phải của người thường, cứ như có ai đó đã có sự dẫn dắt họ?! Trong trường hợp chiếc Boeing-757-200” đâm vào Lầu năm góc, phép tính số học như sau: Chiều cao tòa nhà 24 mét, còn chiều cao máy bay hơn 13 mét. Vật thể kềnh càng này đã hạ thấp độ cao và bay là là mặt đất trong phạm vi thành phố để chuẩn bị cho cú đâm ngang trực diện và phá hủy tòa nhà Bộ quốc phòng Mỹ chính xác ở độ cao giữa tầng 1 và tầng 2.
Hư hại của Lầu năm góc không quá nghiêm trọng so với hậu quả va chạm của một chiếc máy bay nặng 115 tấn, đang bay với vận tốc từ 400 đến 700 km/h. Trên bãi đất trước bức tường không hề có một mảnh vỡ nào, còn trên cỏ không có những dấu vết của vụ cháy dầu từ thùng nhiên liệu của máy bay. Trên những bức ảnh được lưu trữ không thấy cánh máy bay, chỉ có một lỗ hổng cân đối, tròn trĩnh. Tại sao lại như vậy? Vụ nổ xảy ra ở chính khu vực đang được sửa chữa của Lầu năm góc. Cục chống khủng bố vừa dọn đi khỏi đó. Trung tâm chỉ huy hải quân còn chưa kịp chuyển tới. Trong số 125 người thiệt mạng tại Lầu năm góc chỉ có 1 sĩ quan cấp tướng, những người còn lại chủ yếu là các chuyên gia dân sự.
Xem thêm: Tôn Ngộ Không Tôn Ngộ Không Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không
Những mảnh vỡ của chiếc máy bay bị rơi ở Pensilvania được tìm thấy cách nơi xảy ra thảm họa 8 dặm. Các cư dân địa phương cho biết các mảnh máy bay đang cháy từ trên trời rơi xuống. Làm sao có thể xảy ra điều đó nếu chiếc Boeing thứ tư bị nạn và rơi xuống đất?
Cuối cùng, ngày 11/9 cũng là ngày xảy ra cuộc đảo chính quân sự ở Chilê- 28 năm trước tấn thảm kịch của nước Mỹ. Vào đúng 11 năm trước đó, cũng vào ngày 11/9, tổng thống George Bush cha đọc diễn văn trước Quốc hội lần đầu tiên nói tới khái niệm “trật tự thế giới mới”. Nhưng đó đơn giản chỉ là một sự trùng hợp.